Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/09/2023

Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm đường tiết niệu có thể là một biến chứng khá nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu bạn không điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của hai mẹ con.

Để hiểu bệnh lý viêm đường tiết niệu khi mang thai nguy hiểm ra sao, MarryBaby và bạn sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Hãy theo dõi để biết nguyên nhân và các mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai nhé.

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý gì?

Viêm đường tiết niệu hay còn gọi nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection – UTI) là tình trạng viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra. Viêm đường tiết niệu thường gây ảnh hưởng ở bàng quang nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu thường do vi khuẩn từ da, âm đạo và vùng trực tràng xâm nhập vào đường tiết niệu. Bệnh lý này thường có các loại sau:

  • Nhiễm trùng bàng quang hoặc viêm bàng quang: Điều này xảy ra khi vi khuẩn tích tụ và lây lan trong bàng quang dẫn đến viêm nhiễm. Bệnh thường gặp ở phụ nữ từ 20-50 tuổi đã có hoạt động tình dục.
  • Nhiễm trùng thận hoặc viêm bể thận: Khi vi khuẩn di chuyển theo đường tiết niệu và vào thận có thể làm lây nhiễm một hoặc cả hai quả thận. Nhiễm trùng thận là một biến chứng nghiêm trọng khi mang thai có thể xâm nhập vào máu và gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh lý này cũng làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân và có nguy cơ tử vong ở thai nhi.
  • Vi khuẩn niệu không triệu chứng: Bạn không có triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai mặc dù trong đường tiết niệu đã bị viêm nhiễm do vi khuẩn thì được gọi là vi khuẩn niệu không triệu chứng. Trong giai đoạn thai kỳ, nếu tình trạng này không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận. Vì thế, các bác sĩ thường thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi khám thai định kỳ cho bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao bà bầu đi đại tiện nhiều lần trong ngày? Đó là dấu hiệu gì?

Tại sao phụ nữ mang thai thường bị viêm đường tiết niệu?

Thai phụ thường là đối tượng dễ bị viêm đường tiết niệu. Bởi vì, khi mang thai hormone progesterone sẽ làm cho niệu quản giãn ra và làm chậm dòng nước tiểu. Bên cạnh đó, khi thai nhi phát triển lớn hơn thì tử cũng cũng giãn nở ra gây đè nén lên niệu quản khiến cho việc đi tiểu khó khăn hơn.

Trong thai kỳ, bàng quang cũng sẽ khó khăn hơn trong việc thải nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Thậm chí, một số thai phụ còn gặp tình trạng nước tiểu chạy ngược dòng vào thận. Những vấn đề trên đã khiến cho vi khuẩn có cơ hội tích tụ và lây lan.

Hơn nữa, khi bạn mang thai thì trong nước tiểu có ít axit và nhiều glucose hơn bình thường. Chính điều này lại tạo thêm cơ hội và môi trường để vi khuẩn sinh sôi, phát triển tự do hơn dẫn đến viêm đường tiết niệu khi mang thai. Liên quan đến vấn đề viêm đường tiết niệu khi mang thai; bạn có thể xem thêm ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai

Ngoài lý do vì sao phụ nữ lại dễ bị viêm đường tiết niệu khi mang thai ở phần trên. Thì thai phụ còn có thể bị viêm đường tiết niệu do những nguyên nhân sau:

dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai

  • Liên cầu khuẩn nhóm B: Nhóm vi khuẩn này thường trú ngụ trong đường ruột và có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu khi mang thai. Điều này cũng khiến cho bạn có cảm giác đau buốt khi tiểu đau trong thai kỳ.
  • Vi khuẩn đường ruột: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn đường ruột. Vì khoảng cách giữa niệu đạo và trực tràng ở phụ nữ rất ngắn nên vi khuẩn như E.coli dễ dàng di chuyển vào đường tiết niệu hơn.
  • Cơ thể thay đổi khi mang thai: Những thay đổi trong cơ thể như tăng nồng độ hormone, tử cung giãn rộng đã khiến nước tiểu chảy chậm hơn trong niệu quản do áp lực lên bàng quang. Điều này dẫn đến việc không thể tống hết nước tiểu ra khỏi bàng quang đã gây nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai.
  • Quan hệ tình dục khi mang thai: Mặc dù quan hệ tình dục khi mang thai là lành mạnh nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc UTI. Bởi vì, vi khuẩn trong âm đạo có thể bị đẩy vào niệu đạo dẫn chúng vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm. Do đó, bạn cần đi tiểu trước cũng như sau khi “lâm trận” và rửa sạch vùng kín sau khi quan hệ để ngăn ngừa viêm đường tiết niệu khi mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không?

Ngoài những nguyên nhân này, nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường, đã sinh nhiều con, béo phì hoặc có tiền sử nhiễm trùng tiểu tái phát thì cũng có thể bị viêm đường tiết niệu khi mang thai cơn hơn.

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai

Khi bạn bị viêm đường tiết niệu khi mang thai sẽ gặp phải các dấu hiệu sau:

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm cho thai kỳ không?

Khi bạn bị viêm đường tiết niệu khi mang thai mà không điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nhất là, nếu bạn bị nhiễm trùng thận sẽ có nguy cơ cao gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và thai nhi.

Viêm đường tiết niệu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra nhẹ cân. Hơn nữa, nếu bệnh lý không được điều trị đúng cách sẽ có tăng nguy cơ tái phát bệnh sau khi bạn sinh con.

>> Bạn có thể xem thêm: Màu nước tiểu khi mang thai phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ bầu

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu khi mang thai được chẩn đoán bằng cách thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Mẫu nước tiểu của thai phụ sẽ được bác sĩ phân tích để tìm sự hiện diện của vi khuẩn. Sau khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

Bệnh lý viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể kéo dài nhiều ngày hơn nếu đang ở tình trạng nặng hoặc có vi khuẩn kháng thuốc. Nhưng bác sĩ sẽ không cho bạn dùng thuốc kháng sinh không quá 10 ngày để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Còn nếu bạn bị nhiễm trùng bàng quang thì cũng sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Nhưng ngay cả khi cơn đau do viêm đường tiết niệu khi mang thai đã giảm thì vẫn phải dùng thuốc kháng sinh thêm vài ngày.

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai

Bên cạnh áp dụng các cách điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ; bạn có thể thực hiện các mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai dưới đây để làm giảm tình trạng bệnh lý:

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Bạn cần dùng các thực phẩm và trái cây giàu vitamin C để giúp nước tiểu có tính axit hơn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Sử dụng dầu đinh hương: Dầu đinh hương có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn và kháng vi rút có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành vi khuẩn trong đường tiết niệu.
  • Dầu Oregano: Dầu Oregano cũng có đặc tính chống vi khuẩn và có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây UTI như E.coli. Tuy nhiên, loại dầu này chỉ được sử dụng sau khi có sự chấp thuận của bác sĩ để tránh bất kỳ biến chứng thai kỳ nào.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Mẹ cần lưu ý gì khi đi vệ sinh?

Biện pháp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu cho thai phụ

Để ngăn ngừa các dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai phát triển; bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín: Bạn hãy dùng xà phòng dịu nhẹ để vệ sinh vùng kín.
  • Uống nhiều nước: Bạn hãy nhớ uống đủ nước ít nhất 8-12 ly nước mỗi ngày để giúp loại bỏ vi khuẩn từ niệu đạo.
  • Không nhịn tiểu: Bạn nên nhớ tuyệt đối không nhịn tiểu hoặc phớt lờ cảm giác muốn đi tiểu khi bản thân muốn nhé.
  • Lau âm đạo từ trước ra sau: Bạn hãy luôn nhớ lau âm đạo sau khi đi tiểu từ trước ra sau để ngăn vi khuẩn di chuyển từ trực tràng đến niệu đạo.
  • Tránh sử dụng một số sản phẩm vệ sinh phụ nữ: Không sử dụng thuốc xịt, thụt rửa và bột có thể gây kích ứng vùng kín và niệu đạo sẽ có nguy cơ giúp cho vi khuẩn phát triển thuận lợi.
  • Tránh bồn tắm: Cố gắng sử dụng vòi sen thay vì bồn tắm để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo. Nếu bạn sử dụng bồn tắm, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không tắm quá lâu.
  • Tránh mặc quần lót chật: Không mặc quần lót quá chật và hãy mặc quần lót bằng cotton để giữ cho vùng kín được khô ráo và ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, bạn hãy luôn nhớ thay đồ lót mỗi ngày nhé.

Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm đường tiết niệu khi mang thai. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa dấu hiệu của bệnh bằng cách uống đủ nước, vệ sinh vùng kín đúng cách và không nhịn tiểu. Nhưng nếu bạn thấy có xuất hiện dấu hiệu của bệnh thì cần phải đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Urinary Tract Infection (UTI) During Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/urinary-tract-infection-uti-during-pregnancy/
Truy cập ngày 12/09/2023

2. UTI During Pregnancy: Causes, Symptoms, Risks And Treatment
https://www.momjunction.com/articles/urinary-tract-infection-uti-during-pregnancy-treatment_001049733/#risk-of-utis-by-pregnancy-trimester
Truy cập ngày 12/09/2023

3. Urinary Tract Infection During Pregnancy
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/urinary-tract-infections-during-pregnancy/
Truy cập ngày 12/09/2023

4. Urinary tract infections (UTIs) during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/urinary-tract-infections-utis-during-pregnancy
Truy cập ngày 12/09/2023

5. Urinary Tract Infections in Pregnant Individuals
https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/clinical-consensus/articles/2023/08/urinary-tract-infections-in-pregnant-individuals
Truy cập ngày 12/09/2023

x