Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/01/2023

Những điều cần tránh khi mang thai các mẹ cần lưu ý

Những điều cần tránh khi mang thai các mẹ cần lưu ý
Chỉ một chút sơ sảy, lơ là, sự an toàn của bà bầu và thai nhi sẽ bị đe dọa, tham khảo ngay danh sách những điều cần tránh khi mang thai sau để đảm bảo một thai kỳ siêu khỏe mạnh!

Những điều cần tránh khi mang thai không bao giờ thừa đâu mẹ bầu nhé. Càng nắm bắt được nhiều thông tin thì bạn càng bảo vệ được thai kỳ an toàn để bé yêu phát triển và chào đời khỏe mạng.

Những điều cần tránh khi mang thai theo từng giai đoạn

1. Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu – Nhịn quan hệ tình dục

Bạn cần nhịn quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Dọa sảy thai (động thai)
  • Chảy máu âm đạo nhiều
  • Nhau tiền đạo
  • Có tiền sử sinh non, sảy thai
  • Có các bất thường về nước ối, nhau thai

Nếu không có chỉ định của bác sĩ, quan hệ tình dục khi mang thai vẫn rất an toàn. Với lượng nước ối bao quanh và màng tử cung chắc chắn, bé khó có thể bị đau vì “chuyện yêu” của bố mẹ. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu vẫn nên tránh các hoạt động mạnh để giữ an toàn cho bé yêu.

2. Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng giữa

Ở giai đoạn này, mẹ cần tiếp tục duy trì lịch khám thai định kỳ, ăn uống đầy đủ và lành mạnh. Đây cũng là lúc mẹ có thể nhận thấy mình bắt đầu tăng cân nhanh hơn và mức tăng trung bình là 10-12kg.

Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ về mức tăng cân và chế độ dinh dưỡng của mình xem đã phù hợp và khoa học chưa mỗi khi đi khám thai, mẹ nhé.

Một trong những tình trạng phổ biến ở tam cá nguyệt thứ hai là “giảm trí nhớ thai kỳ” nên lời khuyên cho mẹ là nhớ sắp xếp đồ đạc một cách khoa học theo một nguyên tắc nhất định, đặc biệt là những món đồ quen thuộc hoặc quan trọng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì?

3. Tam cá nguyệt thứ ba và những điều cần tránh

Thai nhi sẽ chào đời ở tam cá nguyệt cuối cùng. Đây cũng là lúc mẹ sẽ đón nhận các thay đổi sau:

  • Đây là giai đoạn mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh nhất, có thể khoảng 0,5kg-1kg mỗi tuần
  • Bụng bầu ngày càng to, áp lực trên khung xương tăng lên và việc giữ thăng bằng với mẹ trở nên khó khăn hơn
  • Các cơn đau lưng, tình trạng phù nề, giãn tĩnh mạch, đau hông, khó thở và mệt mỏi xuất hiện nhiều
  • Mất ngủ nhiều về đêm
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Nên chú ý theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ khác như sa bụng hoặc vỡ ối để kịp thời nhập viện.
  • Tránh ăn gì khi mang thai?

    Thông qua nhau thai, bé có thể hấp thu những chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, để con phát triển toàn diện, việc lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ là điều hết sức cần thiết. Lưu ý về dinh dưỡng chính là những điều cần biết khi mang thai lần đầu quan trọng nhất.

    1. Tránh bổ sung quá nhiều vitamin A

    Vitamin A hỗ trợ cho sự phát triển tim, gan, phổi, thận và hệ thống thần kinh của bé. Đồng thời, bổ sung vitamin A trong thai kỳ cũng giúp mẹ bầu nhanh chóng phục hồi sau khi sinh.

    Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày, mẹ chỉ cần duy trì một chế độ ăn đủ chất là có thể đảm bảo lượng vitamin A cần thiết. Dư thừa vitamin A là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh, thậm chí sảy thai, sinh non.

    Mẹ nên tránh nạp nhiều gan động vật các loại, do trong gan chứa rất nhiều vitamin A hoạt động. Mách mẹ nguồn vitamin A an toàn: Các loại rau qủa có màu vàng, đỏ như cà chua, cà rốt, bí đỏ.

    2. Tránh thực phẩm còn sống hoặc chưa chín kỹ

    Những thực phẩm chưa chín kỹ là nơi trú ngụ của những vi khuẩn gây hại đến mẹ bầu và thai nhi. Nếu “nghiện” sushi, sashimi hay những loại kem mousse, kem và mayonnaise, mẹ bầu nên tạm thời hy sinh sở thích của mình trong giai đoạn này nhé!

    3. Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

    Như cá kiếm, cá mập, những loại cá sống dưới đáy biển sâu. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao sẽ lảnh hưởng sự phát triển thần kinh của thai nhi. Cá ngừ chứa khá nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa một hàm lượng thủy ngân đáng để tâm. Vì vậy, mẹ nên hạn chế ăn cá ngừ trong thai kỳ, mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 150g.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 loại cá trả lời bà bầu nên ăn gì cho con thông minh

    4. Tránh thực phẩm chứa hàm lượng cao acrylamide, BPA và các chất độc hại khác

    Theo nghiên cứu, các chất này gây ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng và các vấn đề hành vi của trẻ sau này. Acrylamide thường xuất hiện trong các món ăn chiên, nướng lâu ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như khoai tây chiên.

    5. Tránh thức ăn quá mặn

    Khi mẹ bầu ăn những món quá nhiều muối, thận sẽ tìm cách loại bỏ bớt lượng muối này ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, quá trình loại bỏ này cũng kéo theo một lượng canxi đáng kể. Hệ quả là bạn thiếu hụt lượng canxi cần thiết để duy trì thai kỳ khỏe mạnh.Kiêng cữ khi mang thai

    6. Tránh thức uống có cồn và caffein

    Trong khi thức uống có cồn như rượu, bia có ảnh hưởng trược tiếp đến sự phát triển não của thai nhi, những thức uống chứa caffein lại tăng khả năng sinh non, sảy thai ở mẹ bầu. Muốn có một thai kỳ hoàn hảo, mẹ nên tránh xa các loại nước uống thiếu thân thiện này nhé!

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu uống bia có tốt không? Lời cảnh tỉnh cho mẹ bầu lỡ uống bia khi mang thai

    7. Tránh hút thuốc khi mang thai

    Thậm chí là hút thuốc thụ động. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ dị tật, sinh non, sảy thai và gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

    8. Ăn gấp đôi là một trong những điều cần tránh khi mang thai

    Thực ra, khái niệm ăn cho hai người không đồng nghĩa với việc bạn gia tăng gấp đôi khẩu phần. Nó chỉ đơn giản là cộng thêm 300 calories vào khẩu phần hàng ngày của bạn. Ăn quá nhiều khiến bạn đứng trước nguy cơ tiền sản giậttiểu đường thai kỳ.

    9. Uống ít nước

    Tuy rằng khoảng thời gian mang thai thường mang đến cho bạn rất nhiều cảm giác hài lòng, trải nghiệm cảm giác thiêng liêng nhưng đối với cơ thể, đây lại là khoảng thời gian đầy áp lực. Một lượng lớn chất thải được tạo ra trong cơ thể cần được thanh tẩy. Uống nhiều nước chính là cách để cơ thể hoạt động trơn tru và đẩy những chất thải ra theo con đường tự nhiên như mồ hôi, tiểu tiện và đại tiện.

    10. Ăn quá nhiều chất ngọt

    Nên cắt giảm tối đa các loại kẹo bánh, đồ ăn ngọt khi bạn đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Ăn nhiều đồ ngọt trong thời điểm này chỉ khiến bạn dễ bị tiểu đường thai kỳ và còn dẫn đến nhiều biến chứng khác.

    11. Tránh uống thuốc tuỳ tiện

    Việc tự đi mua thuốc khi chưa qua thăm khám là một sai lầm rất phổ biến. Nhưng đừng chủ quan như thế trong 9 tháng quan trọng này. Bạn có biết một viên thuốc đau bụng thông thường có thể khiến mình sảy thai, hay kem trị mụn có thể gây dị tật vĩnh viễn cho con?

    Cho con uống thuốc

    Công việc nhà cần tránh khi mang thai

    1. Tránh dọn chất thải vật cưng trong nhà

    Nếu nhà nuôi vật cưng, nhất là mèo, bạn nên nhường phần dọn dẹp “sản phẩm” của chúng cho anh xã nhé! Trong phân mèo chứa ký sinh trùng tên toxoplasmosis, thâm nhập vào cơ thể thông qua sự tiếp xúc thông thường có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

    2. Tránh sử dụng các loại hóa chất độc hại

    Nếu có ý định sơn lại nhà cửa hay tiêu diệt muỗi, côn trùng bằng các bình hóa chất, mẹ bầu nên suy nghĩ lại. Hành động này có thể ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các biện pháp tự nhiên khác như dùng chanh, sả để đuổi muỗi, dùng baking soda để lau chùi dọn dẹp nhà cửa.

    3. Tránh những việc leo trèo hoặc phải đứng lên cao

    Như lau màn cửa, quạt trần, dọn cửa sổ. Khi mang thai, khả năng thăng bằng của bạn thường kém hơn rất nhiều, khả năng té ngã cũng cao hơn.

    Không cần nói mẹ cũng có thể hình dung hậu quả nếu mình té ngã ở độ cao như vậy. Tốt nhất mẹ bầu nên nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh.

    4. Tránh mang vác nặng nề

    Vác bụng bầu đi lại đã là một chuyện khó khăn, nhất là khi bụng càng lớn, áp lực lên vùng lưng càng nặng và bạn dễ bị tổn thương hơn. Đây là cơ hội để bạn tận dụng đặc quyền “bầu bí” của mình.

    5. Căng thẳng thần kinh

    Lời khuyên hàng đầu được các bác sĩ đưa ra là bạn cần giữ tinh thần thoải mái. Đừng để bản thân cảm thấy bị áp lực vì nó có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả bạn và bé.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai là gì mẹ biết chưa?

    Chóng mặt khi mang thai

    Làm đẹp khi mang thai, tránh gì?

    1. Tránh xa các loại son môi chứa nhiều chì

    Chì có tác động đến sự phát triển não của thai nhi và mẹ dễ dành hấp thụ hàm lượng chì có trong son mỗi khi ăn uống hoặc liếm môi.

    Để an toàn, mẹ có thể dùng các loại son có nguồn gốc tự nhiên hoặc sử dụng mật ong, sáp ong, dầu oliu để có làn môi khỏe đẹp tự nhiên.

    2. Tránh mang giày quá cao

    Không thể phủ định, mang giày cao gót có thể giúp dáng bạn trông đẹp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với khả năng giữ thăng bằng kém khi mang thai, nguy cơ té ngã của bạn cũng cao hơn.

    Không chỉ vậy, mang giày cao gót thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau hông và đau lưng ở phụ nữ, đặc biệt sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bạn mang thai. Một đôi giày búp bê hoặc sandal vẫn rất đẹp, hợp thời trang và an toàn cho mẹ bầu.

    3. Tránh các sản phẩm trị mụn

    Khi bị mụn, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được kê toa phù hợp. Hầu hết các loại thuốc trị mụn có các thành phần gây tổn thuơng cho thai nhi: Isotretinoin (còn gọi là accutane) gây quái thai, sinh non và tử vong ở trẻ sơ sinh hoặc tetracyclin làm cản trở quá trình phát triển của hệ xương và răng ở thai nhi, axit salicyclic và các chất nhóm Retinoids có thể gây ra bất thường bào thai.

    4. Tránh các loại sơn móng tay

    Các loại sơn có thành phần độc hại như phthalate hoặc toluene, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, các cơ quan chức năng của thai nhi. Ngoài ra, phthalate còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bầu có được sơn móng tay không? Hội mẹ mê nail xem ngay

    Những điều cần tránh khi mang thai

    Bạn sẽ được truyền dạy kinh nghiệm từ những người đi trước về những điều cần tránh khi mang thai như: Nên ăn gì? Tránh làm gì? Mỗi người, mỗi ý kiến khác nhau. Nhưng để an toàn cho mẹ và cục cưng, bạn nên thuộc nằm lòng những điều cần tránh khi mang thai trên đây của Marry Baby nhé!

    Marry Baby

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x