Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/06/2017

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng - Mẹ có cần lo?

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng - Mẹ có cần lo?
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng và vừa đau bụng vừa chảy máu, triệu chứng nào nguy hiểm hơn? Cùng MarryBaby tìm hiểu thử nhé!

Lần đầu mang thai, bất cứ vấn đề nào cũng trở nên đáng sợ, nhất là trường hợp ra máu âm đạo. Một số mẹ mang thai ra máu nhưng không đau bụng. Số khác lại cảm thấy đau kèm những con co thắt. Liệu những triệu chứng này có đáng lo?

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng
Không phải tất cả trường hợp mang thai ra máu đều đáng lo

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng – Nguyên nhân vì sao?

Không phải tất cả các trường hợp ra máu khi mang thai đều đáng lo. Nếu mang thai tháng đầu ra máu nhưng không đau bụng mẹ bầu có thể tạm gác nỗi lo sang một bên. Trong hầu hết các trường hợp, đây chỉ là dấu hiệu máu báo thông thường.

Theo các chuyên gia, máu báo hay còn gọi chảy máu cấy ghép thường xuất hiện trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Lúc này, phôi thai do trứng và tinh trùng tạo thành sẽ di chuyển từ buồng trứng tới tử cung, tìm vị trí thích hợp để cấy vào thành tử cung. Quá trình này có thể gây chảy máu nhẹ ở một số bà bầu. Những chấm máu màu nâu, hoặc đỏ kèm dịch nhầy này sẽ “lặn mất tăm” sau 2-3 ngày. Vì vậy, bà bầu không cần quá lo.

Triệu chứng ra máu nhưng không đau bụng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: thay đổi nội tiết, quan hệ tình dục, viêm nhiễm hoặc ảnh hưởng sau mỗi lần thăm khám thai. Thỉnh thoảng chảy máu trong nửa đầu thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tụ máu nhau thai. Tụ máu nhau thai thường xuất hiện ở những bà bầu lớn tuổi và có thể gây sảy thai, sinh non hoặc đứt nhau nếu không được phát hiện kịp thời. Tin mừng là tình trạng này có thể dễ dàng phát hiện nhờ siêu âm.

Chảy máu khi mang thai kèm đau bụng – Mẹ bầu hết sức cẩn trọng!

Những trường hợp âm đạo ra máu nhiều, kèm theo những dấu hiệu bất thường như đau bụng, chuột rút, bà bầu nên hết sức cẩn thận. Tốt nhất, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm sau:

  • Thai ngoài tử cung: Thay vì làm tổ trong tử cung, phôi thai trong quá trình di chuyển đã làm tổ ở một nơi khác. Trường hợp này thai nhi không thể phát triển bình thường. Hơn nữa, tính mạng mẹ bầu cũng bị đe dọa. Triệu chứng phổ biến: ra máu âm đạo, đau nhói ở bụng, chuột rút, xét nghiệm hormone hCG thấp.
  • Nhau bong non: Đây là một trong những nguyên nhân gây chảy máu âm đạo nghiêm trọng, thậm chí có thể làm bà bầu bị ngất do mất quá nhiều máu. Với thai nhi, nhau bong non có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu do bé cưng không nhận đủ lượng ôxy cần thiết.
  • Nhau tiền đạo: Giống nhau bong non, nhau tiền đạo cũng là một biểu hiện bất thường của nhau thai, thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2 và 3. Nhau tiền đạo sẽ gây cản trở “đường ra” của thai nhi nên hầu hết trường hợp sẽ được chỉ định sinh mổ. Dấu hiệu nhận biết: âm đạo ra máu đỏ tươi, ra máu cục nhiều lần và lượng máu sẽ tăng dần.
  • Sảy thai: Dấu hiệu điển hình bao gồm chảy máu cục, đau lưng dưới, các cơn co thắt, chuột rút… 3 tháng đầu là giai đoạn có tỷ lệ sảy thai cao nhất. Phổ biến nhất là sảy thai do bất thường nhiễm sắc thể làm quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng bị lỗi. Thai không thể phát triển bình thường và bị đào thải ra ngoài.
  • Sinh non: Chảy máu âm đạo kèm chuột rút, co thắt tử cung, tăng áp lực vùng chậu hoặc đau lưng trước tuần thai 37 có thể là dấu hiệu sinh non. Nếu sau 37 tuần, mẹ có thể yên tâm, bởi đây chỉ là sự khởi đầu của quá trình chuyển dạ.

Tóm lại, trừ máu báo, bất kỳ trường hợp ra máu âm đạo nào cũng cần lưu ý. Ngay cả mang thai ra máu nhưng không đau bụng cũng có thể là triệu chứng nguy hiểm. Vì vậy, bà bầu nên hết sức cảnh giác. Đặc biệt, những trường hợp ra máu kèm triệu chứng đau bụng, đau lưng hoặc chuột rút…, bà bầu nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra, loại trừ những nguyên nhân gây chảy máu.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x