Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/05/2016

1000 ngày vàng cho con phát triển vượt trội

1000 ngày vàng cho con phát triển vượt trội
Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu thế giới về dinh dưỡng cho mẹ và bé, sức khỏe, khả năng nhận thức và sự phát triển thể chất của trẻ sẽ có cơ hội đạt mốc 10 điểm suốt tương lai về sau nếu mẹ biết cách cho bản thân mình và bé yêu ăn uống hợp lý, khoa học trong 1000 ngày vàng đầu tiên. 1000 ngày vàng của bé được chia như sau: 270 ngày mẹ mang thai + 365 ngày nuôi con năm đầu tiên + 365 ngày nuôi con năm thứ 2.

Không một bậc cha mẹ nào lại không mong muốn con mình sống một cuộc sống đủ đầy, thành công và hạnh phúc. Sẽ tuyệt biết bao nếu con yêu lúc nào cũng khỏe mạnh, học hành giỏi giang, gom nhiều tài lẻ, khéo ăn khéo nói, xinh đẹp ưa nhìn. Liệu mẹ có tin những điều này đang nằm trong tầm tay mẹ?

Cũng như một công trình xây dựng cần nền móng để vững bền với thời gian, trẻ em cũng vậy. Chỉ khi được đầu tư đúng lúc, đúng thời điểm và đúng cách, bé mới có thể tập trung phát triển tốt nhất, toàn diện nhất. Dù đang ở giai đoạn nào, miễn là vẫn trong phạm vi của 1000 ngày vàng, sẽ không quá muộn để bắt đầu xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ và bé ngay từ bây giờ để nhận hiệu quả mãi mãi về sau.

Theo lý thuyết, để hình thành chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho mẹ và bé, phải chia 1000 ngày vàng ra làm ba giai đoạn: 40 tuần thai, năm bé 1 tuổi, năm bé 2 tuổi. Tuy nhiên, vì mỗi bé có một sự phát triển khác nhau, bé cai sữa sớm hơn, bé tập đi sớm hơn. Vì vậy, MarryBaby sẽ chia 1000 ngày “phán quyết” này thành 4 giai đoạn hợp lý hơn cho việc phân bổ dinh dưỡng: Mẹ mang thai, Mẹ cho con bú, Bé cai sữa, Bé tập đi.

1/ Giai đoạn Mẹ mang thai

mang thai
270 ngày mang thai, dinh dưỡng mẹ bổ sung chính là để nuôi bé

40 tuần thai đại diện cho 270 ngày mang thai chính là hành trình đầu tiên trên chặng đường 1000 ngày vàng nuôi con phát triển toàn diện. Những gì mẹ ăn trong thời gian này sẽ hình thành và củng cố bức tường miễn dịch vững chãi, đủ kiên cố để giúp bé yêu lớn khôn khỏe mạnh.

Bí kíp 1 – Omega3

Thêm dầu cá vào thực đơn dinh dưỡng của bạn 1-2 lần/tuần. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tìm nguồn axit béo bổ dưỡng này từ cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá trích.

Bí kíp 2 – Vitamin bổ sung

Mẹ bầu nên bổ sung thêm 0.005mg vitamin D hằng ngày và cố gắng nạp nhiều các thực phẩm chứa vitamin D, canxi như dầu cá, trứng hoặc các chế phẩm từ sữa. Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, nhất định phải uống 0.4mg/ngày axit folic.

Bí kíp 3 – Canxi

Nạp 3 phần sữa mỗi ngày vào khẩu phần ăn bao gồm sữa, sữa chua, phô mai.

Bí kíp 4 – Sắt

Mẹ bầu nên cố gắng ăn 2 khẩu phần thực phẩm giàu sắt mỗi ngày như thịt đỏ, thịt gà, trứng, đậu và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Bí kíp 5 – Hạn chế

Thức ăn ngọt hoặc đồ uống có gas, nhiều đường nên nằm trong danh sách kiêng cữ. Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 lần/tuần.

Bí kíp 6 – Trái cây, rau quả

Nạp 5 phần trái cây, rau củ mỗi ngày.

2/ Giai đoạn Mẹ cho con bú

cho con bú - 1000 ngày vàng
Nguồn sữa mẹ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch của bé trong giai đoạn 1000 ngày vàng.

Cho con bú là giai đoạn “cốt lõi” trong việc củng cố dinh dưỡng của 1000 ngày vàng đầu tiên quan trọng. Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế và các chuyên gia đều khuyến cáo mẹ nên cho bé bú trong 6 tháng đầu đời, hoặc có thể “gia hạn đặc quyền” này cho đến khi bé 2 tuổi. Mẹ có biết, giai đoạn này mẹ đang giúp con giảm nguy cơ đối mặt với chứng suy dinh dưỡng thể béo phì, giữ dáng chuẩn cho thân hình bé cưng?

Khi bé bú sữa mẹ, mẹ đã tạo cho bé cơ hội sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc chứng cao huyết áp, cao cholestorol, loại bỏ 2 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì khi bé lớn lên. Nghiên cứu đã chứng minh, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có khả năng đọc, đánh vần và học toán tốt hơn các trẻ khác. Hơn nữa, cho con bú là mẹ cũng đạt được rất nhiều lợi ích cho bản thân mình: Giảm tỷ lệ mắc ung thư vú, buồng trứng và thừa cân sau này.

Bí kíp 1 – Omega3

Tương tự như thời gian mang thai, mẹ vẫn nên duy trì bổ sung axit béo omega3 vào thực đơn ăn uống 1-2 lần/tuần.

Bí kíp 2 – Vitamin D cho mẹ

Mẹ vẫn tập thói quen bổ sung 0.005mg vitamin D mỗi ngày và cố gắng ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như dầu cá, trứng, sữa.

Bí kíp 3 – Vitamin D cho bé

Bé nào cũng vậy, nên bổ sung 1 giọt vitamin D mỗi ngày đến khi bé được 1 tuổi.

Bí kíp 4 – Nước

Uống 8 ly (khoảng 200ml) nước mỗi ngày.

Bí kíp 5 – Ăn khỏe

Mẹ nên đảm bảo thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho bé qua nguồn sữa mẹ. Ngoài các bữa ăn chính, bạn nên tăng thêm 2 khẩu phần ăn nhẹ mỗi ngày với các loại thực phẩm thân thiện.

3/ Giai đoạn Bé cai sữa

bé ăn dặm
Ăn dặm đầy đủ dưỡng chất giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh

Khi bé con ngừng bú mẹ, lúc này mẹ phải chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp con phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Đây có thể là giai đoạn lý tưởng nhất với bé con nhà bạn khi lần đầu có cơ hội thử thực phẩm khác ngoài sữa.

Bí kíp 1 – Thời điểm thích hợp

Mẹ nên cho bé ăn dặm từ khoảng 6 tháng, không nên quá sớm trước 17 tuần nhưng cũng không nên muộn hơn 26 tuần.

Bí kíp 2 – Đa dạng

Khi cho bé thử món mới, mẹ nhất định phải kiên trì. Trẻ có thể mất khoảng 10-15 lần thử mới chập nhận được món mới.

Bí kíp 3 – Sắt

Sau khi cai sữa, mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé các loại thực phẩm giàu sắt như thịt, cá, trứng. Món trứng nấu chín bé có thể ăn sau khi hết bú mẹ vào tháng thứ 7.

Bí kíp 4 – Từ mềm tới rắn

Mẹ nên tập cho con làm quen với thức ăn từ kết cấu mềm, sau đó chuyển sang cứng hơn, khó nhai hơn. Khoảng 7-9 tháng, bé đã có thể tập ăn rồi nhé mẹ!

Khi cho bé tập gặm hoặc nhai vào khoảng thời gian này, thay vì cho bé một chiếc bánh bích quy, mẹ nên đưa bé món lành mạnh hơn như trái cây chẳng hạn. Những bé ăn nhiều trái cây và rau quả lúc 6 tháng tuổi sẽ ăn uống “ngon lành cành đào” hơn khi bé lên 7. Mẹ sẽ không phải đau đầu với bé biếng ăn và hay kén chọn.

4/ Giai đoạn Bé tập đi

bé tập đi 1000 ngày vàng
Não bộ của bé ở giai đoạn 1000 ngày vàng đang phát triển cực kỳ nhanh

Vào những ngày vàng cuối cùng này, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện não bộ cho bé con. Não bộ của bé rất linh hoạt trong 2 năm đầu, đó là nền tảng cho sự phát triển về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và các kỹ năng xã hội. Nếu mẹ cho bé ăn đúng ngay từ lúc này, bé sẽ có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình trong tương lai.

Bí kíp 1 – Sắt

Mẹ nên cho bé ăn 2 khẩu phần nhỏ thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, trứng, sữa mỗi ngày. Việc bổ sung này sẽ tác động mạnh mẽ vào sự hình thành não bộ của trẻ trong tương lai. Các chuyên gia khẳng định, trẻ đủ sắt trong 1000 ngày đầu sẽ có khả năng đọc, viết và học toán vượt trội hơn.

Bí kíp 2 – Vitamin D

Mẹ đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D trong thực đơn của bé như dầu cá, trứng, ngũ cốc, sữa.

Bí kíp 3 – Bữa ăn gia đình

Cố gắng để bé ăn chung với mọi người trong nhà. Bé hay có thói quen bắt chước người khác, vì vậy khi thấy ba mẹ ăn rau củ, bé cũng sẽ ăn theo.

Bí kíp 4 – Trái cây, rau củ

Mẹ nên chuẩn bị 2-4 phần rau củ, trái cây mỗi ngày cho bé.

Não bộ của trẻ vào thời điểm này vẫn đang phát triển và thay đổi mỗi ngày. Khoảng một nửa năng lượng trẻ nạp vào từ thức ăn đi thẳng vào nuôi dưỡng não bộ, nhiều hơn gấp đôi năng lượng não người trưởng thành cần.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x