Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoàng Công Hải
Cập nhật 24/10/2023

Thai 5 tháng nặng bao nhiêu và bảng cân nặng chuẩn của thai nhi

TÀI TRỢ BỞI:

Thai 5 tháng nặng bao nhiêu và bảng cân nặng chuẩn của thai nhi
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, trong các buổi khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số thai nhi theo tuần gồm có: chiều dài và cân nặng của thai nhi. Nhờ những số liệu này, bác sĩ sẽ cho mẹ biết về sự phát triển của thai nhi cũng như các lưu ý về chế độ dinh dưỡng, tập luyện cần thiết của mẹ để bé cưng phát triển tốt nhất.

Thai 5 tháng nặng bao nhiêu? Đây là điều các mẹ bầu luôn thắc mắc. Bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi có thể giúp mẹ theo dõi về sự phát triển và sức khỏe của con và bản thân. Trong bài viết này, MarryBaby muốn chia sẻ với mẹ bảng cân nặng thai nhi theo tuần. Từ đó, mẹ sẽ có một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho mẹ và con nhé.

Cách tính chỉ số chiều dài và cân nặng của thai nhi

Để biết thai 5 tháng nặng bao nhiêu, các mẹ cùng tham khảo cách tính cân nặng thai nhi theo từng giai đoạn khác nhau như sau:

  • Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông; hay còn gọi là chiều dài đầu mông.
  • Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.
  • Trong quý I, chiều dài thai nhi có ý nghĩa trong đánh giá tăng trưởng của thai nhi. Tuy nhiên quý II và quý III chỉ số này không còn ý nghĩa nữa, bác sĩ sẽ chọn các thông số khác như chiều dài xương đùi; đường kính lưỡng đỉnh; chu vi đầu; chu vi bụng và cân nặng để đánh giá sự tăng trưởng của thai.

>> Xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5

Bầu 5 tháng em bé nặng bao nhiêu? Sự phát triển của thai nhi 5 tháng
Bầu 5 tháng em bé nặng bao nhiêu? Sự phát triển của thai nhi 5 tháng

Đến cuối tháng thứ 5 của thai kỳ, hầu hết mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được những chuyển động rõ ràng của thai nhi. Các triệu chứng mang thai của tháng thứ tư vẫn tiếp tục trong tháng này. Một số triệu chứng phổ biến và thường gặp gồm ợ nóng, táo bón, bầu ngực tiếp tục phát triển, chóng mặt, khó thở, chảy máu mũi và sưng nướu răng. Hiện tại, ngực của mẹ bầu có thể đạt được kích thước cỡ bằng 2 cốc nước.

Tuần 17: Da của thai nhi vẫn mỏng nhưng bắt đầu xuất hiện lớp mỡ dưới da với một lớp phủ màu trắng gọi là vernix. Vernix có tác dụng bảo vệ da thai nhi khỏi tiếp xúc lâu dài với nước ối.

Tuần 18: Thai nhi được bao phủ bởi lông tơ, loại lông giống như quả đào. Lớp lông tơ này giúp giữ ấm và bảo vệ thai nhi. Mẹ có thể cảm nhận được thai nhi thức ngủ theo chu kỳ. Những tiếng động lớn có thể đánh thức thai nhi nếu đang ngủ.

Tuần 19: Thai nhi ngày càng khỏe mạnh hơn và hầu hết mẹ bầu bắt đầu cảm thấy những cú đạp mạnh của thai nhi vào thời điểm này. Thai nhi cũng có bộ dấu vân tay riêng và có thể bị nấc cụt.

Tuần 20: Các ngón tay của thai nhi bắt đầu xuất hiện móng tay. Vùng não chịu trách nhiệm về 5 giác quan bắt đầu phát triển. Ở tuần 20; bầu 5 tháng em bé nặng bao nhiêu? Bé bây giờ đã nặng khoảng 0,28kg và dài khoảng 16,5cm; gần tương đương với một trái xoài.

Bầu 5 tháng em bé nặng bao nhiêu?

Như đã giải thích ở trên, khi bước vào giai đoạn thai kì thứ 5; tức là thai nhi đã được 20 tuần tuổi. Giai đoạn này, em bé có cân nặng trung bình khoảng 0,28kg và dài 16,5cm.

Các cơ quan trên cơ thể dần phát triển, có thể nghe được nhịp tim thai bằng ống nghe. Thai nhi cũng vận động linh hoạt hơn và bắt đầu hình thành tóc, móng tay rồi.

Thai 5 tháng bao nhiêu kg là chuẩn? Bé nặng trung bình khoảng 0,28kg và dài 16,5cm.

Yếu tố ảnh hưởng cân nặng thai nhi

Biết được thai 5 tháng bao nhiêu kg là chuẩn vẫn chưa đủ, mẹ nên tìm hiểu thêm các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi dưới đây.

  • Yếu tố di truyền, chủng tộc: Đây là một trong những yếu tố có ảnh hướng đến cân nặng chuẩn của thai nhi.
  • Sức khỏe của bà bầu: Mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường, béo phì thường có nguy cơ sinh con lớn, nặng cân hơn.
  • Vóc dáng của mẹ: Nếu mẹ có tạng người to lớn thì thai nhi cũng dễ to hơn bình thường.
  • Mức tăng cân của mẹ: Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, mẹ nếu tăng cân quá nhiều thì khả năng thai nhi cũng có cân nặng vượt mức dẫn đến nhiều khả năng mẹ phải chọn phương pháp đẻ mổ.
  • Thứ tự sinh con ảnh hưởng cân nặng thai nhi: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân.
  • Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang đa thai, song thai thì cân nặng của từng bé cũng có thể ít hơn bình thường.

Bảng cân nặng thai nhi theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2021

Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Mẹ có thể tham khảo để biết tiêu chuẩn thai 5 tháng nặng bao nhiêu. 14 tuần đầu cân nặng thai nhi được ước lượng dựa vào chiều dài đầu mông; tuy nhiên không mang nhiều ý nghĩa. Từ tuần 14 trở đi, cân nặng được tính dựa vào chu vi vòng bụng và có ý nghĩa theo dõi phát triển thai nhi.

BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI TỪ TUẦN 8 – 13 THEO WHO
Tuần thai Chiều dài Cân nặng
Tuần 8 1.6cm 1g
Tuần 9 2.3cm 2g
Tuần 10 3.1cm 4g
Tuần 11 4.1cm 43g
Tuần 12 5.4cm 58g
Tuần 13 6.7cm 73g

Tuần thứ 14 đến tuần thứ 40, cân nặng của thai nhi nằm trong bách phân vị từ 10 đến 90 theo bảng Hardlock. Cụ thể như sau:

BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI TỪ TUẦN 14 – 40 THEO WHO
Tuần thai Chiều dài Cân nặng
Tuần 14 8.7cm 78 – 104g
Tuần 15 10.1cm 99 – 132g
Tuần 16 11.6cm 124 – 166g
Tuần 17 13cm 155 – 207g
Tuần 18 14.2cm 192 – 255g
Tuần 19 15.3cm 255 – 313g
Tuần 20 16.4cm 275 – 373g
Tuần 21 25.6cm 331 – 447g
Tuần 22 27.8cm 394 – 532g
Tuần 23 28.9cm 466 – 628g
Tuần 24 30cm 546 – 737g
Tuần 25 34.6cm 637 – 859g
Tuần 26 35.6cm 740 – 997g
Tuần 27 36.6cm 853 – 1149g
Tuần 28 37.6cm 987 – 1318g
Tuần 29 38.6cm 1114 – 1501g
Tuần 30 39.9cm 1260 – 1698g
Tuần 31 41.1cm 1414 – 1908g
Tuần 32 42.4cm 1574 – 2129g
Tuần 33 43.7cm 1740 – 2360g
Tuần 34 45cm 1911 – 2600g
Tuần 35 46.2cm 2085 – 2851g
Tuần 36 47.4cm 2262 – 3111g
Tuần 37 48.6cm 2437 – 3376g
Tuần 38 49.8cm 2604 – 3637g
Tuần 39 50.7cm 2752 – 3884g
Tuần 40 51.2cm 2873 – 4105g

Thai nhi phát triển không đúng tiêu chuẩn có tốt không?

Dựa vào bảng cân nặng thai nhi phía trên, chúng ta xác định được tiêu chuẩn của thai 5 tháng nặng bao nhiêu. Trường hợp thai nhi không phát triển đúng tiêu chuẩn thì có sao không? Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nhé.

1. Trường hợp thai nhi lớn hơn so với tuổi thai

Thai lớn hơn tuổi thai khi cân nặng thai nhi lớn hơn giới hạn trên cân nặng bình thường của thai. Khi đã biết thai 5 tháng nặng bao nhiêu nếu thai quá lớn; cụ thể lớn hơn 373g bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu thai nhi quá lớn có thể khiến sản phụ gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạsinh con. Đồng thời cũng khiến trẻ có nguy cơ gặp một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường; béo phì; bệnh đường tiêu hóa; ung thư.

2. Trường hợp thai nhi phát triển kém so với tuổi thai

Nếu thai nhi phát triển kém, cân nặng thai nhi nhỏ hơn giới hạn dưới cân nặng bình thường của thai, cụ thể nhỏ hơn 275g. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân như:

  • Chức năng nhau thai có tốt và vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi hay không?
  • Dây rốn có vấn đề hay không?
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ có đảm bảo không?
  • Mẹ có gặp vấn đề về tinh thần không?

Khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho phù hợp. Bởi vì thai nhi quá nhỏ dễ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng hoặc sức khỏe yếu khi chào đời. Ngoài ra, bé cũng dễ mắc bệnh viêm phổi, vàng da do sức đề kháng yếu.

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng có gì đến sức khỏe thai nhi?

hình ảnh Thai 5 tháng nặng bao nhiêu
Thai 5 tháng nặng bao nhiêu? Cân nặng của mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của con như thế nào?

Sau khi biết thai 5 tháng nặng bao nhiêu, mẹ cũng cần chú ý đến cân nặng của bản thân nữa. Những người mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ lại dễ có nguy mắc bệnh tiểu đường thai kỳ; hoặc có thể sinh mổ do thai nhi quá lớn. Dưới đây là những lưu ý về cân nặng của mẹ bầu:

1. Mức cân nặng trong suốt thai kỳ

  • Mẹ nên giữ cơ thể ở mức cân nặng giao động 10-12kg.
  • Trường hợp mang thai đôi, mẹ cũng chỉ nên tăng 16-20kg.

2. Mức cân nặng ở tam cá nguyệt đầu tiên

  • Nếu mẹ có mức cân nặng bình thường thì nên tăng từ 1,5-2kg.
  • Trường hợp bị thiếu cân, mẹ phải tăng thêm khoảng 2,5kg.
  • Những mẹ thừa cân thì chỉ tăng khoảng 1kg.

3. Từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ

  • Trường hợp mẹ bầu có cân nặng bình thường thì có thể tăng khoảng nửa kg mỗi tuần.
  • Trường hợp bị thừa cân, mẹ chỉ nên tăng khoảng 200-300g mỗi tuần.

>> Mẹ bầu có thể quan tâm: ‘Bỏ túi’ những loại rau tốt cho bà bầu

Cách giúp mẹ đạt được chỉ số thai nhi tiêu chuẩn

Thai 5 tháng bao nhiêu kg là chuẩn? Cách giúp mẹ đạt được chỉ số thai nhi tiêu chuẩn
Thai 5 tháng bao nhiêu kg là chuẩn? Cách giúp mẹ đạt được chỉ số thai nhi tiêu chuẩn

Sau khi biết thai 5 tháng nặng bao nhiêu, bạn có thể tự điều chỉnh nếu chỉ số của con còn cách quá xa con số này.

1. Đối với thai nhi vượt quá cân nặng chuẩn thai nhi

a. Tập thể dục

Nghiên cứu trên tạp chí Sản – Phụ khoa (Mỹ) cho thấy, việc vận động thường xuyên, khoảng 30 phút/ngày bắt đầu từ tuần thai thứ 29 sẽ giúp cân nặng của mẹ và bé đạt chuẩn, không bị tăng quá đà.

Vì thế, mẹ nên thường xuyên luyện tập những môn thể dục phù hợp với bà bầu để hạn chế việc bé bị tăng cân quá nhiều sau khi so sánh với các chỉ số để biết thai 5 tháng nặng bao nhiêu, bạn nhé!

b. Ăn uống khoa học

Sau khi biết thai 5 tháng nặng bao nhiêu, đối với thai nhi vượt quá nhiều so với cân nặng tiêu chuẩn thì mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây tốt cho việc kiểm soát cân nặng nhưng vẫn đảm bảo chất như: Táo, dâu, cải bó xôi, bông cải xanh (súp lơ xanh).
  • Hạn chế lượng tinh bột.
  • Không ăn các loại bánh, kẹo, đồ ăn nhanh.
  • Không uống nước ngọt, đồ ăn nhiều đường.
  • Uống nhiều nước.

c. Tránh căng thẳng, stress

Bà bầu cũng cần nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng. Bởi vì, căng thẳng, stress cũng có thể gây ra tình trạng béo phì cho thai phụ.

2. Đối với thai nhi nhẹ cân hơn nhiều so với cân nặng tiêu chuẩn

a. Tập thể dục

Tập thể dục nhẹ nhàng có lợi cho quá trình trao đổi chất, từ đó giúp thai phụ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn để cung cấp cho thai nhi.

b. Ăn nhiều bữa

Sau khi biết thai 5 tháng nặng bao nhiêu, nếu thai nhi nhẹ cân. Mẹ phải tăng cường bữa ăn trong ngày giúp nạp được nhiều dinh dưỡng hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng các thực phẩm bổ sung để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi theo chỉ định của bác sĩ.

Theo nghiên cứu, cân nặng chuẩn của thai nhi và lượng sữa mẹ tiêu thụ mỗi ngày có liên hệ mật thiết với nhau. Nếu thai nhi đang bị nhẹ cân thì mẹ bầu nên tích cực uống nhiều sữa giúp bé đạt được cân nặng tiêu chuẩn nhé.

c. Tránh căng thẳng

Căng thẳng mệt mỏi cũng có thể khiến bà bầu và thai nhi khó tăng cân. Vì thế mẹ hãy giữ một tâm trạng được cân bằng và tránh stress để thai nhi được phát triển hoàn thiện hơn nhé.

MarryBaby hy vọng với thông tin thai 5 tháng nặng bao nhiêu ở trên. Các mẹ có thể theo dõi tốt hơn sự phát triển của bé, từ đó có hướng điều chỉnh dinh dưỡng; cũng như chế độ ngủ nghỉ; luyện tập hợp lý để bảo vệ sức khỏe thai kỳ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. The International Fetal and Newborn Growth Consortium for the 21st Century
https://intergrowth21.tghn.org/
Truy cập ngày 08/06/2021

2. Fetal development: The 2nd trimester
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20046151
Truy cập ngày 08/06/2021

3. Fetal development: The 1st trimester

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-care/art-20045302
Truy cập ngày 08/06/2021

4. Fetal Development: Stages of Growth

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/7247-fetal-development-stages-of-growth
Truy cập ngày 08/06/2021

5. Changes in Your Body During Pregnancy: Third Trimester
https://familydoctor.org/changes-in-your-body-during-pregnancy-third-trimester/
Truy cập ngày 08/06/2021

x