Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đủ chất nhưng vẫn hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Hãy cập nhật ngay bí quyết dưới đây để dễ dàng vượt qua tiểu đường thai kỳ vốn phổ biến ở phụ nữ mang thai, tránh tình trạng lo lắng và kiêng khem trong ăn uống, dễ dẫn đến thiếu chất, bạn nhé!
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin, xảy ra ở các mẹ bầu. Hormone insulin có tác dụng giúp lượng glucose trong máu di chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi mang thai, phụ nữ có nguy cơ kháng insulin ở mức độ nhẹ nên dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng cao, gây bệnh tiểu đường.
Khi gặp tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý các vấn đề dưới đây:
– Thai nhi có cân nặng tăng nhanh, thường trên 4kg nên có nguy cơ gặp các biến chứng trong sinh nở như gãy xương, vai bị kẹt, mẹ chảy máu nhiều.
– Mẹ bầu dễ gặp tình trạng huyết áp cao trong thời gian mang thai.
– Thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh về cơ, thần kinh.
– Mẹ có khả năng gặp các biến chứng sau sinh như nhiễm trùng, băng huyết.
– Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tử vong của em bé trong tuần đầu tiên cao gấp 2 – 5 lần so với bình thường.
– Thai nhi có có nguy cơ bị suy hô hấp, tụt canxi hoặc bị tiểu đường do di truyền.
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá nhiều trong một bữa. Số bữa ăn được khuyến cáo là 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ.
– Mẹ bầu cần ăn đúng giờ và không được bỏ bữa.
– Dùng các thực phẩm cung cấp đạm như thịt nạc, cá, đậu hũ, sữa không béo, không đường, các loại đậu.
– Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh như rau chân vịt (rau bina), súp lơ, su hào. Có nhiều mẹ bầu thắc mắc bà bầu có nên ăn su hào không? Su hào chứa nhiều chất xơ, ít chất béo giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ điều trị tim mạch và hạn chế tình trạng mỡ nhiều máu. Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn su hào trong thời kỳ mang thai nhé.
– Nên chế biến các món ăn bằng cách hấp, luộc, nấu canh, hạn chế chiên, xào.
– Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, thịt nguội.
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
– Hạn chế các thực phẩm gây tăng đường huyết như bánh kẹo, kem, chè, trái cây ngọt, nước ngọt.
Thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ được gợi ý như sau:
♦ Bữa sáng: Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng, nhất là với các mẹ bầu. Một bữa sáng cung cấp đầy đủ tinh bột, đạm, chất béo và vitamin sẽ giúp mẹ bầu có đủ năng lượng và tinh thần phấn khởi để hoạt động trong ngày. Một số món ăn được gợi ý cho bà bầu dùng vào buổi sáng như:
– Cháo yến mạch nấu với thịt hoặc tôm bằm, thêm một ít rau xanh.
– Bún, phở, mì, hủ tiếu ăn kèm với giá và các loại rau xà lách.
– Bà bâu ăn bánh mì ngũ cốc, bánh mì nguyên cám ăn cùng trứng chiên và salad rau củ cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.
– Mẹ bầu đừng quên uống thêm một ly sữa không đường sau bữa sáng nhé.
♦ Bữa trưa và tối: Theo hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, bữa ăn chính trong ngày của người bị tiểu đường có thể được xây dựng theo tỷ lệ như sau:
– Một nửa khẩu phần ăn sẽ bao gồm các loại rau củ quả như rau bó xôi (rau chân vịt), cà rốt, súp lơ, cà chua, su hào.
– 1/4 của khẩu phần ăn sẽ là các chất đạm, protein như cá, ức gà, thịt nạc.
– 1/4 còn lại là các món ăn có chứa tinh bột như cơm gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại khoai, đậu.
– Tráng miệng bằng sữa chua không đường và trái cây.
♦ Bữa phụ: Các bữa phụ sẽ giúp chia nhỏ lượng thức ăn tiêu thụ trong bữa chính, giúp mẹ bầu cân đối lượng đường và tinh bột đưa vào cơ thể. Bữa phụ thường được chế biến đơn giản như bánh mì phết bơ đậu phộng, sữa chua hoa quả và ngũ cốc, salad cá hồi.
Dưới đây là một số thực đơn mẫu, được thiết kế cho bà bầu bị tiểu đường:
– Bữa sáng: 1 lát bánh mì nguyên cám, 1 trứng chiên, 1 phần salad bơ, 1 ly sữa không đường.
– Bữa trưa: Cơm gạo lứt, canh ngao mồng tơi, thịt nạc luộc, đậu đũa luộc. Tráng miệng trái cây. Đây là các món quen thuộc của thực đơn trong ngày miền Bắc.
– Bữa tối: Cá hồi nướng cùng khoai tây, cà rốt và súp lơ hấp, tráng miệng sữa chua không đường.
– Bữa phụ: Nửa chén ngũ cốc ăn kèm sữa ít béo và hạt chia.
– Bữa sáng: Bún cá ăn kèm rau xà lách và giá, 1 ly sữa.
– Bữa trưa: Sandwich thịt bò nướng, rau cải luộc, 1 quả táo.
– Bữa tối: Cơm gạo lứt, đậu hũ nhồi thịt, rau lang luộc, canh bí xanh. Tráng miệng bưởi.
– Bữa phụ: Hoa quả ăn kèm sữa chua không đường.
– Bữa sáng: Cháo yến mạch nấu với thịt heo bằm.
– Bữa trưa của thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Cơm, canh đu đủ, rau lang luộc, cá hấp.
– Bữa tối: Súp bí đỏ, ức gà nướng, súp lơ hấp.
– Bữa phụ của thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Khoai lang luộc, sữa tươi không đường.
Mẹ bầu có thể tham khảo thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ để có những bữa ăn vừa đảm bảo chất dinh dưỡng vừa giúp kiểm soát lượng đường huyết. Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, mẹ bầu nên kết hợp vận động nhẹ nhàng, tập các bài tập thể dục, yoga cho bà bầu để tiêu hao năng lượng. Đồng thời, mẹ nên tuân thủ các lịch thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng tiểu đường, kịp thời xử lý khi gặp vấn đề nhé.
Thu Sương
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.