Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/04/2018

Tập luyện giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Tập luyện giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Những hoạt động thể dục, thể thao như bơi lội, đi bộ, khiêu vũ đều đặn có thể giúp bạn kiểm soát tốt chứng tiểu đường trong thai kỳ

Chủ đề liên quan:

>> Chống béo phì, tiểu đường từ trong bụng mẹ

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Khoảng 3-8% thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, thường vào 3 tháng giữa (từ 24 đến 28 tuần). Đây là một dạng tiểu đường xuất hiện ở những thai phụ chưa từng bị tiểu đường. Khi mang thai, những phụ nữ này sẽ có lượng đường máu cao hơn mức bình thường.

Những nguy cơ kèm theo của chứng tiểu đường này là sinh con to, dễ bị cao huyết áp và nhiều khả năng phải sinh mổ.

May mắn là bạn có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, theo dõi lượng đường huyết và bổ sung insulin nếu cần. Đa số phụ nữ trở lại mức đường huyết bình thường sau khi sinh con.

>> Xem thêm: Mẹ đường huyết cao, con dễ bệnh

Ai có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ?

Bạn có nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Trên 30 tuổi
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Quá cân
  • Có gốc gác là người Úc bản xứ, người Việt Nam, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Nam Thái Bình Dương (Polynesian, Melanesian)
  • Từng bị căn bệnh này trong những lần mang thai trước

Lợi ích của tập thể dục đối với tiểu đường thai kỳ

Duy trì một phong cách sống năng động giúp bạn giảm tình trạng kháng isulin, đồng thời giúp dung nạp glucose tốt hơn, từ đó giúp giảm những ảnh hưởng tiêu cực của tiểu đường trong thai kỳ.

tiểu đường
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định việc tập thể dục khi mang thai có lợi cho những người mắc chứng tiểu đường thai kỳ

30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần với mức độ vừa phải (nhịp tim và hơi thở có thể tăng nhẹ) sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp này. Thai phụ tập luyện thường xuyên cũng ít bị sinh con quá to.

Những người được điều trị tiểu đường thai kỳ (bằng chế độ ăn uống cân bằng đường huyết và tập luyện) ít phải sinh mổ hơn, đồng thời hạn chế bị cao huyết áp khi đang mang thai.

Chọn lựa bài tập thể dục như thế nào?

Nếu trước khi mang thai bạn thuộc dạng ít vận động, tốt nhất nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng. Có nhiều hoạt động để bạn chọn lựa, và nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập bạn nhé:

  • Bơi lội
  • Thể dục nhịp điệu nhẹ
  • Đi bộ
  • Yoga
  • Đạp xe
  • Thể dục nhịp điệu dưới nước
  • Khiêu vũ
  • Các bài tập tăng cường sức khoẻ
  • Thái cực quyền

Bạn có thể chạy bộ và tập thể lực thường xuyên nếu trước khi mang thai bạn đã chơi quen những môn này rồi.

Cẩn thận tránh tập nặng hàng giờ trước khi đi ngủ. Đi bách bộ sau bữa tối hoặc sắp xếp thời gian để tập vào buổi sáng hay buổi chiều cũng tốt.

Lưu ý quan trọng: Đường huyết có thể xuống nhanh trong khi tập luyện, bạn nên “thủ” sẵn vài viên đường thuốc hoặc kẹo cứng để đẩy đường lên nếu cần. Ăn một ít trái cây trước khi tập cũng giữ cho đường huyết của bạn không bị xuống quá thấp.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x