Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Minh Châu Văn
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 2 ngày trước

Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân trong từng giai đoạn thai kỳ?

Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân trong từng giai đoạn thai kỳ?
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và cân nặng của thai nhi. Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp bé đạt cân nặng chuẩn mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của não bộ, hệ xương và các cơ quan quan trọng. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân tốt mà vẫn đảm bảo sức khỏe?

Bài viết dưới đây của MarryBaby sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn nên ăn gì để thai nhi tăng cân, đồng thời tiết lộ danh sách những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển cân nặng khỏe mạnh qua từng giai đoạn.

1. Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân?

1.1. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn lý tưởng để cung cấp năng lượng cho mẹ bầu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. So với tinh bột từ gạo trắng, ngũ cốc không chỉ giàu carbohydrate mà còn bổ sung chất xơ, vitamin nhóm B, selen, phốt pho và canxi – những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.

Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn vừa phải lượng cơm trắng để bổ sung tinh bột. Thay vào đó, hãy thêm khoảng 170-255g ngũ cốc/ngày vào thực đơn. Các loại ngũ cốc được đánh giá cao là:

  • Yến mạch: Giàu chất xơ, là nguồn cung cấp carbohydrate, selen, vitamin B, phốt pho và canxi.
  • Gạo lứt: Cung cấp năng lượng bền vững và chứa nhiều vitamin nhóm B.
  • Bánh mì nguyên cám, ngô, khoai: Là nguồn carbohydrate lành mạnh giúp bé tăng cân mà không làm mẹ tăng cân quá mức.

1.2. Thực phẩm giàu protein

Ăn gì để thai nhi tăng cân? Đừng bỏ qua thực phẩm chứa protein. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ bắp, xương và các tế bào máu của thai nhi. Một chế độ ăn giàu đạm giúp bé tăng cân khỏe mạnh mà không khiến mẹ bầu bị béo phì hoặc tăng cân quá mức.

Theo khuyến nghị từ chuyên trang sức khỏe Mayo Clinic, mẹ bầu nên tiêu thụ khoảng 71g protein mỗi ngày. Các nguồn thực phẩm giàu protein nên có trong thực đơn của mẹ bầu là:

  • Cá hồi: Cung cấp protein chất lượng cao cùng omega-3, hỗ trợ sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi. Cá hồi có hàm lượng thủy ngân thấp, an toàn cho mẹ bầu.
  • Trứng: Nguồn protein hoàn chỉnh chứa vitamin A, D, sắt và axit folic, giúp tăng cường màng ối và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
  • Thịt gà: Giàu protein và sắt, thúc đẩy sự phát triển của tế bào cơ và giảm nguy cơ thiếu máu ở mẹ bầu.
  • Đậu nành: Cung cấp protein dồi dào cho người ăn chay, đồng thời giàu sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai.
  • Đậu Hà Lan: Chứa nhiều protein, sắt và kẽm, rất tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Mẹ bầu có thể kết hợp các thực phẩm giàu đạm này vào bữa ăn chính hoặc bữa phụ để đảm bảo thai nhi tăng cân đều đặn và khỏe mạnh.

1.3. Rau, củ giàu chất xơ

Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân? Rau củ quả
Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân? Rau củ quả

Chất xơ có vai trò quan trọng trong chế độ ăn của mẹ bầu, không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón mà còn hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn cho thai nhi. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mẹ bầu nên tiêu thụ khoảng 2,5-3,5 cốc rau mỗi ngày, bao gồm cả rau nấu chín, sống hoặc ép lấy nước.

Vậy mẹ bầu nên ăn rau gì để thai nhi tăng cân? Những loại rau củ giàu chất xơ và dinh dưỡng quan trọng đối với mẹ bầu:

  • Rau lá xanh: Các loại rau xanh như rau bina, cải xoăn và măng tây chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và chất chống oxy hóa. Rau lá xanh cung cấp canxi, kali, vitamin A, folate và chất xơ, hỗ trợ sự phát triển xương, não bộ và hệ miễn dịch của thai nhi.
  • Bông cải xanh: Giàu sắt, beta-carotene, vitamin C, E, A, K và kali, giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu bị suy giáp nên hạn chế tiêu thụ bông cải xanh.
  • Cà rốt, bí đỏ: Chứa nhiều beta-carotene, vitamin A và chất xơ, hỗ trợ tăng trưởng tế bào và hệ miễn dịch của bé.

Mẹ bầu có thể chế biến rau bằng cách luộc, hấp, nướng hoặc làm sinh tố để đa dạng hóa thực đơn, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Đọc thêm

1.4. Trái cây bổ sung vitamin và khoáng chất

Nếu thắc mắc phụ nữ mang thai nên ăn gì để thai nhi tăng cân thì trái cây là nguồn vitamin và khoáng chất tự nhiên giúp thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ bầu nên tiêu thụ 1,5-2 cốc trái cây tươi, trái cây đóng hộp hoặc nước ép trái cây mỗi ngày để cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng.

Những loại trái cây tốt cho thai kỳ bao gồm:

  • Chuối: Giàu kali và folate, hỗ trợ phát triển hệ thần kinh và ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
  • : Cung cấp chất béo lành mạnh và folate, giúp bé tăng cân và hỗ trợ phát triển não bộ.
  • Cam, ổi, dâu tây, kiwi, bưởi: Giàu vitamin C, đảm bảo nhau thai hoạt động bình thường, giúp thai nhi hấp thụ sắt tốt hơn, hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Đu đủ chín: Chứa vitamin C, folate, hỗ trợ thai nhi hấp thu dinh dưỡng và phát triển tế bào.
  • Các loại hạt và trái cây khô: Hạnh nhân, óc chó, mơ khô, sung khô… cung cấp sắt, kẽm và đồng, hỗ trợ tăng cân và phát triển não bộ của thai nhi.

Mẹ bầu có thể ăn trái cây tươi trực tiếp hoặc uống nước ép nguyên chất để tận dụng tối đa dưỡng chất, giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh.

1.5. Sữa và chế phẩm từ sữa

Với câu hỏi bà bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân thì sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein, canxi và vitamin nhóm B dồi dào, giúp thai nhi phát triển xương chắc khỏe và tăng cân đều đặn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên cân nhắc lựa chọn loại sữa phù hợp.

Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân? Sữa và chế phẩm từ sữa
Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân? Sữa và chế phẩm từ sữa

1.6. Một lượng vừa phải chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Bổ sung một lượng vừa phải chất béo tốt giúp tăng cân cho bé mà không làm mẹ tăng cân quá mức. Các nguồn chất béo lành mạnh mà mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày bao gồm:

  • Quả bơ: Bơ chính là câu trả lời cần tìm đối với thắc mắc “Ăn gì để thai nhi tăng cân?”. Quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin C và E, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.
  • Dầu thực vật: Dầu ô liu, dầu hạt cải là những lựa chọn tuyệt vời để bổ sung chất béo vào chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Các loại hạt: Óc chó, hạnh nhân, hạt phỉ chứa nhiều omega-3 và vi chất dinh dưỡng quan trọng, giúp bé phát triển não bộ và tăng cân khỏe mạnh.
  • Chế phẩm từ sữa: Phô mai, kem chua và bơ thực vật dạng hộp cũng là những thực phẩm mẹ có thể bổ sung nhưng với lượng vừa phải.
  • Hạn chế chất béo bão hòa: Mặc dù mẹ bầu có thể tiêu thụ một ít chất béo, dầu hoặc đồ ngọt mỗi ngày, nhưng nên ưu tiên chất béo tốt và tránh các loại dầu hydro hóa, thực phẩm chiên rán để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

1.7. Thực phẩm chứa axit folic

Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân? Thực phẩm giàu axit folic! Axit folic đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và hỗ trợ quá trình phân chia tế bào. Bà bầu cần bổ sung 600-1000 mcg axit folic mỗi ngày để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Nguồn thực phẩm giàu axit folic bao gồm:

  • Rau lá xanh đậm: rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh.
  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh.
  • Ngũ cốc: bánh mì nguyên cám, yến mạch.
  • Trái cây họ cam quýt: cam, quýt, bưởi.

Bổ sung đầy đủ axit folic không chỉ giúp thai nhi phát triển tốt mà còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân khi sinh.

1.8. Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt là khoáng chất thiết yếu giúp hình thành hemoglobin – loại protein trong tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên để cung cấp oxy cho thai nhi, do đó bà bầu cần 27mg sắt mỗi ngày.

Nếu không bổ sung đủ sắt, mẹ bầu có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, thậm chí tăng nguy cơ sinh non hoặc trầm cảm sau sinh.

Nguồn thực phẩm giàu sắt:

  • Thịt đỏ
  • Gan động vật
  • Thịt gia cầm
  • Rau
  • Đậu
  • Ngũ cốc nguyên cám.

2. Bật mí cách tăng cân cho bà bầu gầy

6 cách tăng cân cho bà bầu gầy
6 cách tăng cân cho bà bầu gầy

Như vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho vấn đề “Ăn gì để thai nhi tăng cân?”. Bên cạnh việc ăn thực phẩm giúp tăng cân nhanh trong thai kỳ, có nhiều cách tăng cân cho bà bầu khác mà mẹ có thể áp dụng, bao gồm:

2.1. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày là một trong những phương pháp hiệu quả giúp mẹ bầu duy trì cân nặng hợp lý trong thai kỳ. Thay vì ăn 3 bữa lớn, mẹ có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và giảm cảm giác buồn nôn.

2.2. Chọn thực phẩm dinh dưỡng

Dinh dưỡng trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Một chế độ ăn uống cân bằng giúp mẹ bầu duy trì mức tăng cân hợp lý và cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Vậy, mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, mẹ bầu nên ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, sữa ít béo và protein nạc để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Đồng thời, cần hạn chế thực phẩm có nhiều đường và chất béo không lành mạnh như nước ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp calo rỗng mà còn làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ và tăng cân mất kiểm soát.

2.3. Uống sữa nguyên chất

Sữa nguyên chất là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ, cung cấp canxi, protein và vitamin D, giúp hỗ trợ sự phát triển xương và cơ bắp của thai nhi. Việc uống sữa nguyên chất hằng ngày có thể giúp mẹ bầu tăng cân an toàn và duy trì sức khỏe ổn định trong suốt thai kỳ. Do đó, nếu mẹ bầu đang thắc mắc nên uống gì, ăn gì để thai nhi tăng cân, thì sữa nguyên chất là sự lựa chọn phù hợp.

2.4. Chú ý cách uống nước

Mẹ bầu cần chú ý cách uống nước để thai nhi tăng cân nhanh.
Mẹ bầu cần chú ý cách uống nước để thai nhi tăng cân nhanh.

Uống đủ nước là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe của mẹ bầu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Mất nước trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng như chóng mặt, táo bón và thậm chí tăng nguy cơ sinh non.

Vì vậy, mẹ bầu nên đảm bảo uống đủ lượng chất lỏng mỗi ngày để tránh mất nước và hỗ trợ tuần hoàn máu đến thai nhi. Các lựa chọn thức uống tốt bao gồm:

  • Nước lọc: Giúp duy trì chức năng cơ thể và hạn chế táo bón.
  • Sữa: Cung cấp protein và canxi cho thai nhi phát triển xương chắc khỏe.
  • Nước ép trái cây và rau củ: Bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Lưu ý khi uống nước trong thai kỳ để thai nhi tăng cân:

  • Không nên uống quá nhiều nước trước bữa ăn: Uống quá nhiều nước hoặc ăn nhiều rau sống trước bữa ăn có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến mẹ bầu khó đạt mức tăng cân cần thiết. Thay vào đó, hãy ưu tiên món chính trước rồi mới uống nước hoặc ăn rau sau.
  • Hạn chế đồ uống chứa caffeine: Không chỉ cần biết “ăn gì để thai nhi tăng cân?” mà mẹ bầu cũng nên tránh xa những thực phẩm hạn chế hấp thụ dinh dưỡng khiến thai nhi nhẹ cân. Mẹ bầu không nên uống quá 2-3 tách cà phê hoặc trà mỗi ngày vì caffeine có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt cũng như các dưỡng chất khác, khiến thai nhi khó tăng cân.
  • 2.5. Tập thể dục đều đặn

    Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng mà còn hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, giảm ốm nghén, mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức khỏe tổng thể. Nhờ đó mà mẹ bầu có thể ăn ngon miệng hơn, góp phần giúp thai nhi tăng cân đều đặn hơn.

    Theo CDC Hoa Kỳ, mẹ bầu nên duy trì ít nhất 150 phút tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải mỗi tuần và nên chia nhỏ hoạt động thể chất hàng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tập một số bài tập phù hợp cho thai kỳ như đi bộ, bơi lội, yoga cho bà bầu

    Cần lưu ý rằng, tập thể dục vừa mang lại nhiều lợi ích vừa có thể giúp tiêu hao calo. Do đó, mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung đủ năng lượng để đạt mục tiêu cân nặng hợp lý. Vậy, mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân trong khi phải duy trì tập thể dục đều đặn? Hãy làm theo hướng dẫn sau:

    • Ăn một bữa nhẹ trước hoặc trong khi tập, chẳng hạn như chuối hoặc sữa chua.
    • Sau khi tập, nạp lại năng lượng với một ly sinh tố protein giàu calo hoặc sữa nguyên chất.

    2.6. Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung

    Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, việc bổ sung thực phẩm chức năng chứa vitamin và khoáng chất trong thai kỳ có thể giúp thai nhi phát triển toàn diện. Vitamin tổng hợp trước khi sinh giúp bé phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ tăng cân và giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.

    Những vi chất quan trọng cần có trong vitamin trước sinh bao gồm:

    • Axit folic: Hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh và giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
    • Sắt: Ngăn ngừa thiếu máu, giúp vận chuyển oxy cho mẹ và thai nhi.
    • Canxi: Cần thiết cho sự phát triển xương và răng của bé.

    Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thực phẩm bổ sung mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

    3. Ăn gì để em bé tăng cân tháng cuối?

    Ăn sữa chua để thai nhi tháng cuối tăng cân.
    Ăn sữa chua để thai nhi tháng cuối tăng cân.

    Nếu đang tăng cân cấp tốc cho thai nhi trong tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất như tinh bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có thể làm chậm quá trình phát triển của thai nhi.

    Vậy, bà bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân trong tháng cuối của thai kỳ? Mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày:

    • Sữa chua: Giàu prebiotic, protein và canxi, sữa chua không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ có thể kết hợp với yến mạch nguyên hạt hoặc ăn cùng trái cây để tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng.
    • : Là nguồn cung cấp axit béo Omega-3 quan trọng giúp phát triển não bộ của thai nhi, đồng thời, cá còn chứa protein cần thiết cho sự hình thành da, tóc, cơ và các tế bào khác. Tuy nhiên, mẹ bầu cần làm sạch và nấu chín cá trước khi ăn. Tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ đại dương, cá thu vua…
    • Trái cây và hạt khô: Chỉ cần một lượng nhỏ trái cây và hạt khô cũng có thể cung cấp sắt, kali, magie và vitamin E – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của bé.
    • Quả bơ: Là nguồn giàu vitamin C, folate và vitamin B6, bơ không chỉ hỗ trợ sự phát triển của thai nhi mà còn cung cấp chất béo lành mạnh cần thiết cho cơ thể mẹ.
    • Gia cầm: Trứng và thịt gà là nguồn protein chất lượng cao, giúp bé tăng cân hiệu quả và cũng là câu trả lời cần tìm đối với thắc mắc “Ăn gì để thai nhi tăng cân?”.
    • Đậu nành: Là lựa chọn thay thế protein tuyệt vời cho mẹ bầu ăn chay, đậu nành cũng cung cấp sắt, chất béo lành mạnh và chất xơ cùng nhiều khoáng chất quan trọng khác.
    • Súp lơ xanh: Chứa nhiều vitamin B, canxi và khoáng chất, súp lơ xanh còn hỗ trợ cơ thể sản xuất vitamin A – một vi chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
    • Các loại quả mọng: Dâu tây, việt quất, mâm xôi… là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin C và carbohydrate lành mạnh, giúp tăng cường miễn dịch và duy trì năng lượng cho mẹ bầu.

    Lưu ý khi ăn uống để tăng cân cho thai nhi tháng cuối:

    • Duy trì chế độ ăn cân bằng: Việc bổ sung thực phẩm hỗ trợ tăng cân cần đi kèm với sự đa dạng và điều độ. Không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm cụ thể để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.
    • Ưu tiên thực phẩm tươi, tránh đồ chế biến sẵn: Thực phẩm đóng hộp thường chứa chất bảo quản và đường tinh luyện không tốt cho thai kỳ. Nếu phải mua đồ chế biến sẵn hoặc thực phẩm đóng hộp, mẹ bầu nên dành thời gian đọc nhãn thực phẩm để hiểu rõ giá trị dinh dưỡng trước khi mua và sử dụng.
    • Chia nhỏ bữa ăn: Nếu mẹ cảm thấy chán ăn hoặc khó chịu với các bữa ăn lớn, có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.

    4. Nguyên nhân khiến mẹ bầu chậm tăng cân

    Vì sao thai nhi chậm tăng cân?
    Vì sao thai nhi chậm tăng cân?

    Việc tăng cân trong thai kỳ rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể gặp khó khăn trong việc đạt được mức cân nặng phù hợp. Chính vì vậy mà không ít mẹ băn khoăn không biết nên ăn gì để thai nhi tăng cân.

    Vậy, vì sao thai nhi chậm tăng cân? Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây chậm tăng cân khi mang thai:

    • Ăn ít calo: Khi mẹ bầu không tiêu thụ đủ lượng calo cần thiết, cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để hỗ trợ sự phát triển của em bé. Một chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc không nhất quán có thể làm chậm quá trình tăng cân. Một số phụ nữ dù đang mang thai nhưng vẫn phải đi làm nên có thể không có thời gian bồi bổ dinh dưỡng cho bé. Bên cạnh đó, một số phụ nữ mang thai phải làm công việc cường độ cao nhưng lại không nạp đủ lượng calo cần thiết, khiến thai nhi chậm tăng cân.
    • Mất cảm giác thèm ăn: Trong thai kỳ, một số mẹ bầu có thể không còn cảm giác thèm ăn do thay đổi nội tiết tố. Điều này khiến họ ăn ít hơn bình thường, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.
    • Ốm nghén: Ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên, hoặc thậm chí kéo dài đến tam cá nguyệt thứ hai, có thể khiến mẹ khó ăn uống đủ chất. Một số trường hợp nặng như ốm nghén nghiêm trọng có thể làm mẹ giảm cân đáng kể.
    • Cơ thể trao đổi chất nhanh: Một số người có tốc độ trao đổi chất cao tự nhiên, dẫn đến việc tiêu hao năng lượng nhanh hơn. Điều này khiến mẹ bầu dù ăn uống đầy đủ vẫn khó tăng cân như mong muốn.
    • Sợ thừa cân: Một số mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều, ảnh hưởng đến vóc dáng sau sinh, nên có xu hướng ăn ít hơn hoặc hạn chế nhóm thực phẩm nhất định, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết.
    • Bệnh lý tiềm ẩn: Một số bệnh lý có thể cản trở quá trình tăng cân, chẳng hạn như:

      • Rối loạn tuyến giáp như cường giáp làm tăng quá trình trao đổi chất và gây sụt cân.
      • Các vấn đề về tiêu hóa như bệnh viêm ruột, bệnh celiac khiến cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng.
      • Tiểu đường thai kỳ có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
      • Các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm mạn tính khác.
    • Rối loạn ăn uống: Nếu mẹ bầu có tiền sử rối loạn ăn uống, việc tăng cân có thể là một thách thức lớn. Những rối loạn này ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe thể chất mà còn đến tâm lý của mẹ trong suốt thai kỳ.
    • Sức khỏe tinh thần: Căng thẳng, lo âu, trầm cảm có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và làm giảm cảm giác ngon miệng. Thực tế, khoảng 1 trong 5 phụ nữ gặp phải vấn đề sức khỏe tâm lý trong thai kỳ hoặc sau sinh. Điều này có thể tác động đến cân nặng.
    • Tập thể dục quá mức: Hoạt động thể chất là cần thiết trong thai kỳ. Thế nhưng nếu mẹ bầu tập luyện quá mức mà không bổ sung đủ dinh dưỡng, cơ thể có thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn mức nạp vào, dẫn đến chậm tăng cân.
    • Thiếu hụt tài chính và thực phẩm: Một số mẹ bầu có thể gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến việc không thể tiếp cận đủ thực phẩm dinh dưỡng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mức tăng cân của cả mẹ và bé.

    Nếu mẹ bầu chậm tăng cân hoặc có dấu hiệu suy dinh dưỡng, hãy theo dõi chế độ ăn uống, mức cân nặng thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp phù hợp.

    5. FAQs: Một số câu hỏi thường gặp

    5.1. Cách tăng cân cho thai nhi 3 tháng cuối

    Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để thai nhi tăng cân trong 3 tháng cuối.
    Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để thai nhi tăng cân trong 3 tháng cuối.

    Mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân trong tam cá nguyệt 3? Để hỗ trợ thai nhi phát triển tốt và đạt cân nặng lý tưởng trong 3 tháng cuối, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng sau:

    • Trứng, sữa, sữa chua và đậu phụ: Cung cấp protein giúp xây dựng và duy trì mô thai nhi.
    • Súp lơ xanh, cải xoong và phô mai: Giàu canxi, hỗ trợ sự phát triển xương và răng của bé.
    • Trái cây tươi (kiwi, chuối, dưa, dâu tây): Bổ sung vitamin C, giúp nhau thai hoạt động tốt và tăng hấp thụ sắt.
    • Đậu lăng: Cung cấp protein, vitamin B1 (thiamine) và chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cân cho bé.
    • Quả bơ: Chứa chất béo lành mạnh, vitamin C và E, giúp bé phát triển toàn diện.
    • Cá hồi: Cung cấp omega-3 và DHA, hỗ trợ phát triển não bộ và hệ thần kinh.
    • Rau lá xanh đậm (rau bina, cải xoăn): Giàu magiê, giúp phát triển xương và ngăn ngừa chuột rút, co thắt sớm.

    Bên cạnh chế độ ăn uống, mẹ bầu nên duy trì việc bổ sung vitamin trước sinh để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Các loại vitamin quan trọng bao gồm axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, sắt hỗ trợ quá trình tạo máu, canxi giúp xương bé phát triển chắc khỏe và DHA quan trọng cho não bộ. Uống vitamin trước sinh đều đặn kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp thai nhi tăng cân tốt và phát triển khỏe mạnh trong những tháng cuối thai kỳ.

    5.2. Cách tăng cân cho thai nhi 32 tuần

    tuần 32, thai nhi đã phát triển đáng kể và cần nhiều dưỡng chất để tiếp tục tăng cân. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân?

    • Bổ sung thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa) để hỗ trợ sự phát triển của mô và cơ bắp.
    • Ăn nhiều chất béo lành mạnh (bơ, dầu oliu, các loại hạt).
    • Đảm bảo đủ canxi và vitamin D (sữa, phô mai, cá hồi) để hỗ trợ phát triển xương.
    • Duy trì chế độ ăn giàu sắt và axit folic (rau xanh, thịt đỏ, đậu lăng) để ngăn ngừa thiếu máu, giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

    5.3. Cách tăng cân cho thai nhi 36 tuần

    Mẹ bầu ăn gì cho con tăng cân trong tuần 36? Tương tự như những tuần thai khác, một số cách tăng cân cho mẹ bầu tuần 36 là:

    • Ăn bữa nhỏ nhưng thường xuyên, kết hợp các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng.
    • Uống sữa nguyên kem hoặc thêm sữa chua, phô mai vào bữa ăn để tăng calo.
    • Bổ sung các loại cá béo như cá hồi, cá thu để cung cấp DHA hỗ trợ phát triển não bộ.
    • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó chọn các bữa ăn cân bằng với chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin.

    5.4. Cách tăng cân cho thai nhi 37 tuần

    tuần 37, thai nhi gần như đã phát triển hoàn chỉnh, nhưng việc duy trì cân nặng phù hợp vẫn rất quan trọng. Vậy bà bầu nên làm gì hoặc ăn gì để thai nhi tăng cân? Mẹ bầu nên:

    • Tăng cường thực phẩm giàu calo và dinh dưỡng như bơ, chuối, khoai lang, các loại hạt.
    • Tiếp tục bổ sung sắt, canxi và vitamin từ thực phẩm và viên uống trước sinh.
    • Uống đủ nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
    • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, vì tâm lý thoải mái cũng góp phần giúp thai nhi phát triển tốt.

    Kết luận

    Cân nặng của thai nhi là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Mẹ bầu nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh toàn diện. Hy vọng với những gợi ý trong bài viết, mẹ đã biết được nên ăn gì để thai nhi tăng cân, từ đó xây dựng thực đơn phù hợp, giúp bé yêu có sự khởi đầu tốt nhất ngay từ trong bụng mẹ.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Weight gain in pregnancy https://www.pregnancybirthbaby.org.au/weight-gain-in-pregnancy Ngày truy cập: 14/02/2025

    Weight Gain During Pregnancy | Maternal Infant Health | CDC https://www.cdc.gov/maternal-infant-health/pregnancy-weight/index.html Ngày truy cập: 14/02/2025

    When you need to gain more weight during pregnancy: MedlinePlus Medical Encyclopedia https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000617.htm Ngày truy cập: 14/02/2025

    Pregnancy diet: Focus on these essential nutrients – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082 Ngày truy cập: 14/02/2025

    Pregnancy: Learn More – Weight gain in pregnancy – InformedHealth.org – NCBI Bookshelf http://ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279575/ Ngày truy cập: 14/02/2025

    x