Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trần Nguyễn Thục Uyên
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 23 giờ trước

Các giai đoạn chuyển dạ và phương pháp giảm đau tự nhiên

Các giai đoạn chuyển dạ và phương pháp giảm đau tự nhiên
Ở những tuần cuối thai kỳ trước khi chuyển dạ, tâm trạng mẹ bầu thường nôn nao, lo lắng và đôi chút hồi hộp. Lý do là vì không biết khi nào cơn chuyển dạ sẽ đến, không biết sinh nở sẽ diễn ra như thế nào, không biết có đau hay không...

Mặc dù, cơn chuyển dạ thường diễn ra trước hoặc sau ngày dự sinh khoảng 2 tuần, tuy nhiên việc biết rõ các giai đoạn cũng như các dấu hiệu chuyển dạ sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị về mặt tâm lý tốt hơn cho việc sinh nở.

Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là một chuỗi các sự việc hoặc quá trình diễn ra trong khoảng thời gian dài từ 1 giờ cho đến hơn 24 giờ. Thời gian chuyển dạ kéo dài bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt đối với những mẹ bầu sinh con đầu lòng thì thời gian chuyển dạ thường diễn ra dài hơn.

Lý do là vì cổ tử cung và ống dẫn sinh (âm hộ) của những người lần đầu làm mẹ ít linh hoạt, do đó việc chuyển dạ và sinh nở sẽ mất thời gian lâu hơn.

  • Đối với phụ nữ sinh lần đầu tiên, thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài từ 12 – 24 giờ, trung bình là 14 giờ.
  • Đối với phụ nữ đã sinh trước đó, thời gian chuyển dạ kéo dài từ 4 – 6 giờ, trung bình là 6 giờ.

3 giai đoạn chuyển dạ

Thông thường chuyển dạ được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 – Mở tử cung

Giai đoạn chuyển dạ đầu tiên là tử cung mở ra, hay còn được gọi là độ mở tử cung tăng lên. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được sự có mặt của những cơn co thắt, có lúc đau nhẹ và cũng có lúc rất đau.

Đối với các mẹ sinh con đầu lòng (con so), giai đoạn chuyển dạ đầu tiên thường xuất hiện trước khi sinh khoảng từ 6 – 12 giờ, và có thể sẽ rút ngắn lại ở những lần sinh tiếp theo.

Theo lời khuyên của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh – NHS, mẹ bầu nên ăn uống lót dạ hoặc ngủ dưỡng sức trong thời điểm này. Để khi cơn chuyển dạ xảy đến thì mẹ bầu cũng đã có đủ sức khỏe để tiếp nhận.

Giai đoạn 2: Đẩy em bé

Trong giai đoạn này, em bé sẽ ra đời và có thể kéo dài trong vòng vài phút cho tới vài tiếng đồng hồ. Những mẹ bầu lần đầu sinh con sẽ phải trải qua quãng thời gian dài hơn ở giai đoạn này. Thậm chí sẽ có những mẹ còn lâu hơn nữa nếu được gây tê màng cứng khi sinh.

Mẹ bầu có thể trải qua giai đoạn hai dài hơn trong lần sinh đầu tiên.

Giai đoạn 3 – Sau sinh

Sau khi em bé chào đời, chắc chắn mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự thoải mái và cảm thấy nhẹ nhõm và dĩ nhiên là còn nhiều điều mới mẻ phía trước. Trong giai đoạn này y tá hoặc hộ sinh sẽ cắt nhau thai cho bé và đảm bảo rằng hiện tượng chảy máu được kiểm soát an toàn.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn về vấn đề này, hãy xin ý kiến từ bác sĩ Nhi khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Phương pháp tự nhiên giúp giảm đau khi chuyển dạ

Thư giãn

Điều quan trọng mẹ nên làm để giảm bớt cơn đau khi chuyển dạ là tìm cách thả lỏng và thư giãn. Việc càng sợ và càng chống lại cơn đau chỉ khiến cơn đau thêm trầm trọng và căng thẳng. Do đó, thư giãn, thả lỏng và tập trung vào hơi thở là cách tốt nhất mà mẹ bầu nên làm ngay lúc này.

Giữ nhịp độ của hơi thở

Mẹ bầu cần nhớ phải hít thở đều, tập trung vào hơi thở, thay vì cố gắng gồng người rồi nín thở. Việc càng thở đều cơ thể càng được thả lỏng.

Khi sinh, nếu mẹ bầu rên với âm trầm mạnh thì tốt hơn là la hét với âm sắc cao. Điều này sẽ giúp giữ cho hàm của bạn được thả lỏng và thư giãn, giúp làm thư giãn tầng sinh môn.
Chuyên dạ
Việc nín thở có thể khiến quá trình chuyển dạ trở nên đau đớn hơn.

Thay đổi tư thế

Trong một nghiên cứu về các cơn chuyển dạ khi đi sinh được đăng tải trên PubMed, việc thay đổi tư thế sẽ giúp ích cho quá trình chuyển dạ. Cụ thể, tư thế đứng và đi qua đi lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bé đi xuống và dễ sinh hơn.

Áp dụng thủy liệu pháp

Bạn có thể ngồi thư giãn trong bồn tắm và để dòng nước ấm xoa dịu cơ thể. Liệu pháp này giúp giảm đau và thư giãn cơ thể khi chuyển dạ. Nếu sinh tại nhà, cũng có nhiều mẹ bầu thích được sinh con dưới dòng nước ấm.

Một lưu ý khác khi sử dụng thủy liệu pháp là bạn nên để vòi nước xa khỏi âm đạo, tránh tạo áp lực đẩy nước vào bên trong âm đạo – tử cung.

Mát-xa

Mát xa tay chân và cơ thể của mẹ bầu sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy được quan tâm, yêu thương và giúp các cơ bắp được thả lỏng. Lưu ý thêm, khi mát xa, mẹ bầu cũng cần dặn dò người thân (hoặc chồng) là tránh mát xa phần bụng quá mạnh, nhất là những ngày sắp sinh.

Nghe nhạc

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên nghe nhạc để giảm đau trong khi chuẩn bị sinh. Dù ít hay nhiều, một không gian hòa quyện nhạc điệu cũng sẽ khiến cơ thể mẹ bầu thư giãn hơn.

Kết luận

Mẹ bầu nào cũng phải trải qua những cơn đau khi chuyển dạ, nhưng trải nghiệm đó có thể trở nên dễ chịu hơn rất nhiều nếu mẹ bầu biết rõ các giai đoạn chuyển dạ và áp dụng những phương pháp đơn giản đã nêu ở trên. Hơn hết, một tâm lý vững vàng và thoải mái sẽ giúp mẹ bầu vượt qua giai đoạn này đấy nhé.

Bạn có thể quan tâm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. How long will my labour last? 

http://www.babycentre.co.uk/x1037967/how-long-will-my-labour-last

Ngày truy cập: 19/11/2024

2. Labor and delivery, postpartum care. 

http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/stages-of-labor/art-20046545?pg=2

Ngày truy cập: 19/11/2024

3. The stages of labour and birth

https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/the-stages-of-labour-and-birth/ 

Ngày truy cập: 19/11/2024

4. Making Noise in Labor and Birth

https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/making-noise-in-labor-and-birth 

Ngày truy cập: 19/11/2024

5. Healthy Birth Practice #2: Walk, Move Around, and Change Positions Throughout Labor

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4235058/ 

Ngày truy cập: 19/11/2024

x