Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/10/2022

Mang thai ngoài tử cung và những thắc mắc thường gặp

Thai ngoài tử cung không chỉ đồng nghĩa với mất con mà tính mạng người mẹ cũng bị đe đọa. Do đó, chị em cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về tình trạng nguy hiểm này để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để bảo vệ tính mạng cho chính mình.

Mang thai ngoài tử cung nếu được phát hiện sớm có thể điều trị nội khoa bằng thuốc để bảo tồn vòi trứng, hạn chế đau đớn và nguy hiểm. Điều trị nội khoa với Methotrexate xuất hiện khoảng 10 năm trở lại đây tại Việt Nam và được xem là phương pháp hiệu quả. Chị em nên tìm hiểu kỹ về chứng mang thai ngoài tử cung để biết cách phát hiện và điều trị đúng cách nhé.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng có thai nhưng phôi thai không phát triển trong tử cung mà làm tổ tại các vị trí khác như vòi trứng, buồng trứng, trong ổ bụng, cổ tử cung, trên vết mổ thành tử cung, thường gặp nhất là vòi trứng. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, thai ngoài tử cung có thể vỡ gây nhiễm trùng, không chỉ gây khó khăn cho sức khỏe sinh sản sau này mà còn đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Hầu hết các trường hợp có thai, trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng vào buồng tử cung. Tuy nhiên, trường hợp trứng sau thụ tinh làm tổ ngoài buồng tử cung sẽ dẫn đến hệ quả mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân thông thường là do:

  • Dị tật bẩm sinh ở ống dẫn trứng
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Tiền sử mang thai ngoài tử cung.
  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật vùng chậu có liên quan đến cơ quan sinh dục trong.
  • Tuổi trên 35
  • Ống dẫn trứng tự nối lại sau triệt sản nhiều năm.
  • Sau mổ giữ thai ngoài tử cung.
  • Sau điều trị vô sinh
  • Nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung
  • Đời sống tình dục không an toàn

Mang thai ngoài tử cungMang thai ngoài tử cung dấu hiệu như thế nào?

  • Đau đầu dữ dội
  • Chuột rút một bên
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng dưới
  • Chảy máu âm đạo
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức
  • Đau vai
  • Mang thai ngoài tử cung bị ra máu

Mang thai ngoài tử cung và cách chữa trị

1. Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung

♦ Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ có thể sờ thấy khối u cạnh tử cung, theo chiều dài vòi trứng, khi ấn bụng bệnh nhân thấy đau. Tuy nhiên phương pháp này là rất khó.

♦ Định lượng HCG khi bệnh nhân trễ kinh. Loại test này phát hiện có thai hay không nhưng không thể khẳng định được thai ngoài tử cung. Xét nghiệm Beta HCG nồng độ Beta hCG < 1500m lU/ml siêu âm không thấy khối thai trong tử cung theo dõi thai ngoài tử cung. Nếu HCG tăng gấp đôi là thai đang phát triển và tiếp tục siêu âm kiểm tra giúp chẩn đoán tình trạng thai. Nếu sau 48 giờ chỉ số hCG không tăng là thai bất thường.

♦ Nội soi ổ bụng: Phương pháp chẩn đoán chính xác 100%.

Siêu âm mang thai ngoài tử cung: Không phát hiện túi thai trong tử cung nhưng phát hiện túi thai bên ngoài tử cung dạng cho hỗn hợp.Mang thai ngoài tử cung

2. Điều trị mang thai ngoài tử cung

Tùy thuộc vào sự phát triển của khối thai ngoài tử cung và tình hình sức khỏe để bạn chọn những phương thức điều trị thích hợp.

♦ Phẫu thuật: Hầu hết các trường hợp mang thai ngoài tử cung được phẫu thuật để lấy khối thai trước khi nó phát triển quá lớn nhằm tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.

♦ Điều trị bằng thuốc: Sử dụng Methotrexate điều trị thai ngoài tử cung thực chất là loại thuốc làm ngăn cản quá trình sửa chữa và tái tạo ADN, nghĩa là chấm dứt sự phát triển và sinh sôi của tế bào. Đây là một thuốc trong nhiều phác đồ điều trị các bệnh ung thư. Phương pháp này tuy có ưu điểm là nhẹ nhàng không đau nhưng mất thời gian theo dõi nhiều ngày qua các dấu hiệu lâm sàng, siêu âm và định lượng HCG. Điều trị nội khoa với bệnh nhân mang thai ngoài tử cung khi tử cung chưa vỡ và thai nhỏ (<3,5cm), Beta hCG nhỏ hơn10.000m IU/ml.

♦ Phương pháp bảo tồn: Là phẫu thuật nhằm lấy khối thai ngoài tử cung nhưng vẫn giữ lại vòi trứng. Việc làm này nhằm bảo tồn vòi trứng giúp cho khả năng mang thai lần sau sẽ tốt hơn. (Áp dụng khi thai ngoài tử cung chưa vỡ, nếu đã vỡ thì phải cắt bỏ vòi trứng).

Những câu hỏi thường gặp về vấn đề mang thai ngoài tử cung

1. Mang thai ngoài tử cung có hiện 2 vạch không?

Nguyên tắc hoạt động của que thử thai là dựa trên nồng độ hormone HCG trong nước tiểu của thai phụ do nhau thai tiết ra chứ không liên quan tới vị trí làm tổ của phôi thai, do đó, dù bạn mang thai trong hoặc ngoài tử cung, kết quả que thử thai vẫn là dương tính. Tuy nhiên do thai không vào trong lòng tử cung nên khi đi siêu âm thai sẽ không thấy được.Mang thai ngoài tử cung

2. Mang thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?

Sau khi thử HCG trong nước tiểu thấy dương tính nhưng siêu âm ngã bụng không thấy khối thai trong lòng tử cung, bệnh nhân sẽ được siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo để xác định vị trí khối thai. Đây là một kỹ thuật siêu âm nhằm phát hiện sớm thai ngoài tử cung vì có thể kiểm tra toàn bộ bộ phận sinh dục nữ gồm tử cung, buồng trứng, cổ tử cung và âm đạo.

Bên cạnh đó, việc phát hiện thai ngoài tử cung còn có thể cần nhớ vào xét nghiệm nồng độ HCG trong máu và soi ổ bụng.

3. Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thai phụ trong giai đoạn đầu mang thai. Lý do là thai ngoài tử cung có thể phá vỡ các cơ quan hoặc mô mà thai bám vào, gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều. 95-97% trường hợp thai ngoài tử cung là tại vòi tử cung, còn gọi là vòi trứng, nơi có hai mạch máu lớn của cơ thể.

4. Mang thai ngoài tử cung bao lâu thì có thai lại?

Nếu thai ngoài tử cung được phát hiện sớm thì sử dụng thuốc là cách hiệu quả. Methotrexate là thuốc được dùng để ngăn chặn sự phát triển của khối thai nằm sai vị trí. Sau khi dùng thuốc methotrexate phải ít nhất 3 tháng sau mới có thể mang thai lại vì chất này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

5. Có thể mang thai lại bình thường sau khi điều trị không?

Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, chị em vẫn có thể mang thai lại nhưng nguy cơ tái phát sẽ cao hơn người chưa từng gặp thai ngoài tử cung khoảng trên 10%. Tùy thuộc vào nguyên nhân thai ngoài tử cung, ảnh hưởng của lần mang thai trước và phương pháp điều trị, khả năng có thai lại bình thường sẽ khác nhau.

Trong các nguyên nhân gây thai ngoài tử cung, viêm nhiễm làm tắc hẹp vòi trứng là có nguy cơ cao nhất nên phụ nữ gặp phải tình trạng này cần theo dõi cẩn thận trong lần mang thai tiếp theo.

Mang thai ngoài tử cung

Phụ nữ nào cũng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, vì vậy trước khi mang thai chị em nên đi khám sản khoa để phát hiện các yếu tố có thể gây mang thai ngoài tử cung và chữa trị sớm. Trường hợp đã mang thai ngoài tử cung chị em nên đến bệnh viện điều trị ngay kẻo nguy hiểm tới tính mạng và biến chứng thai ngoài tử cung có thể gây vô sinh nhé.

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x