Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Admin-marrybaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/04/2018

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau bụng khi ăn?

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau bụng khi ăn?
Sau khi ăn xong, mẹ có cảm thấy hơi đau bụng không? Đau bụng là một trong những triệu chứng rất thường gặp trong suốt quá trình mang thai của mẹ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân của triệu chứng gây khó chịu này nhé!

Do đầy hơi

Trong khi mang thai, hoóc môn mang thai đặc biệt là progesterone, một loại hoóc môn khiến cơ thể thư giãn tăng lên nhiều khiến cho hệ tiêu hóa bị chậm lại, dẫn đến đầy hơi sau khi ăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm mẹ bầu cảm thấy đau bụng sau khi ăn.

Do táo bón

Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp trong suốt quá trình mang thai. Có gần 40% mẹ bầu gặp các vấn đề về táo bón. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón, có thể là do nội tiết tố, do chế độ dinh dưỡng hoặc do chuyển động của ruột bị chậm lại,…

đau bụng khi ăn
Do sự thay đổi nội tiết tố, bầu hay gặp những vấn đề tiêu hóa trong thai kỳ

Do ợ nóng

Khi mang thai, các hoóc môn thai kì sẽ làm co giãn van ở lối vào dạ dày, khi đó các van đóng mở không đúng cách làm cho axit trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng ợ nóng.Ợ nóng tạo ra cảm giác nóng rát ở vùng cổ họng, gây khó chịu cho mẹ bầu.

Những trường hợp đau bụng do đầy hơi, khó tiêu hay táo bón, mẹ có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hợp lý. Thường xuyên uống nhiều nước nhưng tránh uống nhiều nước trong khi ăn. Chia nhỏ khẩu phần ăn, thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ nên chia làm 5-6 bữa trong ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn này giúp hệ tiêu hóa làm việc được tốt hơn.

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang nói riêng và nhiễm khuẩn tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập thông qua niệu đạo. Có 2 % mẹ bầu thường mắc bệnh này, nhất là vào tam cá nguyệt thứ 2. Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm bàng quang nhiều hơn vì đây là giai đoạn thay đổi hormon mạnh mẽ nhất. Hơn nữa, trong thời gian mang thai đường tiểu của người phụ nữ trở nên mềm hơn và giãn nở hơn, làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập.

Uống đủ nước có thể giúp cơ thể bài tiết tốt hơn, tránh nước tiểu ứ đọng ở bàng quang, có thể hạn chế được viêm nhiễm. Mẹ cũng nên cố gắng đi tiểu đều đặn, tránh nhịn tiểu lâu. Nếu có các dấu hiệu bệnh, mẹ có thể đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Khó tiêu

Một số thực phẩm có thể gây khó tiêu cho bà bầu, làm cho dạ dày bị quá tải dẫn đến tình trạng đau bụng sau khi ăn.

Trên đây là một số nguyên nhân gây nên triệu chứng đau bụng sau khi ăn ở mẹ bầu. Mẹ nên nghiên cứu kỹ những triệu chứng mà mình gặp phải trong quá trình mang thai để có những biện pháp khắc phục hợp lý. Nếu có những dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên đến gặp bác sĩ để có sự tư vấn tốt nhất.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x