Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/06/2017

Dinh dưỡng và cách chăm sóc thai nhi tháng thứ 8

Dinh dưỡng và cách chăm sóc thai nhi tháng thứ 8
Thai nhi tháng thứ 8 đang ở trong một "guồng máy" mạnh mẽ giúp bé tăng tốc trong những bước phát triển về hệ cơ, da, các cơ quan để chuẩn bị cho chặng đường về đích không còn xa. Tháng thứ 8, mẹ bầu cần lưu ý những gì để giúp bé cưng phát triển khỏe mạnh?

Càng gần ngày dự sinh, cơ thể mẹ càng trở nên nặng nề. Cảm giác mệt mỏi thường trực, khó khăn khi đi lại, đau lưng, đau chân nhiều hơn là những vấn đề phiền toái mà các mẹ thường gặp phải trong giai đoạn này. Để chăm sóc tốt sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi tháng thứ 8, dưới đây là một số lưu ý về dinh dưỡng, sức khỏe mà mẹ nên quan tâm.

Bà bầu tháng thứ 8 nên ăn uống như thế nào?

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với thai nhi tháng thứ 8, vì đây là thời kỳ thai nhi cần được bổ sung nhiều canxi cũng như những dưỡng chất khác cho sự phát triển của cơ thể và các cơ quan thần kinh. Mẹ bầu mang thai 8 tháng nên thực hiện những việc như:

-Tăng cường năng lượng: Thai nhi tháng thứ 8 đang phát triển mạnh, vì vậy chế độ ăn của mẹ cũng cần tăng lên cả về chất và lượng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Mẹ cần tập trung tăng lượng calories tiêu thụ mỗi ngày, tuy nhiên phải ăn có liều lượng, không nên ăn quá mức. Nên bổ sung thức ăn chứa nhiều protein để giúp kích thích các tuyến sữa bắt đầu chuẩn bị để cho con bú sau khi sinh. Nên ăn nhiều sữa, thịt, cá, các loại chất béo có lợi và các loại hạt.

-Chia nhỏ bữa ăn: Thời kỳ này mẹ bầu thường hay ợ chua vì tử cung lớn lên đẩy lên cơ hoành và chèn vào dạ dày. Vì thế, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa, không nên ăn quá no để cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng.

-Ăn nhiều chất xơ: Một vấn đề mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải ở tháng thứ 8 này là táo bón. Vì vậy, mẹ bầu nên tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ, tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu và đặc biệt thời kỳ này mẹ bầu nên nhớ uống nhiều nước, từ 2-3 lít mỗi ngày. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm rau xanh, gạo lứt, yến mạch, trái cây…

-Ăn nhiều chất sắt: Chất sắt giúp sản sinh ra máu để nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần ăn nhiều những thực phẩm giàu chất sắt như gan, tim động vật, rau muống, trứng, thịt nạc… để không bị thiếu máu do thiếu sắt ở giai đoạn quan trọng này.

-Bổ sung canxi: Xương của thai nhi tháng thứ 8 đã gần như phát triển hoàn thiện và cứng cáp hơn. Để tăng cường cho hệ xương của bé phát triển hoàn thiện, đạt chiều dài về sau thì mẹ bầu cần bổ sung canxi, mẹ bầu nên ăn nhiều cua, trứng, cam, khoai lang…

Chế độ sinh hoạt nào tốt cho thai nhi tháng thứ 8?

Ngoài việc duy trì nề nếp sinh hoạt có lợi cho sức khỏe như ngủ sớm, nghỉ ngơi khi thấy mệt, mẹ còn nên:

  • Vận động nhẹ nhàng: Vận động trong những tháng cuối của thai kỳ giúp ích cho việc sinh nở về sau của mẹ bầu. Mẹ bầu nên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu. Một lưu ý cho mẹ bầu là trước khi tập thể dục 1 giờ nên có chế độ ăn nhẹ để tránh tình trạng tụt đường huyết có thể xảy ra. Bên cạnh đó, mẹ nên bắt đầu các bài tập thở, bài tập Kegel để hỗ trợ bản thân trong quá trình chuyển dạ và sau khi sinh.
  • Thai nhi tháng thứ 8
    Sức khỏe của mẹ bầu tháng thứ 8 có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi
    • Nói không với stress: Lo lắng, căng thẳng trong thời gian này ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Stress có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, đau lưng, táo bón. Vì vậy, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, thường xuyên nói chuyện với thai nhi…
    • Duy trì tư thế đúng: Mang thai tháng thứ 8, để thoải mái, giảm đau nhức và mệt mỏi, đừng quên luôn nằm nghiêng bên trái, kẹp gối giữa 2 chân để giảm căng tức cho vùng cơ chân và bụng. Mẹ không nên đứng hay ngồi một tư thế quá lâu.

    Mẹ mong đợi gì ở tháng thứ 8?

    Thai nhi tháng thứ 8 bắt đầu phát triển gần như hoàn thiện các bộ phận. Đây là thời điểm bé phát triển về tuyến mỡ để sau khi ra đời bé có thể thích ứng với môi trường bên ngoài. Khuôn mặt của bé đầy đặn và rõ nét hơn. Bé có cân nặng từ 2.300 – 2.800 gram.

    Khi được 8 tháng, thai nhi đã có thể mở nhắm mắt tùy ý. Não bộ và hệ thính giác của bé đã hoàn thiện, bé có thể nghe rõ âm thanh bên ngoài và bắt đầu nhận biết tiếng nói của mẹ. Hệ hô hấp của bé cũng đã hoàn thiện, để sẵn sàng tự mình hít thở khi chào đời. Lúc này hệ xương của thai nhi đã cứng cáp, các cơ bắp cũng đã nhiều hơn, vì vậy mẹ cảm thấy đau vì những cú đạp vào thành bụng của bé yêu rồi đấy.

    Để chuẩn bị tốt cho sự ra đời của bé vào tháng tới, mẹ có thể bắt đầu xem lại chi tiết kế hoạch sinh con, tiếp đến, bắt đầu thực hành cách thay tã, cách bế em bé… để không bỡ ngỡ trong những ngày đầu sau sinh.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x