Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/05/2015

Bảng cân nặng, kích thước thai nhi theo tuần tuổi

Bảng cân nặng, kích thước thai nhi theo tuần tuổi
Nếu biết cân nặng, kích thước thai nhi theo tuần, mẹ sẽ nắm được bé cưng của mình hiện đang phát triển ra sao. Cùng MarryBaby khám phá những chỉ số này nhé!

Trong thai kỳ, hẳn mẹ nào cũng lo lắng liệu bé cưng của mình có phát triển toàn diện không, nhất là về vấn đề cân nặng và chiều cao. Nắm được cân nặng, kích thước thai nhi theo tuần, đồng nghĩa mẹ sẽ yên tâm hơn khi đánh giá tương đối sự phát triển của thai nhi. Theo đó, có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập.

Ở tam cá nguyệt đầu tiên, vào khoảng 2 tháng đầu tiên, thai nhi còn rất nhỏ. Theo đó, kích thước của thai nhi theo tuần thứ 12 chỉ khoảng 5.4cm và trọng lượng xấp xỉ 14g, tương đương một quả chanh ta, chanh vỏ xanh. Đây là giai đoạn khá mong manh và nhạy cảm, khi nguy cơ sảy thai vẫn đang cận kề. Mẹ bầu cần hết sức cẩn thận trong việc ăn uống và vận động để giữ an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Ba tháng giữa thai kỳ dường như là khoảng thời gian dễ chịu nhất đối với hầu hết các mẹ bầu. Những tác dụng phụ của thai kỳ như ốm nghén, mệt mỏi, đau đầu giảm dần hoặc chấm dứt. Đây chính là lúc cân nặng mẹ bầu tăng lên rõ rệt, đồng nghĩa em bé trong bụng cũng đang phát triển không ngừng về chiều dài lẫn trọng lượng. Cách tính cân nặng, kích thước của thai nhi dựa trên cách đo từ đỉnh đầu đến gót chân. Mỗi bé yêu có cơ địa khác nhau, do đó chuyện thiếu hụt hay dư thừa đôi chút là điều hoàn toàn bình thường.

Tam cá nguyệt cuối cùng được xem là giai đoạn tăng cân nhanh nhất của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Bụng mẹ sẽ to lên nhiều, kéo theo là kích thước và cân nặng của con, đặc biệt là vào tháng cuối. Trung bình mỗi tuần bé tăng khoảng 200g. Để tránh nguy cơ sinh non, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi và kiểm tra sức khỏe. Đến khoảng tuần 34, mẹ có thể yên tâm là bé đã phát triển đầy đủ như lúc chào đời, và trẻ sinh ở thời điểm này tuy là sinh non nhưng vẫn phát triển bình thường.

Cùng MarryBaby tham khảo bảng cân nặng, kích thước thai nhi theo tuần tuổi với sự so sánh ngộ nghĩnh sau:

kích thước thai nhi theo tuần
Bảng cân nặng, kích thước thai nhi theo tuần so sánh với trái cây

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x