Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 18/02/2022

Bà bầu có nên ăn đậu phộng? Lợi ích và rủi ro

Bà bầu có nên ăn đậu phộng? Lợi ích và rủi ro
Dị ứng đậu phộng (lạc) là loại dị ứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Có trường hợp bé chỉ bị dị ứng nhẹ nhưng cũng có trường hợp có thể gây tử vong. Nhiều mẹ bầu thậm chí không dám ăn đậu phộng vì sợ gây hại cho con. Nhưng các nghiên cứu và chuyên gia nói trả lời như thế nào với câu hỏi bà bầu có nên ăn đậu phộng?

Bà bầu có nên ăn đậu phộng? Loại hạt quen thuộc này có tốt cho thai kỳ? Các bà bầu nên tìm hiểu kỹ trước khi muốn ăn trong quá trình mang thai nhé.

Lợi ích của đậu phộng đối với mẹ mang thai

Trước khi trả lời câu hỏi bà bầu có nên ăn đậu phộng không; hãy cùng điểm qua một chút kiến thức về giá trị dinh dưỡng, lợi ích của thực phẩm này đối với thai kỳ.

1. Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng

Đậu phộng được xếp vào loại hạt có dầu; chứa chủ yếu là chất béo không bão hoà đơn và đa; hầu hết được tạo thành từ các axít oleic và linoleic, hàm lượng dạo động từ 44-56%.

Trong 100g đậu phộng hạt thô có chứa:

  • Calo: 567
  • Nước: 7%
  • Chất đạm: 25,8g
  • Carbs: 16,1g
  • Đường: 4,7g
  • Chất xơ: 8,5g
  • Chất béo: 49,2g
  • Bão hòa: 6,28g
  • Không bão hòa đơn: 24,43g
  • Không bão hòa đa: 15,56g
  • Omega-3: 0g
  • Omega-6: 15,56g
  • Trans: 0g

Bên cạnh đó, trong đậu phộng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác có thể kể đến như:

  • Biotin:đậu phộng là một trong những nguồn thực phẩm giàu biotin, được xem là chất có lợi cho vẻ đẹp lông, tóc, móng.
  • Niacin: Còn được gọi là vitamin B3, niacin có nhiều chức năng quan trọng khác nhau trong cơ thể, liên quan đến sức khoẻ thần kinh, tim mạch
  • Folate: Còn được gọi là vitamin B9 hoặc axit folic, folate có nhiều chức năng thiết yếu và đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai.
  • Vitamin E: Một chất chống oxy hóa mạnh, loại vitamin này thường được tìm thấy với lượng lớn trong các loại thực phẩm béo.
  • Thiamine: còn được gọi là vitamin B1. Nó giúp các tế bào của cơ thể bạn chuyển đổi chất đường bột thành năng lượng và cần thiết cho chức năng của tim, cơ và hệ thần kinh.
  • Phốt pho: đậu phộng là một nguồn cung cấp phốt pho dồi dào, một khoáng chất đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển và duy trì các mô cơ thể.
  • Magiê, Đồng, Mangan, Kẽm: Những nguyên tố vi lượng này đều đóng những vai trò quan trọng trong cơ thể.
  • >>>> Mẹ bầu có thể nghiên cứu thêm Thực đơn cho bà bầu hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai để cung cấp đủ dưỡng chất và có sức khỏe tốt đón con chào đời!

    giá trị dinh dưỡng của đậu phộng
    Đậu phộng là nguồn cung cấp chất béo, protein và chất xơ đặc biệt tốt cho sức khỏe.

    2. Tìm hiểu lợi ích của loại thực phẩm này đối với thai kỳ

    Để biết bầu có nên ăn đậu phộng? Mẹ cần điểm qua lợi ích của loại thực phẩm này trong thai kỳ. Mang thai là một quá trình lâu dài, nhiều nguy cơ, chế độ ăn cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại chất dinh dưỡng sẽ tác động rất lớn đến sức khoẻ và tương lai của cả mẹ và thai nhi.

    Như đã đề cập thì đậu phộng với hàm lượng chất đạm, chất béo tốt cao, chứa nhiều vitamin, khoáng chất đúng là một nguồn thực phẩm giá trị cho không những bà mẹ mang thai mà còn đối với người bình thường; đặc biệt, trong đậu phộng có chứa folate, chất có vai trò quan trọng làm giảm nguy cơ xuất hiện dị tật thai nhi mà nhất là dị tật ống thần kinh. Các chuyên gia khuyên nên bổ sung folate sớm từ khi chuẩn bị mang thai và trong suốt thai kỳ.

    Hiểu về chứng dị ứng đậu phộng

    Đối với một số người bị dị ứng đậu phộng, ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng; thậm chí có thể đe dọa tính mạng (sốc phản vệ). Hiểu về chứng dị ứng đậu phộng sẽ giúp các mẹ hiểu bà bầu có nên ăn đậu phộng không.

    1. Triệu chứng dị ứng đậu phộng

    Phản ứng dị ứng với đậu phộng có thể xảy ra trong vòng vài phút sau khi tiêu thụ. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng bao gồm:

    • Các phản ứng trên da, chẳng hạn như phát ban, mẩn đỏ hoặc sưng tấy.
    • Ngứa hoặc thấy râm ran trong hoặc xung quanh miệng và cổ họng.
    • Sổ mũi.
    • Các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, co thắt dạ dày, buồn nôn.
    • Cảm giác co thắt vùng hầu họng, khí phế quản gây khó thở, khò khè.
    • Nặng hơn là có thể gây ra các biến chứng tim mạch như truỵ tim, tụt huyết áp, co giật… ảnh hưởng đến tính mạng.

    >> Các mẹ tham khảo thêm bài viết Mẹ biết gì về dị ứng thực phẩm ở trẻ em?

    2. Nguyên nhân dẫn đến dị ứng đậu phộng

    Dị ứng đậu phộng xảy ra khi hệ thống miễn dịch có các phản ứng quá mẫn với các chất có trong đậu phộng. Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với đậu phộng khiến hệ thống miễn dịch của bạn giải phóng các chất hóa học gây ra triệu chứng dị ứng, có thể kể đến như:

    • Tiếp xúc trực tiếp: Nguyên nhân phổ biến nhất của dị ứng đậu phộng là do ăn đậu phộng hoặc thực phẩm có chứa đậu phộng. Đôi khi da tiếp xúc trực tiếp với đậu phộng có thể gây ra phản ứng dị ứng.
    • Tiếp xúc chéo: Do các sản phẩm tiếp xúc với đậu phộng và còn lưu lại các thành phần gây dị ứng mà ta vô tình ăn hay tiếp xúc phải.
    • Hít phải: Phản ứng dị ứng có thể xảy ra nếu bạn hít phải bụi hoặc bình xịt có chứa đậu phộng. Chúng có thể đến từ nguồn như bột đậu phộng; hoặc dầu ăn.
    Hiểu về chứng dị ứng đậu phộng
    Dị ứng đậu phộng thường gặp ở nhiều người

    3. Hiểu yếu tố nguy cơ gây ra dị ứng đậu phộng

    Không rõ tại sao một số người lại bị dị ứng trong khi những người khác thì không. Tuy nhiên, những người có các yếu tố nguy cơ nhất định có nguy cơ bị dị ứng đậu phộng cao hơn.

    Các yếu tố nguy cơ dị ứng đậu phộng bao gồm:

    • Độ tuổi: Dị ứng thực phẩm thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh. Khi trưởng thành, hệ tiêu hóa của bé phát triển và cơ thể các em ít có khả năng phản ứng với thức ăn gây dị ứng.
    • Đã từng dị ứng với đậu phộng: Một số trẻ bị dị ứng đậu phộng sẽ có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, đối với một số người, nó vẫn có thể tái phát.
    • Bị các loại dị ứng khác: Nếu bạn đã bị dị ứng với một loại thực phẩm, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị dị ứng với đậu phộng.
    • Các thành viên trong gia đình bị dị ứng: Bạn có nhiều nguy cơ bị dị ứng đậu phộng nếu các thành viên trong gia đình nhiều người bị dị ứng thực phẩm.
    • Viêm da dị ứng: Một số người có tình trạng da bị viêm da dị ứng (chàm) cũng bị dị ứng thực phẩm.

    4. Sốc phản vệ: Phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng

    Dị ứng đậu phộng là nguyên nhân phổ biến nhất gây sốc phản vệ do thức ăn, là một tình trạng sức khỏe đòi hỏi sự can thiệp y tế khẩn cấp.

    Dấu hiệu và triệu chứng sốc phản vệ có thể bao gồm:

    • Co thắt, sưng phù đường thở gây khó thở, nghẹn họng.
    • Mạch nhanh.
    • Huyết áp tụt nghiêm trọng (sốc).
    • Chóng mặt, choáng hoặc hôn mê, co giật.

    Các triệu chứng có thể khác nhau tuỳ người. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Bà bầu có nên ăn đậu phộng không?

    1. Bà bầu có nên ăn đậu phộng: Cân nhắc giữa lợi ích và tác hại?

    Đậu phộng là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, nên rõ ràng nếu không bị dị ứng hay có nguy cơ cao thuộc nhóm đối tượng này thì ăn đậu phộng trong thai kỳ, giống như các loại thực phẩm có lợi khác, là cách cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

    Các bằng chứng liên quan đến việc sử dụng đậu phộng trong thai kỳ và khởi phát tình trạng dị ứng đậu phộng ở trẻ cho đến nay vẫn còn chưa đầy đủ. Các khuyến cáo thay đổi theo thời gian và nhiều nghiên cứu cho các kết quả đối lập nhau

    Trong những năm trước đây, phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn các loại hạt như đậu phộng vì sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng của bé sau này. Đến năm 2009, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một lập luận mới.

    Trong đó, không có một bằng chứng rõ ràng nào liên quan đến việc ăn đậu phộng trong thai kỳ làm bé bị dị ứng. Thậm chí, trong một nghiên cứu mới nhất của Đan Mạch, nếu mẹ bầu ăn đậu phộng còn có khả năng bảo vệ bé làm giảm khả năng bị dị ứng đậu phộng sau này.

    Tới hiện tại, chưa có khuyến cáo nào thống nhất cho việc mẹ có nên hay không ăn đậu phộng trong thời kỳ mang thai để phòng ngừa dị ứng đậu phộng ở trẻ, cũng như lượng đậu phộng mẹ nên ăn mỗi ngày là bao nhiêu.

    Ăn đậu phộng khi mang thai: Lợi hay hại?
    Mẹ ăn đậu phộng giúp con giảm nguy cơ dị ứng

    2. Lưu ý khi ăn đậu phộng

    Đậu phộng chứa 40% là chất béo nên nếu ăn quá nhiều, mẹ bầu có nguy cơ sẽ bị đầy bụng khó tiêu. Thậm chí có thể làm tăng nguy cơ làm mẹ bị táo bón. Một nhúm đậu nhỏ mỗi ngày là số lượng hợp lý cho mẹ rồi nhé!

    Loại hạt này rất giàu vitamin và dinh dưỡng tốt cho thai kỳ song cũng có thể gây ra nguy cơ dị ứng hạt. Vì vậy nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh dị ứng thì nên thận trọng khi ăn loại hạt này nhé. Trong trường hợp đã biết rõ dị ứng đậu phộng thì cần tránh và thông báo cho bác sĩ để được tư vấn hợp lí.

    Hy vọng với những thông tin nêu trên, các mẹ đã trả lời được câu hỏi bà bầu có nên ăn đậu phộng không; cũng như có sự hiểu biết tổng quan về loại thực phẩm đầy chất dinh dưỡng này.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Maternal peanut consumption and risk of peanut allergy in childhood

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6041250/

    Ngày truy cập: 10/12/2021

    Nuts and your heart: Eating nuts for heart health

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/nuts/art-20046635

    Ngày truy cập: 10/12/2021

    New Research Shows Consumption of Peanuts and Peanut Butter Delivers Cognitive Benefits and Reduces Stress in Young Adults

    https://peanut-institute.com/new-research-shows-consumption-of-peanuts-and-peanut-butter-delivers-cognitive-benefits-and-reduces-stress-in-young-adults/

    Ngày truy cập: 10/12/2021

    Peanut allergy

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peanut-allergy/symptoms-causes/syc-20376175

    Ngày truy cập: 10/12/2021

    In a Nutshell: Understanding Peanut Allergies

    https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=1&contentid=4711

    Ngày truy cập: 10/12/2021

    Peanut Allergy

    https://www.uofmhealth.org/health-library/tp22268spec

    Ngày truy cập: 10/12/2021

    x