Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thiếu máu là gì?
Màu đỏ trong máu xuất phát từ các hemoglobin, một loại protein giàu sắt. Tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến những phần còn lại của cơ thể thông qua protein này. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần sản sinh ra lượng máu nhiều hơn để hỗ trợ tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của bào thai. Chế độ ăn của bà bầu cần chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như sắt, axit folic, và vitamin B12 vì việc thiếu hụt những chất này sẽ làm cơ thể không sản sinh ra đủ lượng tế bào máu cần thiết.
Lưu ý rằng tình trạng thiếu máu khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như sinh non, trẻ sinh ra thiếu cân nặng, hoặc trầm cảm sau khi sinh đối với các bà mẹ. Thiếu máu còn cũng gây chậm phát triển ở trẻ nhỏ. Trẻ sinh ra cũng có thể mắc bệnh thiếu máu từ người mẹ. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý phòng thiếu máu khi có những dấu hiệu sau:
● Mệt mỏi
● Xanh xao, nhợt nhạt
● Hồi hộp
● Đau ngực
● Nhức đầu
● Hơi thở ngắn
● Mạch đập nhanh
● Khó tập trung
● Cảm giác tê hoặc lạnh ở tay
● Thân nhiệt thấp
● Khó chịu
Thiếu máu gây ra bởi nguyên nhân nào?
Thiếu máu có nhiều dạng. Và có ba dạng phổ biến thường xảy ra trong thai kỳ, đó là:
● Thiếu máu do thiếu sắt: đây là dạng thiếu máu thường thấy nhất ở những phụ nữ mang thai. Xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để sản sinh ra đầy đủ hemoglobin. Hơi thở ngắn và cảm giác cực kỳ mệt mỏi là những triệu chứng của dạng thiếu máu này.
● Thiếu máu do thiếu folate: Folate hay axit folic là một loại vitamin nhóm B, và tồn tại một lượng nhỏ trong khá nhiều loại thực phẩm. Chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của bào thai, cũng như sự hình thành tủy sống và não bộ của thai nhi. Thiếu folate sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và nhiều dị tật ở trẻ sơ sinh như nứt đốt sống (dị tật ống thần kinh) hoặc thiếu cân nặng.
● Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể dẫn đến sự hình thành máu kém; trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi, do đó nhu cầu về vitamin B12 là khá cao. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể gây sinh non.
Sự thiếu hụt này có thể xảy ra do ăn uống thiếu chất hoặc bản thân người mẹ đang gặp phải những vấn đề sức khỏe khác:
1. Chứng loãng máu: Lượng huyết tương trong máu gia tăng dẫn đến dung tích hồng cầu giảm đi và giảm natri-huyết. Điều này có thể dẫn đến giảm nồng độ hemoglobin. Lượng huyết tương quá nhiều sẽ làm loãng lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể và hạ nồng độ xuống mức 10.5g/dl. Đây là dạng phổ biến của chứng thiếu máu khi mang thai.
2. Mất máu do bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, rối loạn đông máu hemophilia hoặc bị nhiễm giun móc cũng làm giảm lượng hemoglobin trong máu.
3. Trước khi mang thai, mẹ bầu thường bị mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt.
5. Nếu hai lần mang thai quá gần nhau, nguy cơ thiếu máu cũng sẽ tăng lên do không có đủ thời gian để phục hồi.
6. Người mẹ mang bầu đa thai.
7. Mang thai ở tuổi thiếu niên
8. Sử dụng thuốc chống co giật
9. Sử dụng thức uống có cồn
10. Ốm nghén
Tiêu chí để xác định thiếu máu khi mang thai chính là lượng hemoglobin và dung tích hồng cầu (Hematocrit).
Gian đoạn thai kỳ | Hemoglobin (g/dL) | Hematocrit (%) |
3 tháng đầu | <11 | <33 |
3 tháng giữa | <10.5 | <32 |
3 tháng cuối | <11 | <33 |
10 bước để chống thiếu máu
Để ngăn chăn thiếu máu trong thời gian mang thai, bạn cần hấp thu đủ lượng sắt cần cho cơ thể. Khi lượng máu trong cơ thể tăng lên khoảng 20-30%, dĩ nhiên nhu cầu về chất sắt và các vitamin cũng sẽ tăng theo để có thể sản xuất đầy đủ lượng hemoglobin. Bệnh thiếu máu cũng khiến mẹ mất nhiều máu khi sinh nở và làm giảm khả năng miễn dịch của người mẹ.
1. Kiểm tra nồng độ hemoglobin trong máu trước khi thụ thai. Đảm bảo rằng hemoglobin trong máu của bạn ở mức bình thường trước khi thụ thai. Nếu là mang thai ngoài ý muốn, hãy thử những biện pháp mà chúng tôi đưa ra ở trên để đảm bảo lượng hemoglobin đạt mức yêu cầu.
2. Chế độ ăn uống của bạn nên đầy đủ ba thành phần sau: thịt; rau lá xanh đậm; thực phẩm họ đậu. Chúng nằm trong danh sách những thực phẩm giàu sắt:
● Ngũ cốc, bánh mì
● Đậu lăng và các loại đậu
● Gan (tuy nhiên không nên ăn quá nhiều nếu đang trong gian đoạn mang thai vì bạn có thể sẽ hấp thu quá nhiều vitamin A)
● Đậu phụ
● Cá
● Thực phẩm sấy khô như nho, quả mơ
● Củ cải đường
● Táo
● Rau dền
● Rễ bồ công anh
3. Bạn sẽ cần phải bổ sung thêm axit folic nữa. Vậy nên hãy chọn loại viên uống bổ sung dinh dưỡng có chứa cả axit folic và sắt.
4. Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B12 vào bữa ăn.
5. Những loại thực phẩm từ động vật chứa nhiều protein có giá trị sinh học cao. Hãy cân nhắc bổ sung chúng vào chế độ ăn của bạn.
6. Thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.Vậy nên hãy đưa cà chua, kiwi, các loại quả họ cam hoặc ớt chuông vào bữa ăn hàng ngày nhé.
7. Thiếu máu nghiêm trọng sẽ cần phái điều trị bằng cách truyền máu. Khi nồng độ xuống dưới mức 7mg/dl, hoặc nếu bác sĩ của bạn cảm thấy cần thiết, việc truyền máu sẽ được thực hiện để đảm bảo sự an toàn cho cả thai phụ lẫn thai nhi.
8. Tránh những loại đồ uống chứa caffeine như café, trà, nước ngọt, v.v…
9. Ăn chuối chín và mật ong để làm gia tăng nồng độ hemoglobin trong máu.
10. Ngoại trừ các loại thịt ra, những loại thức ăn kể trên được sử dụng tốt nhất khi còn tươi sống. Vì nấu nướng sẽ khiến một lượng chất sắt trong thực phẩm bị tiêu hao. Nhưng nếu nấu đồ ăn bằng nồi bằng gang sẽ giúp tăng lượng sắt trong thực phẩm đến 50-60% đấy.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.