Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/10/2015

Bà bầu uống sữa: Thừa, thiếu đều nguy!

Bà bầu uống sữa: Thừa, thiếu đều nguy!
Bà bầu uống sữa quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thai quá lớn, khó sinh, nhưng uống sữa không đủ lại khiến bé cưng thiếu lượng canxi và vitamin D cần thiết, không phát triển tối đa về chiều cao về trí thông minh. Vậy, uống sữa khi mang thai như thế nào cho đúng đây mẹ bầu ơi?

Theo khuyến cáo của hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa khi mang thai là điều cần thiết, giúp mẹ bầu bổ sung canxi và một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thậm chí, nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng, bà bầu thường xuyên uống sữa sẽ sinh con cao hơn và thông minh hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những mẹ bầu uống sữa đúng cách. Mẹ bầu uống sữa quá nhiều, hoặc quá ít đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Uống sữa khi mang thai
Uống sữa khi mang thai không đúng cách, mẹ có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi

1/ Lợi ích không thể bỏ qua khi bà bầu uống sữa

Bé cưng cao hơn: Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa chiều cao của trẻ em và số lượng sữa mẹ bầu “nạp” vào trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, chỉ cần 150 ml sữa mỗi ngày, mẹ đã có thể giúp con cải thiện đáng kể chiều cao của mình.

Thông minh hơn nhờ mẹ uống sữa: Trong nghiên cứu được công bố năm 2013, các chuyên gia người Anh đã phát hiện ra rằng, chỉ số IQ của thai nhi có thể tăng cao hơn nếu như mẹ bầu thường xuyên uống sữa. Bởi ngoài vitamin D ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ, lượng i-ốt trong sữa cũng có tác động đến sự hình thành các tế bào thần kinh.

2/ Tác hại không ngờ khi uống sữa khi mang thai “quá liều”

Mẹ có biết, lượng sữa bạn tiêu thụ mỗi ngày trong thời gian mang thai sẽ có tỷ lệ thuận với trọng lượng của thai nhi? Theo các chuyên gia, cứ mỗi một ly sữa 500 ml, mẹ bầu có thể giúp thai nhi tăng thêm 41 g trọng lượng. Kì diệu quá đúng không? Nhưng điều này chỉ có lợi với những trường hợp thai nhi nhẹ cân, cần bổ sung thêm dinh dưỡng để cân nặng đạt chuẩn.

Với những mẹ bầu có cân nặng vừa phải, thai nhi đang phát triển đúng tiến độ, mẹ chỉ nên uống một lượng sữa vừa phải, trung bình từ 250 – 500 ml mỗi ngày. Tiêu thụ quá nhiều sữa sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh thừa cân, và có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe bé như suy hô hấp, suy tim, hạ thân nhiệt…

3/ Sữa bầu không phải là lựa chọn duy nhất cho mẹ

Được thiết kế chuyên biệt cho phụ nữ mang thai, sữa bầu được tăng cường nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, như DHA, ARA, choline… Tuy nhiên, nếu không thể “chịu” được sữa bầu, mẹ hoàn toàn có thể uống sữa tươi, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo… và bổ sung thêm những dưỡng chất cần thiết từ thực phẩm.

Bên cạnh đó, đối với những mẹ bầu đang phải đối mặt với tình trạng thừa cân béo phì, thay vì uống sữa bầu “béo ngậy”, mẹ có thể uống sữa tươi ít béo để hạn chế tăng cân quá mức khi mang thai. Với những trường hợp dị ứng, không uống được sữa, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để uống bổ sung vitamin cần thiết. Lưu ý, tuyệt đối không nên tự ý uống vitamin khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x