Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thực đơn cho bà bầu có quan trọng không? Có thể nói dinh dưỡng là yếu tố quan trọng bậc nhất trong thai kỳ. Dinh dưỡng khi mang thai tốt sẽ giúp bé sinh ra có cân nặng tốt, hạn chế những dị tật trong thời kỳ bào thai, giúp bé phát triển trí não tốt, thậm chí có thể hạn chế những bệnh lý mãn tính như béo phì, tiểu đường…
Riêng đối với mẹ, dinh dưỡng tốt và hợp lý sẽ giúp mẹ tăng cân đúng mức, giúp tăng sức đề kháng, có sức khỏe để chịu đựng những thay đổi trong thai kỳ, giảm tai biến sản khoa và làm tăng khả năng tạo sữa mẹ sau sinh…
Để xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu, bạn cần biết các loại thực phẩm mẹ bầu ăn hàng ngày đều cung cấp các dưỡng chất vào thai nhi, giống như “mẹ ăn gì con ăn nấy”. Vì vậy trong thời gian thai kỳ, chị em nên bỏ hết các thực đơn ăn kiêng, mà nên ăn đủ chất, đa dạng thực phẩm.
Mẹ cũng không nên kiêng đường hay tinh bột, chất đạm cũng vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bị nghén thèm ăn món nào đấy, cũng không nên ăn quá nhiều sẽ khiến thai nhi bị thừa chất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam, thực đơn cho bà bầu được xây dựng trên nhu cầu về năng lượng, protein, chất béo, glucid dành cho phụ nữ mang bầu theo từng nhóm tuổi và thời kỳ mang thai theo quý, như sau:
Nhu cầu về protein trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa tăng 15g/ngày (tổng số là 80g/ngày) và 18g/ngày cho 3 tháng cuối (tổng số là 90g/ngày). Protein có nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) nên chiếm > 50% trong tổng số protein.
Ngoài ra, thực đơn cho bà bầu nên có các loại đậu đỗ, lạc, vừng vừa cung cấp thêm đạm và chất béo thực vật. Tuy nhiên, những tháng cuối nếu bị phù bạn nên giảm lượng protein ăn vào, giảm xuống tối đa 20% nhu cầu năng lượng.
Ví dụ: 1 quả trứng cho 7–10g protein, 100g thịt nạc cho 20-23g protein.
Năng lượng từ chất béo nên chiếm từ 20-25% tổng nhu cầu năng lượng (khoảng 60g chất béo/ngày). Trong đó nguồn acid béo không no nên chiếm 2/3 tổng số, thường có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật, cá béo, dầu ăn…
Chất béo (lipid) giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, K, E cần thiết cho cả mẹ và bé, giúp xây dựng các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào thần kinh.
Chế độ ăn cần hợp lý, đảm bảo và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm (protein), tinh bột (glucid), chất béo (lipid), vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh đó, thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu cũng cần đảm bảo cung cấp chất xơ từ mức 20-22g/ngày.
Ăn đa dạng thực phẩm, rau xanh và hoa quả để cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết (đặc biệt chú ý lượng acid folic trong 3 tháng đầu thai kỳ). Các loại rau xanh như rau muống, rau cải, rau dền… có chứa nhiều loại vitamin C, carotene, B12, sắt, acid folic… các loại quả chín như chuối, đu đủ, cam, xoài… cũng cần thiết cho bà mẹ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn củ cải trắng được không? Tất cả thông tin và giải đáp ở đây cho mẹ bầu
Chú ý nên hạn chế ăn mặn, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ bị phù thì lượng muối đảm bảo <5g/ngày (tương đương 1 thìa ăn sữa chua) và cũng để tránh những tai biến khi đẻ.
Không nên dùng các loại đồ uống kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc. Giảm ăn các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi.
Cách tính: 1g protein (chất đạm) cho 4kcal; 1g lipid (chất béo) cho 9kcal, 1g glucid (bột đường) cho 4kcal.
Nếu như có tổng số calo, có nhu cầu về protein, về lipid và về glucid thì từ đó mẹ sẽ tính ra số lượng thịt, cá hay cơm mà mình cần trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Mẹ có thể tham khảo thêm bảng thành phần các thực phẩm. Trong một số tài liệu đều có ghi rõ: ví dụ thức ăn A cung cấp bao nhiêu năng lượng, bao nhiêu gram của protein, lipid, glucid… để xây dựng thực đơn cho bà bầu.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ nên đạt mục tiêu tăng 1-2kg là hợp lý.
Giai đoạn này là cực kỳ quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong 6 tháng tiếp theo, bà mẹ cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, theo dõi cân nặng, uống bổ sung sắt, acid folic, các vi chất theo khuyến nghị cũng như cần có một chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng. Một vài điểm cần lưu ý:
– Chất đạm (protein) đặc biệt quan trọng ở 3 tháng đầu cho việc tạo hình và xây dựng các cơ quan, tổ chức của thai nhi như tủy sống, não, tim, phổi, gan và nhất là tế bào thần kinh… nên cần ăn tăng cường các thực phẩm giàu đạm như: trứng, sữa, thịt, cá, đậu đỗ… tăng 15g/ngày (tổng số khoảng 80g đạm/ngày).
– Uống mỗi ngày 1 viên gồm 60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic.
Đa số phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi vì nghén trong những tuần đầu tiên có thể gây ra khó khăn cho việc tuân thủ theo chế độ ăn như khuyến cáo. Tuy nhiên, có thể thực hiện một số điểm sau:
>>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn cho bà bầu thiếu máu được nhiều người áp dụng nhất!
3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn phát triển nhanh của thai nhi vì vậy thực đơn cho bà bầu cần được đáp ứng đủ năng lượng, cần tăng thêm 300kcal/ngày. Có mối liên quan chặt chẽ giữa năng lượng trong khẩu phần, mức tăng cân của mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh.
Vì vậy, khi năng lượng khẩu phần của phụ nữ mang thai không đáp ứng đủ nhu cầu sẽ làm cho mức tăng cân trong thai kỳ thấp dẫn đến cân nặng của trẻ sơ sinh cũng thấp, dễ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai.
Mức tăng cân đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên duy trì ở mức 0,3-0,5kg/tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Chú ý:
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, vì vậy thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ cần đảm bảo đầy đủ, đa dạng đáp ứng nhu cầu của thai nhi, đặc biệt cần:
DHA là một trong những acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ có nhiều trong các nguồn như dầu cá, cá béo: cá hồi, cá thu, cá ngừ, óc chó, hạt lanh… mẹ bầu nên chú ý những thực phẩm này đặc biệt trong thực đơn bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ.
Khoáng chất:
>>> Bạn có thể tham khảo: Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ
Vitamin:
3 tháng cuối không chỉ là quãng thời gian thai nhi phát triển nhanh nhất mà còn là thời điểm để cơ thể mẹ bầu chuẩn bị “vỡ chum”. Vì vậy cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như theo dõi sự phát triển của thai kỳ. Bạn nên thực hiện thực đơn bà bầu theo chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.
Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối | |
Thứ 2 |
|
|
|
Thứ 3 |
|
|
|
Thứ 4 |
|
|
|
Thứ 5 |
|
|
|
Thứ 6 |
|
|
|
Thứ 7 |
|
|
|
Chủ nhật |
|
|
|
Mẹ có thể tham khảo thử thực đơn món ăn cho bà bầu vào con không vào mẹ theo những đề xuất trên đây. Việc ăn quá nhiều không những không mang lại lợi ích cho sự phát triển của thai nhi mà còn khiến bà bầu tăng cân nhanh chóng.
Các mẹ sẽ trở nên nặng nề và phải đối mặt với các nguy cơ tiểu tường, huyết áp, sản giật trong thai kỳ. Bên cạnh đó, thai nhi quá lớn sẽ làm giảm khả năng sinh thường và mẹ phải nhờ đến sự can thiệp bằng phẫu thuật.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. 2nd Month Pregnancy Diet: What To Eat And Avoid?
https://www.momjunction.com/articles/2nd-month-pregnancy-diet-foods-eat-avoid_00115/
Truy cập ngày 19/4/2022
2. Second Month of Pregnancy Diet (5-8 Weeks)
https://parenting.firstcry.com/articles/second-month-pregnancy-diet5-8-weeks/
Truy cập ngày 19/4/2022
3. Foods To Eat And Avoid During Your Second Month Of Pregnancy
https://www.beingtheparent.com/pregnancy-diet-second-month/
Truy cập ngày 19/4/2022
4. Pregnancy diet: Focus on these essential nutrients
Truy cập ngày 19/4/2022
5. Which foods to eat and avoid during pregnancy
https://www.medicalnewstoday.com/articles/246404
Truy cập ngày 19/4/2022
6. Pregnancy and diet
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-and-diet
Truy cập ngày 19/4/2022
7. Healthy diet during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/healthy-diet-during-pregnancy
Truy cập ngày 19/4/2022