Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vượt qua những lười biếng của ốm nghén, của sự mệt mỏi trong 9 tháng mang thai, mỗi ngày hay ít nhất mỗi tuần, bạn hãy dành những phút giây trải lòng với nhật ký bạn nhé!
Giải tỏa cảm giác: Đầu tiên, hãy nghĩ đến bản thân mình khi viết thai ký. Khi mang thai, hormorne thay đổi làm ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc của bạn. Những lo âu, tress, có thể tấn công và ảnh hưởng rất tiêu cực đến cuộc sống lẫn sức khỏe thai nhi. Bằng cách tâm sự với nhật ký, bạn trút được nỗi lòng của mình, giải tỏa những cảm giác xấu đang trói buộc bản thân.
Bên cạnh đó, khi đã thổ lộ được nỗi lòng, việc chia sẻ, chuyện trò với chồng hay những người xung quanh sẽ dễ dàng hơn. Nhiều bà mẹ mang bầu tiết lộ rằng đôi lúc họ có những suy nghĩ kỳ quặc, đến mức không hiểu nổi và thai ký có thể là một bước đệm tốt để mẹ bầu nhìn lại, hiểu rõ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
Món quà ý nghĩa cho con: Hãy viết những tình cảm của bạn dành cho con dù bé vẫn đang chỉ mới tượng hình. Bạn có thể trải lòng với tình cảm chân thực, về những thay đổi từng ngày của con, về kết quả siêu âm, việc đi mua sắm quần áo cho trẻ… Đây sẽ là điều mà đứa trẻ nào lớn lên cũng muốn biết và sẽ càng thương yêu cha mẹ hơn khi hiểu được những tình cảm to lớn này.
Theo dõi diễn biến thai kỳ: Việc ghi lại chi tiết những đổi thay của cơ thể, chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe trong nhật ký có thể giúp bạn chăm sóc tốt sức khỏe thai kỳ của mình. Bạn có thể ghi lại cả những lời bác sĩ dặn dò, kết quả của những lần khám thai, thực phẩm cần tránh cả khi mang thai hoặc cho con bú… và thường xuyên đọc lại để ghi nhớ. Mỗi khi cơ thể có sự thay đổi lớn như: tăng cân, xuất hiện ốm nghén, thèm ăn, đau lưng, bị ợ nóng…, bạn cũng nên ghi vào thai ký như một cách theo dõi diễn biến thai kỳ hiệu quả.
Rèn luyện thói quen siêng năng: Sau thời gian nghỉ sinh, bạn sẽ cảm thấy… cực kỳ chán ngán khi trở lại làm việc tại cơ quan. Vì thế, việc duy trì thói quen viết thai ký còn là cách để rèn luyện sự siêng năng trong việc tư duy.
Viết thai ký như thế nào? Khi đặt bút viết thai ký là bạn đã mở màn cho một tác phẩm vĩ đại của hành trình làm mẹ. Nhưng điều này không dễ thực hiện chút nào với một số người. Vậy thì bạn cần phải có những yếu tố gì để có thể xem việc viết thai ký như một thú vui cần thiết trong những ngày bầu bí?
Chuẩn bị môi trường viết lách: Bạn cần có chỗ ngồi êm ái, dễ chịu, chiếc bàn vừa tầm, quyển sổ được trang trí thật đẹp để tạo cảm hứng cho việc viết lách. Khi cảm hứng viết xuất hiện, bạn hãy bắt đầu viết, tắt điện thoại di động, ti-vi… và đừng để ngoại cảnh tác động đến tâm trí bạn.
Không phán xét bản thân: Bạn suy nghĩ rất nhiều, kể cả những điều có phần kỳ quặc và cảm thấy thật không hay khi viết ra. Đừng phán xét bản thân mình đang làm đúng hay sai, chỉ đơn thuần hãy giải bày tâm tư của mình. Nếu không muốn chia sẻ cùng ai, bạn có thể giữ riêng cho mình hay viết nhiều cuốn nhật ký để chia sẻ được nhiều hơn.
Viết bất cứ thứ gì mình muốn: Đừng cố gò ép con chữ trong những mỹ từ mà hãy viết những gì đời thường, gần gũi hay nói chính xác là bất cứ điều gì bạn chợt nghĩ. Đó có thể là cảm xúc một ngày mới bắt đầu, lúc con quẫy đạp, chiếc áo mới mua, lần cãi nhau với chồng hay nụ hôn tạm biệt trước khi đi làm của anh ấy. Bạn hãy viết về những giấc mơ, dự định sẽ thực hiện cùng con, viết những lời hứa của một người mẹ với con mình…
Và như thế, thai ký sẽ ở bên cạnh bạn suốt thời gian mang thai hoặc có thể là rất nhiều năm sau đó. Nhìn lại chặng đường đã qua khi mang thai, đọc lại dòng chữ chính tay bạn đã viết, đó là những kỷ niệm đáng được trân trọng trong cuộc đời của mỗi người.
Tháng 1 con nhẹ tựa sương
Tháng 2 mẹ nghén con thương mẹ nhiều
Tháng 3 được ngắm con yêu
Tháng 4 con lớn mẹ nhiều gian nan
Tháng 5 mẹ rất mong con
Tháng 6 con đạp mẹ đau nhưng cười
Tháng 7 giấc ngủ nửa vời
Tháng 8 chỉ muốn đến ngày gặp con
Tháng 9 hạnh phúc vẹn tròn
Mẹ rơi nước mắt ngày con chào đời…
1. Nhật ký mang thai tháng 1 và câu chuyện chiếc que thử thai
Con ơi! Con còn nhớ ngày mẹ run run cầm trên tay chiếc que thử thai, mỉm cười hạnh phúc. Rồi mẹ ghé vào tai bố thì thầm:
Bố mừng rỡ bế mẹ con mình lên cao xoay mấy vòng rồi cười thật to. Tiếng cười của bố mẹ vang khắp căn nhà.
Mẹ chợt giật mình:
Bố lúng túng liền đặt mẹ xuống và nhẹ nhàng xin lỗi:
Rồi bố mỉm cười hạnh phúc!
Đến mấy ngày sau mẹ vẫn giữ chiếc que thử thai trong ví để làm kỷ niệm. Cứ mỗi khi rảnh là mẹ lấy ra coi, ngắm nghía rồi đưa tay sờ bụng cảm nhận con.
Bố nhìn thấy cũng phải bật cười:
2. Tháng 2 và cơn ác mộng mang tên ốm nghén
Ngày… tháng… năm…
Con ơi!
Hôm nay là tròn 5 tuần mẹ mang thai, cảm giác ốm nghén thật khủng khiếp. Ăn cũng ói, không ăn cũng ói. Thời gian mẹ cảm thấy “khó ở” nhất là vào sáng sớm. Tất cả mọi thứ dù ngon đến mấy đều làm mẹ buồn nôn. Nếu không nôn, mẹ sẽ bị đau nửa đầu theo cách khủng khiếp
Bản thân mẹ phải rất kiềm chế để không “cho ra hết” vì sợ không đủ dinh dưỡng cho con. Âm thanh, mùi hương, thức ăn, thậm chí khi nhà có quá nhiều ánh sáng chiếu vào đều trở thành “địa ngục” đối với mẹ.
Ngay cả nhìn thấy bố con, mẹ cũng không còn thiết tha vui vẻ như trước nữa…
Mấy hôm nay đi trải nghiệm tiền sản, nghe các chị bầu khác nói tình trạng ốm nghén khi mới mang thai sang tam cá nguyệt thứ 3 sẽ sớm trôi qua!
Thôi thì mẹ con mình cùng cố gắng vượt qua con nhé!
3. Tháng 3 và lần đầu tiên mẹ được nhìn thấy con
Sáng hôm ấy là một ngày đẹp lạ, bố chở mẹ đi khám thai định kỳ. Sau khi thăm khám đầy đủ các bước như mọi khi, bác sĩ mới hỏi mẹ có đăng ký siêu âm thai 3D hay không?
Mẹ hơi bất ngờ một chút rồi gật đầu (thì ra bây giờ mẹ đã có thể nhìn con được rồi!). Mẹ còn nhớ rất rõ khoảnh khắc màn hình máy siêu âm bật sáng.
Bác sĩ cầm máy rà nhẹ nhàng trên bụng mẹ. Hình ảnh con dần xuất hiện trên màn hình, lúc ấy tim mẹ đập mạnh, mắt mẹ rưng rưng vì lần đầu tiên được nhìn thấy con dù còn mờ ảo.
Nhật ký mang thai của mẹ lại thêm một kỷ niệm đẹp với con. Tấm ảnh đen trắng đầu đời của con mẹ còn cất trong ví và giữ đến bây giờ!
4. Tháng 4 và câu chuyện những vòng bán nguyệt trên tường
Một tuần mới lại bắt đầu, mẹ vui vẻ gọi bố dậy, lấy thước dây đo bụng mẹ. Đo xong bố mừng rỡ:
Mẹ mỉm cười hạnh phúc. Bố dìu mẹ lại gần bức tường trống trong phòng ngủ rồi đứng xoay người ngang qua. Bố cầm một viên phấn, vẽ một đường vòng cung trên tường kéo dài từ chân ngực mẹ xuống rốn.
Ảnh mẹ bầu đứng bên cạnh những bức tường có các đường cong trên tường
Nhìn hơn chục đường cong trên tường ngày càng to dần, to dần theo năm tháng là bố mẹ biết con ở trong bụng cũng đang lớn lên từng ngày. Bố mẹ hạnh phúc lắm!
5. Tháng 5 và những nỗi sợ vô hình
Trưa nay trời nắng nóng, mẹ đi siêu thị mua rau má rồi về nấu một bát canh thật ngon. Chuẩn bị bưng lên húp thì mẹ sững lại vài giây, ngẫm nghĩ:
Nhìn tô canh thơm ngon trên tay mẹ thực sự không nỡ, nhưng nghĩ đến con mẹ lại kiềm chế cơn thèm. Chợt một ý nghĩa lóe lên, mẹ gọi điện thoại cho bà ngoại cầu cứu…
Nhờ bà giải đáp, mẹ mới biết rau má chỉ ảnh hưởng trong 3 tháng đầu hoặc mẹ uống nhiều, còn một bát canh giải nhiệt trong trời nóng thì không ảnh hưởng gì khi mang thai.
Thế là mẹ an tâm húp bát canh rau má ngon lành bởi biết rằng nó tốt cho mẹ và cả con nữa!
Tháng thứ 5 mang thai, con lớn lắm rồi, mẹ đi đâu, làm gì, ăn gì cũng nghĩ đến con, cũng sợ thứ này có nên làm hay không, món kia có hại gì cho con hay không.
6. Tháng 6 và những cú đạp mẹ không thể quên
Mấy hôm nay, mẹ cảm thấy rằng con đã lớn lắm rồi, không chỉ biết ngủ mà còn biết quấy mẹ nữa. Mẹ đang ngồi làm việc thì con đạp một cái rõ mạnh làm mẹ la lên một tiếng “A!” rõ lớn.
Đồng nghiệp trong phòng bất ngờ quay lại nhìn. Mẹ chỉ cười tươi và chỉ vào cái bụng bầu căng tròn tinh nghịch của mẹ để nhằm giải thích với mọi người rằng con chính là nguyên nhân của tiếng kêu hạnh phúc đó.
Đi làm đã vậy, ở nhà con càng nghịch hơn, đạp mẹ liên hồi. Mỗi lần mẹ kêu lên là bố liền tò mò chạy lại xem. Những lúc bố mở tivi xem bóng đá con còn đạp nhiều hơn.
Bố thấy vậy liền đoán chắc sau này con làm cầu thủ. Còn chọn vài gương mặt trong đội tuyển U23 có tên đẹp để đặt cho con nữa. Mẹ bó tay với 2 bố con luôn đó!
7. Tháng 7, ly sữa và những bản nhạc của bố
Dạo gần đây mẹ bị khó ngủ. Nhưng mẹ không buồn lắm vì nguyên nhân tình trạng đó do con lớn hơn, mẹ vất vả hơn để cùng con theo suốt những tháng thai kỳ còn lại này. Nhưng không sao, mẹ chịu được mà.
Nhờ có con mà mẹ phát hiện ra rằng bố yêu mẹ con mình nhiều lắm đấy. Đêm nào thấy mẹ khó ngủ, bố cũng pha cho mẹ 1 ly sữa ấm. Bố còn lấy cây guita cũ cất trong nhà kho ra đệm đàn và hát cho mẹ nghe nữa.
Bố làm mẹ nhớ đến thời sinh viên, bố vẫn thường đàn cho mẹ nghe như thế.
8. Tháng 8 đến rồi, mẹ vừa mừng, vừa sợ
Bước sang tháng 8, mẹ đã sắp được gặp con rồi, tưởng tượng đến ngày mẹ con mình gặp nhau chắc vui lắm. Mẹ không biết mình có sinh thường được không hay phải sanh mổ. Mẹ không biết có chịu đau nổi hay không. Mẹ sợ.
Trong một lần tình cờ mẹ đọc được một quyển sách. Trong đó ghi rằng, hành trình sinh con của những người mẹ là hành trìnhngười phụ nữ lên thiên đường đón thiên thần xuống dương gian để làm người.
Vì thế dẫu đau đớn, vất vả nhưng nó thiêng liêng, cao cả và hoàn toàn xứng đáng. Câu chuyện ấy như tiếp thêm cho mẹ có niềm tin, sức mạnh để an yêu đón chờ ngày con chào đời!
9. Tháng 9, giọt nước mắt của mẹ và tiếng khóc của con
Mẹ còn nhớ rất rõ hôm mẹ nhập viện sinh con. 23h đêm hôm đó mẹ bắt đầu thấy đau, cơn đau kéo dài đến tận 11h trưa ngày hôm sau.
Đến lúc mẹ bắt đầu không chịu được nữa, cảm giác như bụng mình đang gồng lên, chỉ biết nhắm chặt mắt lại vì đau. Cô ý tá bắt mẹ phải mở mắt ra và dạy mẹ cách rặn lấy hơi.
Mẹ bắt đầu cố gắng làm theo một lần, hai lần, ba lần. Mẹ thấy mình như không còn sức để rặn nữa. Lúc đó cô y tá quát to: “Cô có muốn sinh con không, cô phải cố gắng không con nó ngạt đó!”.
Nghe xong mẹ sợ quá lấy hết sức bình sinh rặn và rặn. Tự nhiên mẹ thấy bụng mình nhẹ bẫng đi nhưng không nghe tiếng khóc. Mẹ lặng người đi, lo sợ tột cùng, tim mẹ như thắt lại.
Sau đó mẹ cố gắng mở to mắt. Qua làn nước lưng tròng mù mịt, mẹ lờ mờ thấy bác sĩ vỗ “đét” vào mông con. Tiếng con khóc vang lên, cơn đau của mẹ cũng tan biến. Mẹ nở nụ cười hạnh phúc, nước mắt cứ thế lăn dài trên má…
Khi tỉnh lại bác sĩ nói mẹ thật giỏi, bé bị tràng hoa quấn cổ 3 vòng, thế mà vẫn mẹ tròn con vuông. Mẹ chỉ biết thầm cảm ơn Trời đã chiếu cố cho mẹ con ta.
9 tháng dài với những trang nhật ký mang thai đáng nhớ ấy rồi cũng qua, mẹ con mình cũng đã gặp được nhau. Một hành trình mới với bỉm, sữa, bột – cháo ăn dặm, tập đi, tập nói bắt đầu. Dẫu mẹ biết chặng đường tiếp theo còn dài, vất vả còn nhiều nhưng mẹ sẽ vượt qua. Vì con chính là tình yêu vĩnh cữu của mẹ.
Vĩnh Thu
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.