Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bầu có được ăn lá tía tô không? Đây là câu hỏi băn khoăn của không ít phụ nữ mang thai. Với những công dụng mà lá tía tô mang lại cho sức khỏe. MarryBaby sẽ cùng các mẹ đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn được lá tía tô không? Mời các mẹ cùng tham khảo nhé.
Trước tìm hiểu bà bầu ăn được lá tía tô không, chúng ta cần biết về dinh dưỡng của thực phẩm này. Tía tô là một loại cây bụi rậm trong họ bạc hà; mọc chủ yếu ở lục địa Châu Á, bao gồm Ấn Độ; Nhật Bản; Hàn Quốc và Trung Quốc. Người ta dùng lá tía tô như một nguồn thực phẩm vì rất giàu chất dinh dưỡng.
Cây tía tô có hai loại chính là loại lá tía và loại lá xanh. Tía tô có thể có chiều cao từ 60 đến 90 cm; thân hơi vuông, không phân nhánh. Loại cây này có khả năng phục hồi cao và có thể phát triển trên nhiều loại đất gồm sỏi; cát và đất thịt.
Theo Đông y, tía tô có tính ấm; vị cay; không độc; hương vị the mát. Theo khoa học, tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao kèm theo các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B4, B6, K, C,… Bên cạnh đó, tía tô còn rất giàu các khoáng chất (phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt,…)
Với các dưỡng chất sẵn có từ tía tô, thì bầu có được ăn lá tía tô không? Hãy tìm hiểu trong phần dưới đây nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Tác dụng của nước gừng với thai kỳ: Cần cẩn thận hơn khi dùng
Theo Đông y, lá tía tô an toàn đối với bà bầu trong một số trường hợp sau đây:
Phụ nữ mang thai có thể bị phù chân do cơ thể tích trữ nước nhiều hơn bình thường. Bào thai lớn hơn cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu tuần hoàn đến chân; khiến dịch thể tích tụ ở bắp chân, bàn chân và mắt cá. Vào 3 tháng cuối thai kỳ, tình trạng phù chân sẽ nặng nề hơn.
Vậy bầu có được ăn lá tía tô không? Trong trường hợp này, mẹ bầu nến dùng tía tô để ngâm chân. Bạn hái một nhúm lá tía tô rồi rửa sạch. Bắc một nồi nước lên bếp đun sôi, rồi cho lá tía tô vào đun thêm 5 phút; sau đó rắc thêm tí muối hạt.
Cách thức dân gian này sẽ giúp máu huyết lưu thông, loại bỏ độc tố, giảm sưng phù. Mẹ nên ngâm chân vào buổi tối sẽ giúp giảm đau nhức về đêm; và giấc ngủ cũng ngon hơn.
Cảm cúm là căn bệnh có thể gây biến chứng cho bà bầu. Nhất là, mẹ bầu ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ có hệ miễn dịch suy yếu. Mẹ bị cúm có thể dẫn đến sảy thai; sinh non; trẻ sinh ra bị dị tật và nhẹ cân. Do đó ngay cả khi đã mang thai ở 3 tháng đầu, mẹ vẫn nên đi tiêm phòng cúm.
Mẹ bầu mang thai trong 12 tuần đầu nên hạn chế mọi loại thuốc. Vì đây là giai đoạn bé đang phát triển các cơ quan thiết yếu. Ở tuần thai thứ 28 trở đi cũng rất hạn chế dùng thuốc. Nếu không dùng thuốc, bà bầu ăn được lá tía tô không? Trong trường hợp này, ăn cháo tía tô có thể giúp giải cảm khá hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên dùng trong 2-3 ngày ngay sau khi phát bệnh thôi bạn nhé.
Ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu nhưng một số mẹ bầu có thể bị buồn nôn suốt cả thai kỳ. Để bồi bổ dinh dưỡng thì mẹ bầu có được ăn lá tía tô không? Câu trả lời là có. Bạn đến quầy thuốc Đông y, mua thang thuốc bổ có thể sắc chung với lá tía tô.
Thuốc này bao gồm nhiều loại thảo mộc như ngải diệp; đương quy; hoài sơn; long can; bạch truật; phòng sâm; liên nhục; liên kiều; cam thảo; cẩu tích; đỗ trọng; sơn trà; sinh khương; đại táo… Bầu có được ăn lá tía tô không? Mỗi ngày 1 thang thuốc, uống trong vài ngày mẹ bầu sẽ bớt ốm nghén.
Khi mang thai, cơ thể thay đổi hormone nên mẹ có thể bị nám hoặc nổi mụn ở trán và hai bên má. Vậy để trị nám và mụn thì mẹ bầu có được ăn lá tía tô không? Trong trường hợp này, bầu nên tận dụng lá tía tô để thoa lên mặt.
Tinh dầu trong lá tía tô có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp da sạch dầu nhờn. Bầu rửa sạch một nhúm lá tía tô rồi đem giã nát lấy nước. Sau đó dùng tăm bông thoa đều nước lá tía tô lên da. Chờ 20-30 phút cho tinh chất tía tô thấm sâu vào da rồi sau đó rửa mặt bằng nước ấm.
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu có thể bị đau bụng nhẹ. Do các dây chằng giãn ra và mềm đi khi bụng bầu lớn lên. Cũng có thể mẹ bị táo bón hoặc chướng bụng. Việc giãn dây chằng cũng gây áp lực lên các khớp ở lưng dưới và xương chậu; gây đau lưng. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ có thể cảm giác như bị đau bụng kinh.
Để giảm đau bụng, bà bầu ăn được lá tía tô không? Nếu tình trạng không nghiêm trọng, bạn có thể sắc thuốc với lá tía tô uống để giảm đau. Tuy nhiên, bầu cũng nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ trước nhé.
Bên cạnh việc bà bầu ăn được lá tía tô không, các bạn khi dùng lá tía tô nên lưu ý những điều sau:
Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi mẹ bà bầu ăn được lá tía tô không. Bà bầu có thể ăn tía tô như một loại rau gia vị; hoặc một vị thuốc trong ngắn hạn. Tuy nhiên khi dùng lá tía tô, các bạn nhớ hỏi thăm ý kiến các bác sĩ trước nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Lemon balm Information
https://www.mountsinai.org/health-library/herb/lemon-balm
Truy cập ngày 20/01/2022
2. Lemon Balm Benefits: What It The Extract Used For?
https://evidencelive.org/lemon-balm-benefits/
Truy cập ngày 20/01/2022
3. Lemon Balm Benefits
https://www.herbalremediesadvice.org/lemon-balm-benefits.html
Truy cập ngày 20/01/2022
4. A Review on Nutritional Value, Functional Properties and Pharmacological Application of Perilla (Perilla Frutescens L.)
Truy cập ngày 20/01/2022
5. Melissa officinalis oil affects infectivity of enveloped herpesviruses
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18693101/
Truy cập ngày 20/01/2022