Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 18/05/2022

Ra máu khi mang thai tháng đầu, nguy hiểm cận kề bạn phải biết ngay!

Ra máu khi mang thai tháng đầu, nguy hiểm cận kề bạn phải biết ngay!
Ra máu khi mang thai tháng đầu hay trong tam cá nguyệt đầu tiên là hiện tượng khá phổ biến. Đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và mẹ bầu cần xử lý như thế nào?

Ra máu khi mang thai tháng đầu, nguyên nhân do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu khi mang thai tháng đầu hay trong tam cá nguyệt đầu tiên. Khoảng 20% phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu màu nâu nhạt trong thai kỳ nhất là 3 tháng đầu mang thai.

Trong những tuần đầu tiên, phôi thai sau khi di chuyển từ buồng trứng vào đến tử cung sẽ tìm một vị trí thích hợp để cấy ghép, tức là “bám rễ” vào tử cung để phát triển. Hiện tượng này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu. Hiện tượng này được gọi là chảy máu do cấy ghép.

Máu báo thai lúc này có thể là những chấm máu màu nâu hoặc màu đỏ tươi kèm dịch nhầy. Nhưng chúng sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau 2-3 ngày.

>>> Bạn có thể tham khảo: Ra máu báo bao lâu thì sinh con?

Nguyên nhân nào gây ra máu nhiều khi mang thai tháng đầu

Ngoài hiện tượng chảy máu do cấy ghép, hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu còn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như:

1. Chảy máu màng

Khi thụ thai, lớp niêm mạc tử cung rất dễ bị bong trong do nội tiết tố trong cơ thể được đẩy lên mức cao. Hiện tượng này được xem là bình thường ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Lớp niêm mạc bong bị tống ra ngoài sẽ gây chảy máu nâu nhạt, xuất hiện cùng chất nhầy.

2. Quá trình trứng được thụ tinh

Quá trình này thường kéo dài từ 2-5 ngày và có thể kèm theo hiện tượng chảy máu nhẹ. Đây cũng chính là dấu hiệu có thai chính xác sớm nhất mẹ cần biết.

3. Mang thai ngoài tử cung

Ra máu khi mang thai cũng là một dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc do động thai, sảy thai. Nếu thấy chảy máu kèm đau bụng dưới, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được siêu âm.

Ra máu khi mang thai tháng đầu có phải sảy thai không?

Ra máu khi mang thai cũng là cảnh báo coi chừng sảy thai tự nhiên. Sảy thai thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể xảy ra sau thời kỳ đó. Thai kỳ kết thúc trước tuần thứ 24 gọi là sảy thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sảy thai ra máu trong bao lâu?

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng ra máu khi mang thai tháng đầu hoặc trong thai kỳ do các nguyên nhân bất thường, mẹ nên:

  • Khám thai và siêu âm thai định kỳ để phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ.
  • Khám phụ khoa trước và trong khi mang thai nhằm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị cũng như theo dõi tình trạng bệnh.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kỳ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ.

Ra máu khi mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên cần hết sức cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu sảy thai. Cần theo dõi lượng máu để kịp thời thông báo cho bác sĩ, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Common health problems in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/common-health-problems/
Truy cập ngày 17/05/2022

2. Staying Healthy During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/preg-health.html
Truy cập ngày 17/05/2022

3. Health Problems in Pregnancy
https://medlineplus.gov/healthproblemsinpregnancy.html
Truy cập ngày 17/05/2022

4. Pregnancy stages and changes
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/HealthyLiving/pregnancy-stages-and-changes
Truy cập ngày 17/05/2022

5. Maternal health
https://www.who.int/health-topics/maternal-health#tab=tab_1
Truy cập ngày 17/05/2022

x