Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Do chế độ dinh dưỡng không cân bằng, chủ yếu thiên về tinh bột, thực phẩm nhiều đường nên càng ngày, tỷ lệ mẹ bầu bị tiểu đường ngày càng tăng. Cũng vì vậy, thắc mắc tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không cũng đang là vấn đề rất được quan tâm.
Tiều đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể.
Nó là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và cả thai nhi. Lượng đường máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Tuy nhiên, nếu đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị với bác sĩ để theo dõi và quản lí lượng đường trong máu.
Nếu đang mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 nhưng muốn có con, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang bầu. Chị em không điều trị hay kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ gây nguy hại đến thai nhi.
Khác với bệnh tiểu đường mãn tính, tiểu đường thai kỳ thường chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai và sẽ “lặn mất tăm” sau khi bạn sinh con.
Nếu được kiểm soát tốt, tiểu đường thai kỳ sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, không chỉ mẹ mà cả thai nhi cũng sẽ gặp biến chứng nghiêm trọng.
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi
Một số nghiên cứu cho thấy, tiểu đường thai kỳ có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Các dị tật phổ biến: Dị tật hệ tiết niệu, dị tật hệ thần kinh, dị tật tim…
Mức độ insulin tăng cao cũng có thể dẫn đến thai nhi suy hô hấp cấp do sự phát triển của phổi bị ảnh hưởng. Hơn nưa, trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ gặp phải rối loạn chuyển hóa như hạ can-xi huyết, hạ đường huyết cao hơn những trẻ bình thường.
Tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?
Căn bệnh này còn có mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì nếu không kiểm soát bệnh lý kịp thời, bạn hoàn toàn có thể bị tử vong bởi các biến chứng do bệnh gây ra.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kể đến gồm:
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ: bị tiền sản giật, sinh non, băng huyết sau sinh… Tuy nhiên mẹ có thể sinh thường nếu đường huyết được kiểm soát bằng cách ăn uống lành mạnh và có chế độ tập luyện, nghỉ ngơi tốt.
Nếu với chế độ ăn uống của mẹ có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể thì thai kỳ vẫn phát triển bình thường không ảnh hưởng đến việc sinh đẻ.
Còn mổ hay sanh ngã âm đạo phụ thuộc vào nhiều lý do sản khoa khó có thể dự đoán được trong thai kỳ. Khi gần sanh, và vào chuyển dạ thì dự đoán sẽ đúng hơn.
Đa số những trường hợp tiểu đường thai kỳ sẽ không có dấu hiệu “nhận diện” đặc trưng. Hầu hết chỉ được phát hiện thông qua những buổi khám thai định kỳ.
Một số trường hợp lượng đường huyết trong máu tăng quá cao, mẹ bầu mới có thể phát hiện nhờ những dấu hiệu như:
Nguy cơ của mẹ bầu
Thống kê cho thấy, những mẹ bầu bị tiểu đường có nguy cơ gặp phải tiền sản giật gấp 4 lần so với những mẹ bầu có lượng đường huyết bình thường.
Ngoài ra, việc tăng cân quá mức ở những mẹ bầu tiểu đường cũng có thể gây khó sinh, hoặc gặp một số vấn đề nguy hiểm như trật khớp vai, gãy xương đòn… Tỷ lệ nhiễm trùng, băng huyết sau sinh cũng cao hơn ở những mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
Đa ối khi mang thai cũng là một trong những vấn đề các mẹ bị tiểu đường gặp phải. Nhiều trường hợp đa ối có thể gây sinh non, hoặc vỡ ối rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Việc điều trị tiểu đường thai kỳ có thể giúp bạn và bé khỏe mạnh. Một số phương pháp giúp bạn có chỉ số đường huyết bình thường, bao gồm:
Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị, kiểm soát lượng đường huyết bằng các biện pháp sau:
Tuy rất nguy hiểm, nhưng tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát nếu bạn duy trì một chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường cân bằng kết hợp những bài tập thể dục hợp lý.
Ghi nhanh những lưu ý sau nếu không muốn tiểu đường ảnh hưởng xấu đến mình và bé cưng, mẹ bầu nhé!
Ngoài việc quan tâm tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, mẹ bầu cũng nên lưu ý chế độ dinh dưỡng, luyện tập để duy trì lượng đường huyết ổn định. Đây mới là biện pháp tối ưu để bảo vệ mẹ và bé cưng khỏi sự ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.