Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thai 39 tuần gò nhiều có thể là dấu hiệu sắp sinh hoặc đơn giản chỉ là những cơn gò sinh lý bình thường. Tuy nhiên, làm sao để phân biệt đúng cũng như biết cách xử lý trong từng trường hợp?
39 tuần là khoảng thời gian bé có thể chào đời bất cứ khi nào. Vì vậy, mỗi một thay đổi cơ thể mẹ hay một cử động bất thường nào của bé cũng làm mẹ bầu lo lắng, nhất là khi những cơn gò tử cung xuất hiện ngày càng nhiều.
Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, thai 39 tuần gò nhiều không hẳn là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mà có thể là cách cơ thể mẹ phản ứng với sự phát triển của thai nhi, hoặc đơn thuần là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Mẹ cần tìm hiểu kỹ để biết cách xử lý đúng trong từng trường hợp.
– Cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: Cơn gò sinh lý thường kéo dài khoảng 30 giây, không gây đau đớn, không xảy ra đều đặn và có khả năng biến mất khi mẹ đi bộ, nằm xuống hoặc thay đổi vị trí. Thật ra những cơn gò sinh lý này đã bắt đầu từ tuần thai thứ 7 một cách nhẹ nhàng và cơn gò co thắt ngày càng rõ hơn theo sự phát triển của thai nhi.
Cơn gò sinh lý thường xảy ra khi thai nhi chuyển động, khi bàng quang đầy, sau khi quan hệ hoặc khi cơ thể bị mất nước.
– Dấu hiệu chuyển dạ: Khác với những cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ thường gây khó chịu hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng, gây căng cơ ở vùng xương chậu, đau lườn hoặc đau đùi… Nhiều trường hợp mẹ bầu còn bị ra máu âm đạo.
Cơn gò chuyển dạ thường xuất hiện với tần suất cao, khoảng 5-10 phút/ lần hoặc theo tần suất, nhịp điệu riêng biệt. Đặc biệt, những cơn gò này không có dấu hiệu giảm dần ngay cả khi mẹ bầu thay đổi tư thế.
Những cơn gò sinh lý sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. Hơn nữa cũng sẽ giảm dần theo thời gian hoặc khi mẹ thay đổi tư thế. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng.
Ngược lại, khi những cơn gò là dấu hiệu chuyển dạ hoặc gò do những nguyên nhân sau đây, mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện ngay.
Thai 39 tuần gò nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thay vì lo lắng, hoảng loạn, mẹ bầu nên bình tĩnh theo dõi diễn tiến của cơn gò và những dấu hiệu đi kèm. Nhanh chóng đến bệnh viện ngay nếu thai có vấn đề.
Thai 39 tuần gò nhiều do sinh lý: Xử sao mẹ ơi?Với cơn gò sinh lý Braxton-Hicks hoặc do cảm xúc thay đổi, mẹ có thể thử những cách sau để giảm bớt khó chịu.
|
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.