Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/09/2020

3 tháng cuối thai kỳ vẫn khó chịu nhất!

3 tháng cuối thai kỳ vẫn khó chịu nhất!
Bầu đã bước sang giai đoạn mang thai 3 tháng cuối? Xin chúc mừng, bạn đã sắp “cán đích” chuẩn bị đón con yêu chào đời. Tuy nhiên, thời gian từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9 của thai kỳ cũng là cả một quá trình dài đằng đẵng và đầy khó chịu với mẹ bầu, đặc biệt là 5 điều sau!

1/ Mang thai tháng cuối: Đỉnh điểm của cơn đau lưng

Mặc dù bầu đã bỏ công sức ra chăm chỉ luyện tập trong thời gian mang thai, nhưng chuyện đau lưng vào 3 tháng cuối thai kỳ là không thể tránh khỏi. May chăng, tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu đỡ đau nhiều hơn. Áp lực từ trọng lượng của thai nhi chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau khó chịu này. Giải pháp hoàn hảo nhất bây giờ đó là: Mẹ bầu rất cần được massage. Anh xã chắc hẳn sẽ làm tốt nhiệm vụ này hằng đêm, đừng ngại nhờ bầu nhé!

3 tháng cuối thai kỳ, mang thai 3 tháng cuối
Chứng đau lưng “hành hạ” mẹ bầu vào 3 tháng cuối thai kỳ

2/ Trở lại với thời kỳ nôn mửa

Không ít những mẹ bầu phải đối diện với những cơn buồn nôn y chang thời kỳ ốm nghén ở 3 tháng đầu. Một hình hài bé nhỏ trong tử cung đang dần đến ngày phải “lộ diện” làm cơ thể mẹ bầu trở nên yếu ớt, nhạy cảm hơn. Vì vậy, không có gì là lạ nếu chuyện ăn uống của bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ trở nên khá khó khăn. Một vài mẹo trị ốm nghén được áp dụng vào 3 tháng đầu đã đến lúc được tái sử dụng.

3/ Ăn mặc đẹp là chuyện khá phù du

Với bụng bầu và cơ thể ục ịch ở 3 tháng cuối thai kỳ, chẳng có mẹ bầu nào nghĩ đến chuyện sắm đồ mặc đẹp làm gì nữa. Miễn sao mặc đồ gì thoải mái là được! Thông thường, những chiếc đầm bầu sẽ là trang phục được ưa chuộng nhất. Có thể thấy không gì đa năng bằng chiếc đầm bầu, vì vừa có thể mặc ở nhà, đi chợ, đi ăn, đi chơi, ra đường mà chẳng ai phán xét.

4/ Đối diện với chứng phù nề

Lưu lượng máu gia tăng “dữ dội” và lên đến đỉnh điểm với bà bầu 3 tháng cuối. Vì vậy, chắc hẳn hiện tượng sưng chân tay, phù nề là không thể tránh khỏi. Những đôi giày dùng trong tam cá nguyệt thứ 2 giờ đã không thể tiếp tục mang ở 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài việc phải sắm thêm giày mới, bạn cũng nên cố gắng vận động, đừng ngồi hay đứng một chỗ quá lâu để hạn chế tình trạng đáng ghét này.

5/ Giờ G chuẩn bị điểm!

Mặc dù đã từng mong muốn ngày dự sinh nhanh đến từ những ngày đầu mang thai, nhưng khi gần đến thời điểm hết hạn, bầu chỉ mong sao khoảnh khắc ấy đừng đến. Nỗi ám ảnh đau đẻ quá lớn làm bầu ước gì có thể kéo dài thời gian mang thai ở những tuần cuối của thai kỳ. Chẳng có sự chờ đợi nào lại chứa đựng cảm xúc lo lắng, hồi hộp và mâu thuẫn đến vậy vào những khoảnh khắc cuối cùng. Vừa mong được sớm gặp mặt con, vừa sợ phải đi đẻ. Một cảm giác hết sức khó tả phải không bầu?

Tham khảo thêm những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối:

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x