Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/08/2022

Kích thước bụng bầu: Dấu hiệu báo động sức khỏe?

Kích thước bụng bầu: Dấu hiệu báo động sức khỏe?
Ngay từ khi bụng bầu vừa "nhú", hẳn mẹ đã nghe không ít dự đoán về thai nhi chỉ dựa trên hình dáng bụng. Chưa rõ thực hư thế nào, nhưng nhìn kích thước bụng bầu, mẹ có thể thử chẩn đoán sức khỏe bản thân

Cùng với sự phát triển của thai nhi, bụng bầu của mẹ cũng sẽ lớn dần theo thời gian. Thông thường, trong khoảng 2 đầu tiên, thai nhi còn rất nhỏ nên phải rất tinh ý mẹ mới có thể nhận ra sự thay đổi kích thước vòng bụng của mình. Đến khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ, khi tử cung lớn dần, vượt ra ngoài khoang xương chậu, bụng bầu mới bắt đầu “nhú” và ngày càng lộ rõ hơn. Với những người lần đầu làm mẹ, bụng bầu sẽ thường lộ muộn và có kích thước nhỏ hơn so với người đã từng mang thai trước đó.

Những điều thú vị về bụng bầu
Khi bụng đã bắt đầu nổi rõ, mẹ nên ưu tiên những trang phục rộng rãi, thoải mái

Bụng nhỏ sinh con nhỏ?

Quan niệm của nhiều người cho rằng, con sinh ra lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào kích thước bụng của mẹ: Mẹ bụng lớn sẽ sinh con lớn, mẹ bụng nhỏ sẽ sinh con nhỏ. Tuy nhiên, điều này không đúng hoàn toàn đâu nhé!

Rất nhiều trường hợp mẹ có vòng bụng nhỏ nhưng lại sinh con có cân nặng đúng chuẩn, trong khi nhiều mẹ có bụng lớn lại sinh con nhẹ cân. Theo các chuyên gia, sinh con lớn hay nhỏ phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng khi mang thai và sự chuyển hóa chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi. Nếu chuyển hóa không tốt, phần lớn chất dinh dưỡng sẽ chỉ tập trung ở mẹ, kết quả mẹ càng nặng nề, nhưng thai nhi lại nhẹ cân. Vì vậy, mẹ đừng chỉ dựa vào kích thước vòng bụng dể dự đoán cân nặng thai nhi. Các buổi khám thai sẽ giúp mẹ biết chính xác những thông số này, từ chiều cao, cân nặng đến cả sự phát triển của thai nhi. Nếu có gì bất thường, bác sĩ sẽ thông báo và đưa lời khuyên hợp lý.

Vòng bụng của mẹ khi nào bất thường?

Mỗi mẹ khác nhau sẽ có kích thước vòng bụng khác nhau. Không hề có một chuẩn chung cho sự gia tăng kích thước bụng bầu của mẹ. Một mẹ bầu mang thai 5 tháng nhưng kích thước vòng bụng chỉ giống người mang thai 3 tháng sẽ không phải là vấn đề, nếu em bé trong bụng mẹ vẫn phát triển bình thường cũng như đáp ứng các thông số về cân nặng, chiều cao. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp kích thước bụng của mẹ là dấu hiệu thông báo về tình hình sức khỏe mẹ và bé.

Bụng bầu lớn bất thường:

Tiểu đường thai kỳ, béo phì hoặc đa ối khi mang thai có thể là nguyên nhân làm bụng mẹ tăng về kích thước. Mẹ bầu bị đa ối sẽ có lượng nước ối nhiều hơn bình thường làm bụng lớn. Với mẹ bầu tiểu đường, bụng bầu có kích thước lớn thường do cân nặng tăng quá nhiều. Trong trường hợp nghi ngờ, mẹ có thể tiến hành kiểm tra máu, nước tiểu, siêu âm hoặc tiến hành chọc ối để kiểm tra.

– Bụng bầu có kích thước nhỏ:

Mẹ bầu thiếu ối hoặc cao huyết áp thường có vòng bụng nhỏ hơn so với tuổi thai. Cao huyết áp có thể làm mạch máu trong nhau thai nhỏ hơn, hoặc gây tắc nghẽn dẫn đến giảm lượng ô-xy truyền đến thai nhi. Thai nhi kém phát triển làm bụng của mẹ cũng nhỏ hơn.

Những điều thú vị về vòng bụng của mẹ

– Độ to, nhỏ của bụng bầu không chỉ phụ thuộc vào kích thước của thai nhi. Chiều cao cũng như thói quen vận động của mẹ bầu cũng là yếu tố ảnh hưởng đến vòng bụng. Mẹ bầu cao, lưng dài thường có bụng nhỏ hơn, do thể tích bụng lớn và thai nhi không bị đẩy về phía trước. Mẹ bầu thường xuyên tập thể dục cũng có bụng nhỏ hơn, bởi cơ vùng bụng không bị nhão và chảy xuống.

– Đường nâu ở bụng khi mang thai sẽ bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 4. Thực tế, ở cả nam lẫn nữ đều tồn tại một đường nâu này nhưng rất nhạt, lẫn vào màu da nên bình thường rất khó nhận thấy. Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố cơ thể làm cho sắc tố da trở nên sậm màu hơn, làm đường nâu này “hiện hình”. Đường nâu sẽ xuất hiện ở 90% mẹ bầu và thường trở nên nhạt màu hơn rồi biến mất hoàn toàn sau khi sinh 1 năm.

– Đi kèm với kích thước vòng bụng, rốn của bà bầu cũng có xu hướng lồi hơn. Điều này hoàn toàn, mẹ không cần quá lo nhé. Mọi chuyện sẽ trở lại bình thường ngay khi mẹ đón bé cưng chào đời. Mẹ nên đi kiểm tra nếu cảm thấy có dấu hiệu đau nhức ở rốn, phòng trường hợp rốn bị thoát vị.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x