Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 25/05/2022

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Bà bầu ngồi tư thế nào mới tốt?

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Bà bầu ngồi tư thế nào mới tốt?
Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Tư thế ngồi không đúng này ảnh hưởng gì tới sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi?

Tư thế ngồi xổm được mẹ áp dụng trong việc đứng lên ngồi xuống một cách dễ dàng. Tuy nhiên, việc ngồi xổm này lại có tác hại vô cùng lớn cho phụ nữ khi mang thai. Nếu mẹ bầu áp dụng tư thế này thường xuyên sẽ dẫn đến sự phát triển không tốt cho thai nhi. Lắng nghe những tâm tư từ các mẹ, MarryBaby hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho mẹ trong câu hỏi tại sao bà bầu không được ngồi xổm?

Giải đáp: Tại sao bà bầu không được ngồi xổm?

Ngồi xổm trong giai đoạn mang thai dù không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thai nhi. Thế nhưng nhiều người cho rằng mẹ không nên ngồi xổm bởi các lý do như sau:

– Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Khiến tĩnh mạch của mẹ bầu bị suy giãn, phù nề

Việc ngồi xổm thường xuyên sẽ khiến tĩnh mạch của bà bầu bị suy giãn, thậm chí gây phù nề. Nguyên nhân do vùng bụng người mẹ phát triển lớn, gây áp lực lên cột sống. Từ đó, mạch máu ở bụng dưới bị ùn tắc, gây nên tình trạng tắc nghẽn mạch máu và phù nề.

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm

– Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Gia tăng áp lực lên bàng quang

Việc ngồi xổm quá lâu sẽ khiến các bàng quang chịu một sức ép không hề nhỏ. Mẹ bầu có thể mệt và ngất do hậu quả của thói quen này.

Vậy bà bầu có được ngồi xổm không? Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu không nên ngồi xổm nhé.

– Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Cách ngồi này khiến mẹ mất trọng tâm và có thể bị ngã

Mẹ thường có tâm lý ngồi xổm khi nấu ăn, giặt giũ. Việc chân bị tê mỏi hoặc phù nề do ngồi lâu khiến mẹ bầu trở nên khó giữ thăng bằng nên nguy cơ bị ngã về phía trước hoặc bật ngửa ra sau là rất cao.

Đặc biệt đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc bị té ngã rất nguy hiểm. Bởi lúc này bào thai chưa làm tổ chắc chắn trong tử cung và có thể bị sảy thai ngoài ý muốn. Vậy nếu mẹ còn thắc mắc tại sao bà bầu không được ngồi xổm thì câu trả lời là không mẹ nhé.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non vì cổ tử cung ngắn

– Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Gây đau xương khớp ở chân

Ngồi xổm làm tăng áp lực cho xương bánh chè ở đầu gối và dây thần kinh đùi. Vì vậy, mẹ bầu ngồi xổm nhiều dễ bị đau chân, đặc biệt là đầu gối.

Mặc dù tư thế ngồi xổm không được khuyến khích cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ, nhưng nó lại là một bài tập phù hợp cho các mẹ bầu sắp sinh. Theo các bác sĩ sản khoa, ngồi xổm khi có dấu hiệu sắp sinh sẽ giúp phần xương chậu giãn nở và dễ sinh hơn. Tuy nhiên, mẹ phải ngồi đúng tư thế để cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Đồng thời giúp giảm chứng thoát vị đĩa đệm và giảm căng thẳng khi sắp “vượt cạn”.

Tư thế ngồi cho bà bầu “đúng chuẩn” trong suốt thai kỳ

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm

Bên cạnh câu hỏi Tại sao bà bầu không được ngồi xổm thì những thắc mắc về Tư thế ngồi cho bà bầu sao cho đúng cách, đúng khoa học cũng nhận được khá nhiều sự tò mò của mẹ.

Với những tư thế đúng, không những giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái mà còn giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Dưới đây là những tư thế ngồi tốt cho mẹ bầu:

  • Ngồi thẳng lưng: Mẹ cần ngồi thẳng lưng và cổ, người không nên hướng về phía trước. Điều này giúp hạn chế tình trạng cong cột sống gây mỏi và đau lưng.
  • Ngồi sát thành ghế: Mẹ ngồi sát vào thành ghế, sao cho mông chạm vào lưng ghế để có được điểm tựa tốt. Nên kê thêm đệm, gối đường cong giúp hỗ trợ lưng, điều này giúp không bị mỏi lưng.
  • Để chân thoải mái: Mẹ không gác cao chân, không bắt chéo chân. Khi ngồi đảm bảo đầu gối, hông tạo góc 90 độ và bàn chân bằng phẳng. Đảm bảo trọng lượng cơ thể phân bố đều hai bên.
  • Không nên ngồi một chỗ quá 30 phút: Với mẹ phải làm việc trên máy tính, hãy điều chỉnh độ cao của ghế và vị trí bàn làm việc sao cho thích hợp. Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Thỉnh thoảng mẹ hãy vận động cơ thể bằng cách: duỗi tay, duỗi chân, duỗi người thường xuyên.

Mẹ không nên chồm người về phía trước khi đứng dậy vì lúc này cơ thể nặng, dễ khiến mẹ té ngã. Khi xoay người, mẹ bầu nên xoay cả thân người và tuyệt đối không xoay phần trên vì khi ấy mẹ bầu sẽ bị lệch khớp, mẹ nhé.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng giữa: An toàn cho mẹ và bé

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Những tư thế nguy hiểm khác bà bầu cần tránh

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Ngoài tác hại của tư thế ngồi xổm như đã đề cập, một số tư thế khác cũng khiến mẹ lâm vào cảnh dở khóc dở cười nếu không thực hiện đúng cách. Mẹ đã biết các tư thế đó chưa?

– Tư thế ngồi bắt chéo chân

Đối với một số người, tư thế ngồi bắt chéo chân từ lâu đã trở thành thói quen khó bỏ. Thế nhưng tư thế bắt chéo chân này gây hại nhiều hơn lợi. Nó có thể khiến tình trạng giãn tĩnh mạch chân trầm trọng (do máu khó lưu thông). Các dây thần kinh ở đùi cũng bị chèn ép, gây sưng phù chân của mẹ bầu.

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Giống như tư thế ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm cũng là nguyên nhân gây chứng bệnh viêm khớp và ảnh hưởng đến chân, hông, cột sống,…

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch: Khi nào đáng lo?

– Tư thế ngồi nửa mông

Tư thế ngồi nửa mông trên ghế là kiểu ngồi thường thấy của nhiều chị em phụ nữ. Thực tế, tư thế này lại không được khuyến cáo thực hiện bởi người mang bầu.

Khi mẹ bầu ngồi trên ghế hoặc giường, cột sống sẽ phải chịu nhiều áp lực. Đó là nguyên nhân tại sao nhiều mẹ thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu như vậy. Hơn nữa, ngồi nửa mông rất dễ khiến cơ thể bị nghiêng dẫn tới thai nhi cũng nghiêng theo. Trong trường hợp nguy hiểm con còn có thể bị chèn ép do mẹ ngồi nghiêng.

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm

– Ngồi không điểm tựa

Thai nhi sẽ lớn theo thời gian đồng nghĩa việc chèn ép cột sống lưng của mẹ bầu càng nặng nề,. Việc ngồi không điểm tựa dẫn đến tình trạng đau lưng và mỏi vai.

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Những vị trí ngồi không điểm tựa như ngồi xổm ảnh hưởng rất lớn đến cột sống của mẹ.

– Tư thế ngồi gập người về phía trước

Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Với những thông tin trước, rõ ràng việc ngồi cúi người về phía trước là không nên. Điều này gây áp lực lên bụng, có thể gây hại cho em bé của mẹ. Ngoài ra, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, xương sườn dưới của mẹ dễ gây áp lực lên cơ thể em bé khi ngồi xổm và có khả năng để lại vết tích cho con sau này.

Qua những thông tin trên, chị em đã có câu trả lời cho vấn đề tại sao bà bầu không được ngồi xổm trong suốt thai kỳ. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những kiến thức hay ho và giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về những tư thế nên và không nên ngồi trong suốt quá trình mang thai bé đầy chông gai này nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What Is the Right Sitting Position for Pregnant Women?

https://www.newkidscenter.org/Sitting-Position-During-Pregnancy.html

Ngày truy cập: 24/5/2022

2. Posture During Pregnancy

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/6913-pregnancy-correct-posture–body-mechanics

Ngày truy cập: 24/5/2022

3. Pregnancy and Posture

https://www.sutterhealth.org/health/pregnancy/posture

Ngày truy cập: 24/5/2022

4. Pregnant women ‘could harm unborn baby by sitting down for over six hours a day’

https://www.mirror.co.uk/news/uk-news/pregnant-women-could-harm-unborn-6763692

Ngày truy cập: 24/5/2022

5. Correct Standing and Sitting Postures in Pregnancy

https://parenting.firstcry.com/articles/best-standing-sitting-positions-during-pregnancy/

Ngày truy cập: 24/5/2022

x