Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 22/02/2022

Em bé đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không?

Em bé đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không?
Nhiều thai phụ vô cùng lo lắng về việc thai nhi đạp nhiều vào ban đêm. Vì con sẽ ngủ ít và không biết điều gì đang xảy ra với bé trong bụng mẹ. Thực tế, việc trẻ đạp nhiều vào ban đêm được xuất phát từ những nguyên nhân mà nhiều mẹ chưa biết đến.

Em bé đạp nhiều vào ban đêm có vấn đề gì nguy hiểm không? Phần lớn các trường hợp mẹ cảm nhận thai nhi đạp nhiều hơn vào ban đêm là bình thường vá thai nhi đang phát triển tốt. Tuy nhiên nếu vẫn còn băn khoăn hay thắc mắc không biết thai nhi đạp nhiều có tốt không? Các mẹ hãy đọc bài viết này ngay nhé!

Vì sao em bé đạp nhiều vào ban đêm?

Thường thì bắt đầu tháng thứ 4, thai nhi đã có những chuyển động đầu tiên. Nhưng vì cơ thể của bé vẫn còn khá yếu và sự chuyển động rất nhỏ nên mẹ sẽ khó nhận ra. Từ tháng 6 trở đi, thai nhi trở nên hiếu động và di chuyển nhiều hơn trong bụng mẹ. Vì thế, mẹ sẽ cảm nhận được những cú đạp của bé thường xuyên hơn.

Một trong những lý do khác giải thích cho việc thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là do không gian yên tĩnh. Mẹ nằm ổn định nên dễ dàng cảm nhận được sự chuyển động và cho rằng bé đạp nhiều hơn.

Thực tế thì bé sẽ chuyển động đều đặn vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Tuy nhiên, mẹ phải thường xuyên hoạt động vào ban ngày nên sẽ khó cảm nhận được những cú đạp của bé.

Khi bước sang tháng thứ 7, thai nhi bắt đầu phản ứng nhạy hơn với những âm thanh mà bé thích; đặc biệt là giọng nói của mẹ. Khi nhận thấy giọng nói của mẹ, bé thường phấn khích và đạp vào thành bụng nhiều hơn. Chính vì vậy, bạn đêm khi nằm trò chuyện cùng bé sẽ phần nào tạo sự thích thú khiến bé đạp nhiều hơn.

Ngoài nhạy cảm với âm thanh, bé cũng sẽ cảm nhận được hương vị các món ăn mà mẹ ăn điều này sẽ khiến bé đáp ứng bằng các cử động mà mẹ có thể cảm nhận được.

>> Mẹ có thể xem thêm: Những câu chuyện cổ tích cho thai nhi giúp con thông minh, sáng dạ

Em bé đạp nhiều vào ban đêm có tốt không?

bé đạp nhiều vào ban đêm
Em bé đạp nhiều vào ban đêm là dấu hiệu gì?

Đây là một trong những thắc mắc thường gặp ở các mẹ bầu khi mang thai lần đầu tiên. Nhưng đây là điều cho thấy thai nhi đang phát triển tốt và ngày càng cứng cáp hơn.

Trong một số trường hợp thì việc thai đột ngột có quá nhiều cử động lại là dấu hiệu cho những bất thường; thể hiện sự “dãy dụa” của thai trước nguy hiểm. Có thể gặp ở những bà mẹ có đái tháo đường thai kỳ kiểm soát kém; đường huyết mẹ dao động lúc lên quá cao hoặc xuống quá thấp. Những điều này đều có ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ của cả mẹ và con. Nếu thai kỳ bất thường hay có vấn đề sức khoẻ về phía mẹ thì dù cử động nhiều hay cử động ít cũng không nên chủ quan nhé.

Thực chất, sự chuyển động của bé trong bụng có thể bao gồm các hành động như: nấc; quơ tay; quay sang bên này, bên kia; hoặc nhiều cử động khác chứ không chỉ đơn thuần là đạp. Những chuyển động này sẽ rất khó để mẹ có thể phân biệt rõ ràng. Vì vậy mà mẹ cần phải cảm nhận rõ hơn để có thể hiểu được những hành động của bé.

Ngoài ra, việc em bé đạp nhiều vào ban đêm trong bụng mẹ cho thấy bé đang phản ứng với những kích thích bên ngoài bụng mẹ như âm thanh; ánh sáng; thực phẩm do mẹ tiêu thụ. Việc mẹ thường cảm nhận em bé đạp nhiều vào ban đêm vốn dĩ là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Bằng cách cảm nhận những chuyển động ấy, mẹ và bé có thể ngầm giao tiếp và cảm nhận lẫn nhau. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cảm nhận và dõi theo các cử động của bé cũng sẽ giúp tăng mối liên kết và tình cảm mẹ con ngay từ trong bụng mẹ

Những điều mẹ nên làm khi em bé đạp nhiều vào ban đêm

Nếu mẹ nhận thấy bé thường xuyên đạp nhiều và liên tục vào ban đêm. Có thể đó là cách bé muốn báo cho mẹ biết về một sự khó chịu nào đó mà bé đang gặp phải. Lúc này, mẹ nên ngồi xuống nghỉ ngơi một vài phút; tạo cho bé cảm giác thư giãn.

Sau khi nghỉ ngơi, mẹ có thể hoạt động bình thường trở lại. Nhưng hãy nhớ theo dõi phản ứng của trẻ trong vài giờ tiếp theo để biết được tình trạng của trẻ.

Ngoài ra, việc đạp vào ban đêm cũng có thể là do bé muốn được giao tiếp cùng mẹ. Hãy dành một chút thời gian để trò chuyện và cảm nhận những chuyển động của bé sau đó. Đây chắc chắn sẽ là cách rất tốt để tạo ra sự gần gũi, thấu hiểu giữa mẹ và bé. Mẹ nên để ý những điều này và nếu thấy bất thường nào hãy kể nó cho bác sĩ trong những lần khám thai để nhận được tư vấn thích hợp nhé.

Em bé đạp nhiều vào ban đêm cho thấy con đang phát triển rất tốt.

Mẹ đừng quên ghi chú lại những cú đạp của con

Mẹ thường cảm nhận bé đạp nhiều vào ban đêm là dấu hiệu bình thường. Và các chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu nên đếm số lần đạp cũng như các cử động của thai nhi để cảm nhận sự khỏe mạnh của con.

Việc phân định chính xác bé đạp vào bụng mẹ hay chỉ là các cử động thường khó, các bà mẹ thường đồng nhất việc thai đạp và cử động thai. Các nhà sản khoa đều đồng thuận rằng việc này nên bắt đầu tiến hành vào khoảng tuần thai thứ 28 trở đi. Mặc dù có thể làm gia tăng 1 tỉ lệ nhỏ những lần thăm khám không cần thiết. Nhưng nhìn chung đều có lợi cho thai kỳ, đặc biệt là khi mẹ có các rối loạn sức khỏe.

Theo Hiệp hội các nhà sản phụ khoa Canada, nên đếm cho đến 6 cử động thai riêng biệt. Điều này thường đạt được trong vòng 2 giờ là bình thường. Nếu không mẹ nên được thăm khám và đánh giá thai kỳ lại theo ý kiến bác sĩ. Mẹ nên lựa chọn lúc nghỉ ngơi yên tĩnh; ăn nhẹ; nằm nghiêng thoải mái để dễ nhận ra các cử động của con.

Các bậc cha mẹ cũng nên biết rằng kiểm tra đếm cử động thai là một cách tầm soát sơ cấp có dương tính giả cao. Kết cục thai kỳ sau đó thường là tốt. Nhưng thay vì tiếp tục ở nhà rồi đếm và lo lắng. Thì các chuyên gia khuyên mẹ nên được thăm khám và đánh giá lại sức khoẻ bởi nhà chuyên môn

Mặc dù việc em bé đạp nhiều vào ban đêm là những dấu hiệu bình thường và không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mẹ có thể hoàn toàn chủ quan. Mẹ cần phải quan sát và cảm nhận để kịp thời nhận biết được những dấu hiệu bất thường ở thai nhi. Chúc mẹ và em bé luôn mạnh khỏe nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. WHAT DO THE KICKS SAY ABOUT WELL-BEING?

https://www.mombaby.org/wp-content/uploads/2016/03/Kick-Counts.pdf

Truy cập ngày 26/01/2022

2. Fetal movements in utero: nature, assessment, prognostic value, timing of delivery

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/876522/

Truy cập ngày 26/01/2022

3. Baby movements during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-movements-during-pregnancy

Truy cập ngày 26/01/2022

4. Baby movements in pregnancy

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/baby-fetal-movements

Truy cập ngày 26/01/2022

5. Sleeping During Pregnancy

https://kidshealth.org/en/parents/sleep-during-pregnancy.html

Truy cập ngày 26/01/2022

x