Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 22/08/2022

Thuốc cho bà bầu giúp chữa những bệnh thường gặp khi mang thai

Thuốc cho bà bầu giúp chữa những bệnh thường gặp khi mang thai
Trong thai kỳ, bà bầu rất ngán bệnh tật, ốm đau. Dù mệt mỏi nhưng vì sợ thuốc thang ảnh hưởng đến bé con trong bụng, vì vậy có ép bầu cũng không dám uống. Song cực chẳng đã phải dùng đến thuốc thì phải làm sao? Dựa vào đâu để biết được thuốc cho bà bầu nào an toàn?

Mẹ bầu có thể tham khảo thông tin về những loại thuốc cho bà bầu an toàn dưới đây để cảm thấy thoải mái hơn khi dùng thuốc trong thai kỳ.

1. Dùng thuốc cho bà bầu để chữa cơn đau nhức

Thuốc cho bà bầu: Panadol, Paracetamol hay còn gọi là acetaminophen.

Bầu nên uống thuốc đúng theo hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ.

Mẹ bầu tuyệt đối không nên uống các loại thuốc giảm đau khác như ibuprofen hoặc naproxen, đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 3, bởi có thể làm sụt giảm lượng nước ối trong tử cung, gây áp lực cho bé con trong bụng. Uống ibuprofen trong 3 tháng đầu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch của thai nhi, đồng thời gây ra các nguy cơ tiềm ẩn khác trong những tháng còn lại của thai kỳ.

2. Thuốc chữa chứng táo bón khi mang thai

Thuốc cho bà bầu: Metamucil, Colace, Citracel, Magnesia dạng sữa, Dulcolax.

Táo bón khi mang thai là hệ quả của hormone progesterone tác động lên các cơ trơn, làm chậm quá trình đưa chất thải ra ngoài. Các loại thuốc trên nằm trong danh sách đèn xanh an toàn cho bà bầu, giúp làm mềm chất thải, nhuận tràng. Tuy nhiên, trước khi có ý định dùng thuốc thang, bà bầu nên cố gắng trị táo bón bằng mẹo tự nhiên như ăn nhiều chất xơ từ rau quả và trái cây.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết

3. Thuốc cho bà bầu chữa chứng khó tiêu và ợ nóng

Thuốc cho bà bầu: Tums, Maalox, Mylanta, Pepcid. Tuy nhiên, nên thận trọng với Pepcid do vẫn chứa thành phần có hại cho thai nhi.

Lại là progesterone một lần nữa, gây ra chứng ợ nóng khó chịu trong thai kỳ. 4 loại thuốc liệt kê ở trên là loại thuốc trị khó tiêu khá nhẹ, vì vậy bạn nên thử dùng trước khi sử dụng các sản phẩm được kê toa. Ngoài ra, bà bầu nên cố gắng chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, để hạn chế tình trạng dạ dày trống rỗng, tăng nguy cơ trào ngược, đau rát cổ và ngực.

4. Thuốc cho bà bầu chữa bệnh viêm nhiễm

Thuốc cho bà bầu: amoxiciline hoặc ampicilline.

Nếu bị cảm hay viêm họng, penicillin chính là lựa chọn lý tưởng nhất trong những loại thuốc ho cho bà bầu. Với “gia đình” họ thuốc penicillin, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Chưa từng có bất kỳ dị tật bẩm sinh nào của thai nhi gây ra bởi tác động của loại thuốc này.

Bà bầu nên tránh dùng tetracyline và doxycyline vì sẽ tác động đến màu răng của bé sau khi sinh.

thuốc cho bà bầu, uống thuốc khi mang thai
Bà bầu nên uống thuốc sau khi đã được bác sĩ chỉ định

5. Thuốc trị nấm âm đạo

Thuốc cho bà bầu: Monistat, Gyne-lotrimin.

Nấm âm đạo không phải bệnh hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt khi “cô bé” trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều do lưu lượng máu tăng lên. Cảm giác khó chịu và ngứa ngáy có thể làm dịu bằng hai loại thuốc bôi dạng kem này. Đúng rằng vẫn có một sự hấp thụ nhất định của kem vào máu nhưng nó quá yếu để có thể gây ảnh hưởng đến bé con theo chiều hướng tiêu cực. Thuốc uống trị nấm âm đạo như Diflucan là biệt dược của Fluconazole hoặc Fluconazole theo khảo sát cho thấy đã gây ra rất nhiều ca dị tật bẩm sinh ở thai nhi, mẹ bầu tuyệt đối không nên dùng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thuốc đặt âm đao trị nấm cho bà bầu và những điều mẹ nên biết!

6. Thuốc cho bà bầu trị chứng cảm lạnh thông thường

Thuốc cảm cho bà bầu: Một số thuốc vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng do có thành phần gây dị tật thai nhi.

Nếu chỉ bị nhức đầu và nghẹt mũi, bà bầu không nhất thiết phải mua thuốc trị ho. Nên tìm mua đúng loại cho mối quan tâm cụ thể của bạn. Để giảm ho, chọn loại thuốc có thành phần dextromethorphan hoặc DM giúp giảm ho, guaifenesin giúp nới lỏng chất nhầy, Pseudoephedrine và phenylephrine hoặc PE giúp thông mũi.

7. Thuốc trị bệnh cúm cho bầu

Thuốc cho bà bầu: có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt trong trường hợp cúm.

Hệ thống miễn dịch của mẹ bầu trong thời gian mang thai bị suy giảm rất nhiều. Vì vậy không có gì lạ khi virus cúm có thể dễ dàng tấn công bạn bất cứ lúc nào, và rất dễ dẫn đến tử vong với những trường hợp nhiễm bệnh nặng.

Cúm khác với cảm lạnh thông thường, vì gây sốt, nhiều khi sốt cao. Nhiệt độ cơ thể thai nhi vốn dĩ đã cao hơn mẹ bầu, do đó khi nhiệt độ mẹ tăng, rất dễ con sẽ đối mặt với nguy cơ bị dị tật bẩm sinh trong các tháng đầu và nguy cơ mẹ sinh non trong những tháng cuối. Paracetamol được xem là thuốc trị cúm an toàn nhất cho bà bầu trong thai kỳ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì đảm bảo an toàn không gây biến chứng cho cả hai mẹ con?

8. Đối với bệnh có từ trước

(Chẳng hạn như trầm cảm, hen suyễn, động kinh, cao huyết áp mãn tính, tiểu đường)

Thuốc cho bà bầu: Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ dẫn cách dùng thuốc an toàn nhất cho bà bầu trong thai kỳ để vừa đảm bảo sức khỏe của bạn vừa giữ an toàn cho bé con.

Với những bà bầu mắc các bệnh trên trước khi mang thai, mục tiêu là cung cấp lượng thuốc tối thiểu để kiểm soát bệnh và tránh rủi ro cho thai nhi.

Trên đây chỉ là danh sách thuốc cho bà bầu tham khảo. Nếu có ý định dùng, mẹ bầu tốt nhất vẫn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống. Tùy theo cơ địa và hiện trạng sức khỏe của mỗi người, ảnh hưởng và tác động của thuốc là khác nhau. Mẹ bầu nên cố gắng ăn uống, ngủ nghỉ và vận động điều độ để tăng cường sức khỏe, tránh xa bệnh tật. Có như vậy, sẽ chẳng phải lăn tăn về chuyện uống thuốc khi mang thai.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Medicines in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/medicines/

Ngày truy cập: 4.8.2022

  1. Medicine Guidelines During Pregnancy

https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/4396-medicine-guidelines-during-pregnancy

Ngày truy cập: 4.8.2022

  1. Treating for Two: Medicine and Pregnancy

https://www.cdc.gov/pregnancy/meds/treatingfortwo/index.html

Ngày truy cập: 4.8.2022

  1. Pregnancy – medication, drugs and alcohol

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-medication-drugs-and-alcohol

Ngày truy cập: 4.8.2022

  1. Medicine and Pregnancy

https://www.fda.gov/consumers/free-publications-women/medicine-and-pregnancy

Ngày truy cập: 4.8.2022

 

x