Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Với thành phần có tới hơn 70% là các loại đường, nước mía là loại thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, nước mía còn có các chất khoáng, vitamin và gần 30 loại axit hữu cơ khác. Mẹ nào bị ốm nghén còn có thể pha nước mía với nước cốt gừng, chia ra uống nhiều lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn. Chính vì vậy, bà bầu có được uống nước mía 3 tháng đầu thì là có nhé mẹ.
Lưu ý khi uống nước mía: Do chứa nhiều đường nên chị em sẽ dễ cảm thấy no bụng khi uống nước mía. Vì thế, uống quá nhiều nước mía có thể khiến bạn ăn ít lại, dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và bé.
Loại thức uống với vị ngọt thanh này không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng cho cả mẹ và bé. Nước dừa chứa nhiều axit amin và vitamin nhóm A, B cùng các khoáng chất như kali, canxi, magie nên được xem là loại thức uống giàu dinh dưỡng cũng như có khả năng bổ sung chất điện giải tuyệt vời khi mẹ bầu chẳng may bị tiêu chảy. Axit lauric trong nước dừa có khả năng chống lại các virus, vi khuẩn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đang ở thời kỳ nhạy cảm của các mẹ bầu.
Lưu ý khi uống nước dừa: Không uống nước dừa trước khi đi ngủ vì món uống này có tác dụng lợi tiểu tự nhiên, sẽ khiến mẹ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh thường xuyên hơn, dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra, nước dừa có tính hàn nên bạn cũng không được uống nước dừa khi cơ thể đang cảm lạnh, mệt mỏi, đói bụng hoặc sau khi tập thể dục đâu nhé.
Nếu bạn bị ốm nghén, ợ nóng, đầy hơi, trà bạc hà có thể là “cứu tinh” của bạn. Vị the mát của lá bạc hà còn giúp an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai. Nếu chẳng may mẹ bị cảm lạnh, nghẹt mũi hoặc khó thở, trà bạc hà với hương thơm dễ chịu sẽ kích thích hoạt động của hệ hô hấp, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Lưu ý khi sử dụng trà bạc hà: Do trà có chứa caffeine nên sẽ không tốt cho mẹ và bé nếu sử dụng nhiều, do đó, bạn không nên uống quá 2 ly trà mỗi ngày.
Đối với chuyện ăn uống khi mang thai, không chỉ “ăn gì” mà “ăn như thế nào” cũng vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần ăn uống đủ chất và cân đối giữa bốn nhóm đạm, đường, béo và rau củ. Do đó, ăn quá nhiều một nhóm chất nào đó dù cho là bổ dưỡng cũng sẽ gây ra những tác động không tốt, các mẹ nhớ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.