Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Việc thèm ăn trong thai kỳ, đặc biệt là những món ăn vặt như kem, socola là điều quen thuộc ở mẹ bầu. Tuy nhiên, có bầu ăn socola được không? Thực hư ăn socola lợi hại như thế nào? Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Chất béo | 13 g |
Caffein | 9mg (socola sữa), 43mg (socola đen) |
Đường | 23g (socola sữa), 18g (socola đen) |
Thành phần chất béo, đường và caffein trong 50g socola
Socola đặc biệt giàu flavanols như epicatechin và catechin, cũng như anthocyanins và axit phenolic. Tất cả các hợp chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi bị viêm, cải thiện chức năng não và tăng cường sức khỏe miễn dịch và tim mạch của bạn. Vậy công dụng này có còn đúng với bà bầu? Có bầu ăn socola được không? Mẹ hãy theo dõi tiếp nhé.
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, socola có thể mang lại nhiều lợi ích như:
Tiền sản giật là một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến sinh non ở thai phụ. Khi huyết áp của mẹ tăng quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng co giật. Nó cũng có thể gây hiện tượng đông máu và suy giảm chức năng gan, thận. Theo nghiên cứu của đại học Yale tiến hành trên 2500 phụ nữ mang thai, những người ăn socola đen mỗi ngày sẽ giảm 50% nguy cơ bị tiền sản giật nhờ chất theobromine có trong socola đen có khả năng điều chỉnh huyết áp của mẹ bầu.
Theo báo cáo trên tạp chí New Scientist, mẹ bầu thuờng xuyên ăn socola trong thai kỳ có nhiều khả năng sinh con vui vẻ và năng động hơn.
Chất chống oxy hóa có trong socola có tác dụng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch, giúp chống ung thư và hỗ trợ hệ thống tim mạch.
Các chất chống oxy hóa trong socola cũng rất tốt cho tim và cũng có thể ngăn ngừa bệnh tim xuất hiện sau này trong tương lai.
>>Mẹ có thể quan tâm: Siêu âm tim thai là gì và tầm quan trọng mẹ bầu cần biết
Socola đen có thể gây tăng đột biến nồng độ serotonin và endorphin trong não mẹ. Đây là những chất tăng cường tâm trạng. Các flavanol trong socola cũng giúp chống lại sự mệt mỏi và giải tỏa tâm trạng căng thẳng.
Ngoài ra, sự hiện diện của resveratrol giúp bảo vệ não cũng như hệ thần kinh và hỗ trợ cho sự phát triển của bé.
Một lượng vừa phải chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, socola còn chứa axit oleic có lượng chất béo gần như tương đương với dầu ô liu. Do đó, mẹ hãy thêm socola đen vào danh sách món ăn vặt khi buồn miệng nhé.
Như vậy, ăn socola không những không có hại mà còn mang lại những lợi ích “bất ngờ” cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trong socola cũng chứa một lượng caffein nhỏ. Việc tích lũy quá nhiều caffein sẽ gây ra trở ngại cho những hoạt động trong cơ thể mẹ.
>>Mẹ có thể quan tâm: Tiểu đường thai kỳ và tổng hợp những điều mẹ cần biết
Bà bầu ăn socola có được không? Được nhưng mẹ hãy lưu ý chọn socola càng đen càng tốt. So với socola sữa, socola đen chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể hơn. Nó chứa hơn 600 hợp chất thiết yếu bao gồm magie, chất chống oxy hóa, sắt và theobromine. Ngoài ra, các flavonoid trong socola đen giúp tăng lợi ích của vitamin C, hỗ trợ chức năng mạch máu và giúp hạ huyết áp. Theobromine là thành phần có nhiều trong cacao. Vì vậy, khi lựa socola mẹ bầu cũng nên chú ý thành phần cacao trong mỗi loại.
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn các loại socola có chứa kem. Nguyên nhân vì hầu hết các loại kem này đều được làm từ trứng sống và có khả năng chứa nhiều loại vi khuẩn có thể truyền cho thai nhi.
Mẹ nên chọn socola hữu cơ và ít đường thôi nhé! Socola hữu cơ thường có ít calo hơn nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hẳn.
Socola được chế biến theo dạng bánh mousse chứa trứng sống. Do đó, nó không phù hợp cho phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại socola có phủ kem
>>Mẹ có thể quan tâm: 7 lưu ý để kiểm soát cân nặng khi mang thai đơn giản cho mẹ
Mẹ bầu ăn socola được không? Quá được, nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều socola có thể khiến mẹ bị dư thừa hàm lượng caffeine (gây chứng ợ nóng hay thậm chí là sảy thai), dư thừa calorie (gây thừa cân, đái tháo đường thai kỳ, giãn tĩnh mạch, tăng huyết áp, dễ sinh mổ), dư thừa đường (gây các vấn đề về răng và tiểu đường thai kỳ).
Mẹ bầu ăn socola được không? Được nhưng mẹ nhớ ưu tiên ăn socola vào buổi sáng vì chất ngọt và cafein có trong socola sẽ giúp mẹ nạp năng lượng và tỉnh táo hơn.
Đây là giai đoạn sắp sinh, cơ thể mẹ cực kỳ nhạy cảm. Do đó, việc phải tiêu thụ quá nhiều socola sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi rất nhiều. Vì vậy, mẹ cần ăn lượng vừa phải hoặc hạn chế ăn để tránh nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Lượng socola mẹ bầu có thể ăn sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ trước và trong khi mang thai. Mẹ nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn khẩu phần an toàn khi ăn socola nhé.
Trên đây là giải đáp của MarryBaby về băn khoăn bầu ăn socola được không được không. Hy vọng mẹ đã có được câu trả lời cho mình và biết cách chọn socola an toàn cho thai kỳ.
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Chocolate Health Claims
https://newsinhealth.nih.gov/2021/02/chocolate-health-claims
Truy cập ngày 24/11/2022
2. Cocoa and Chocolate in Human Health and Disease
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4696435/
Truy cập ngày 24/11/2022
3. A Healthier Milk Chocolate? Yes, Please!
https://tellus.ars.usda.gov/stories/articles/a-healthier-milk-chocolate-yes-please/
Truy cập ngày 24/11/2022
4. Dark Chocolate
Truy cập ngày 24/11/2022
5. Chocolate Consumption in Pregnancy and Reduced Likelihood of Preeclampsia
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2782959/
Truy cập ngày 24/11/2022