Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tăng cân luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều phụ nữ. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, vấn đề cân nặng lại càng quan trọng hơn, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tăng cân ít, thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, nhưng tăng cân quá nhiều, mẹ lại có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Vậy, tăng cân khi mang thai như thế nào mới chuẩn? Trong từng giai đoạn của thai kỳ, bà bầu nên tăng bao nhiêu kg? Tham khảo ngay để biết cách tăng cân “thông minh” nhất, bạn nhé!
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tăng thêm từ 10-12 kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, đây là mức cân nặng trên lý thuyết. Thực tế, số kg mẹ tăng thêm trong thời gian mang thai sẽ tùy thuộc vào những yếu tố sau:
– Số lượng em bé trong bụng mẹ. Những mẹ mang đa thai sẽ phải tăng cân nhiều hơn so với mẹ đơn thai, khoảng từ 16-20 kg.
– Chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai. Tùy theo chỉ số BMI, mức độ tăng cân khi mang thai cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, mẹ bầu thân hình “cò hương”, nghĩa là chỉ số BMI dưới 18,5 cần tăng thêm từ 12-18 kg. Ngược lại, những mẹ có BMI từ 25 – 29,9 chỉ nên hạn chế mức cân nặng từ 7-11 kg. Đặc biệt, những mẹ thuộc nhóm béo phì, có BMI từ 30 trở lên chỉ nên tăng từ 5-9 kg khi mang thai.
– Mang thai 3 tháng đầu:
Trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi còn khá nhỏ và mẹ bầu cũng đang học cách thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, cũng như bị những cơn ốm nghén hành hạ nên bạn không cần tăng cân quá nhiều. Trung bình mỗi tháng có thể tăng thêm khoảng 450 – 700 gram và khoảng 1,5 -2,5 kg trong vòng 3 tháng. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này cũng không cần bổ sung quá nhiều, chủ yếu tập trung vào chất lượng thực phẩm cũng như lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này. Mẹ lưu ý, khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày trong 3 tháng đầu cần tăng thêm khoảng 200 calories so với nhu cầu năng lượng thông thường.
– Mang thai 3 tháng giữa:
Không còn bị ảnh hưởng bởi ốm nghén, trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ cần tranh thủ tăng thêm khoảng 450 gram/ tuần, tương đương 5 – 6,5 kg trong 3 tháng. Đây là giai đoạn cân nặng của mẹ bầu có sự biến chuyển đáng kể. Tuy nhiên, mỗi bữa bạn cũng không cần ăn quá nhiều, chỉ tăng thêm so với nhu cầu năng lượng thông thường khoảng 300 calories, tương đương với một ly nước cam, cà rốt và một hộp sữa chua.
– Mang thai 3 tháng cuối:
Tam cá nguyệt cuối là giai đoạn thai nhi phát triển thần tốc nhất và cũng là giai đoạn mẹ bầu tăng cân nhanh nhất. Trung bình mỗi tuần, mẹ có thể tăng thêm 0,5 kg. Tuy nhiên, khác với tâm lý cố gắng ăn nhiều, nhồi nhét để thai nhi tăng cân của nhiều mẹ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu mỗi ngày chỉ cần thêm 400 – 450 calories vào khẩu phần ăn của mình. Làm sao để đến tuần 28 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng thêm khoảng 9 kg, và tới tuần thứ 36 – 38 sẽ khoảng 12 -13 kg. Ở tuần thứ 40 – 41, cân nặng của bà bầu có thể sẽ giảm đôi chút, nhưng không đáng kể.
– Mỗi tuần một lần, mẹ có thể tự kiểm tra cân nặng của mình. Lưu ý, chỉ nên kiểm tra vào một thời điểm trong ngày, cũng như sử dụng 1 chiếc cân duy nhất cho cả thai kỳ. Tốt nhất, bạn nên cân vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy, lúc cơ thể còn đói.
– Không nên cố gắng giảm cân khi mang thai. Trao đổi thêm với bác sĩ nếu cân nặng có dấu hiệu tăng quá mức. Thông thường, các chuyên gia sẽ không khuyến khích bạn bỏ bữa. Thay vào đó, bạn nên tránh ăn quá nhiều trong một bữa. Ưu tiên thực phẩm ít béo, đường và giàu chất xơ. Đồng thời, cố gắng bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày. Không chỉ quan trọng đến sức khỏe mẹ và bé, bổ sung nước còn ngăn chặn cảm giác đói và thèm ăn hiệu quả.
– Cơm là thực phẩm quen thuộc trong gia đình Việt. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên ăn quá nhiều cơm trong mỗi bữa. Thay vào đó, mẹ nên ưu tiên thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá… hoặc thực phẩm nhiều xơ như rau xanh, trái cây…
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.