Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/05/2018

Vỡ ối: Bạn có cần đến bệnh viện ngay lập tức?

Vỡ ối: Bạn có cần đến bệnh viện ngay lập tức?
Chắc hẳn chúng ta ít nhiều cũng đã từng xem qua những bộ phim trong đó có cảnh cô vợ bị vỡ ối ở siêu thị, cửa hàng bách hóa hay ở chợ và anh chồng hoảng hốt bồng vợ rồi nhanh chóng đưa cô ấy vào bệnh viện. Đây có phải là những gì sẽ diễn ra khi bạn bị vỡ ối?

Phần lớn các thai phụ sẽ khá hoảng loạn khi bị vỡ ối và tương tự như các cảnh trong phim, điều xuất hiện đầu tiên trong tâm trí họ lúc này là: phải nhập viện ngay! Thật ra, không phải lúc nào bạn cũng cần nhập viện một cách vội vã đâu.

Sự thật về vỡ ối

Chỉ có khoảng 1 trong 12 người trong số họ sẽ vượt cạn ngay sau khi vỡ ối, đây là biểu hiện phổ biến cho một ca sinh bắt đầu cùng với các cơn co thắt tử cung liên tục. Đôi khi nước ối sẽ chỉ vỡ khi người mẹ cố gắng đẩy thai nhi ra ngoài. Cũng có trường hợp, nước ối sẽ không tự vỡ mà phải cần có sự can thiệp của bác sỹ, nữ hộ sinh để bấm vỡ ối.

Trong bài viết này, MarryBaby chỉ xin đề cập đến trường hợp bạn bất ngờ bị vỡ ối ở nhà thôi nhé!

Khi bạn vỡ ối, có hai khả năng sẽ xảy ra. Hoặc bạn sẽ cảm giác như một bịch nước bị vỡ òa ra hoặc một dòng nước nhỏ chảy từ từ, liên tục và điều này sẽ khiến bạn dễ nhầm tưởng là mình vừa “tè dầm” một chút. Trong trường hợp này, bạn nên dành thêm một chút thời gian để quan sát và bạn sẽ biết đây là nước ối hay nước tiểu.

>>> Xem thêm: Những thắc mắc của mẹ trong quá trình sinh con

Nếu bạn bị vỡ ối ở một nơi nào đó mà không phải là bệnh viện, hãy cố gắng đừng quá hoảng loạn. Bạn nên gọi cho bác sỹ hay nữ hộ sinh của mình để thông báo cho họ biết tình trạng hiện nay của bạn và chuẩn bị tâm lý để trả lời 3 câu hỏi sau:

Bạn bị vỡ ối lúc mấy giờ?

Họ sẽ cần thông tin này để xác định xem liệu khi nào bạn cần nhập viện. Một khi bạn bị vỡ ối thì nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ tăng cao. Do đó, sau một vài giờ nhất định, họ sẽ phải đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nếu bạn chưa xuất hiện những cơn co thắt liên tục, các bác sĩ sẽ đề nghị can thiệp thúc sinh.

>>> Xem thêm: Chuẩn bị tâm lý cho quá trình sinh con

Nước ối trông như thế nào?

Bình thường, nước ối trông giống như nước trong, sạch sẽ và không màu. Nếu nó có màu xanh lá cây hay nâu, có nghĩa là bé đã thải ra phân su trong tử cung của bạn rồi đấy! Đây là dấu hiệu cho một chặng đường dài phía trước.

Lúc này, có lẽ các bác sĩ sẽ yêu cần bạn nhập viện ngay lập tức để đánh giá tình hình một cách chính xác nhằm đảm bảo an toàn cho cục cưng của bạn.

vỡ ối
Nếu nước ối có màu, bạn nên nhập viện ngay để được theo dõi

Nó có mùi như thế nào?

Nước ối thường không mùi. Nhưng nếu bạn ngửi thấy mùi không tốt, có lẽ bạn đang bị nhiễm trùng rồi đấy. Bạn nên lập tức đến bệnh viện để có sự can thiệp kịp thời. Nếu bạn kiểm tra dương tính với các liên cầu khuẩn nhóm B, việc dùng kháng sinh cần được kiểm soát tốt vì nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi.

Một số lời khuyên dành cho bạn

Nếu các cơn co thắt chưa diễn ra liên tục và bác sỹ hay nữ hộ sinh của bạn chưa yêu cầu bạn nhập viện, bạn có thể thư giãn, nghỉ ngơi ở nhà và đợi cho đến khi các cơn co thắt kéo dài hơn, mạnh hơn và dồn dập hơn.

Nhớ mang theo một gói băng vệ sinh dùng ban đêm hay mua miếng lót không thấm nước, 2 loại này đều được dùng tại bệnh viện. Nếu bạn đã mua mà không cần dùng đến chúng, bạn có thể dùng chúng làm miếng lót cho bé cũng rất tuyệt đấy!

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x