Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/09/2022

Liều thuốc giảm đau hoàn hảo khi vượt cạn

Liều thuốc giảm đau hoàn hảo khi vượt cạn
Thở đúng giúp giảm đau cho mẹ bầu khi vượt cạn, đồng thời cũng giúp tăng lượng oxy cần thiết cho cả mẹ lẫn bé. Khi bị stress hoặc hoảng sợ lúc lâm bồn, hơi thở trở nên nhanh và nông, làm bạn mất kiểm soát và dần kiệt sức. Vì vậy, nắm rõ cách thở khi sinh sẽ hỗ trợ mẹ bầu sinh con dễ dàng hơn.

1/ Cách thở khi sinh: Thở chậm và sâu

Trong giai đoạn đầu chuyển dạ, khi cổ tử cung mở ít nhất 3cm, mẹ bầu nên thở thật chậm và sâu. Khi cơn co tử cung xuất hiện, hít vào một hơi thật sâu, rồi thở ra chậm, đều đặn . Lưu ý, mẹ nên hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Khi hít vào, bụng phải phồng lên mới đúng cách. Thực hiện 4-6 nhịp thở cho một cơn co tử cung trong khoảng 25-30 giây.

2/ Cách thở khi sinh: Thở nhanh và nông

cách thở khi sinh
Thở nhanh và nông khi cổ tử cung mở 4-7cm

Khi cổ tử cung đã mở khoảng 4-7cm, các cơn cơ thắt xuất hiện dồn dập và dữ dội hơn, lúc này mẹ nên áp dụng cách thở nhanh và nông. Khi cơn gò tử cung đến, hít thật sâu, thở ra bằng ngực nhanh hơn. Khi cơn gò giảm, thở chậm lại, và hít sâu nếu cơn co tăng. Mẹ cố gắng thở 20-25 lần/phút. Thở chậm hơn ở đầu và cuối cơn co thắt, thở nhanh hơn ở giữa cơn co.

3/ Cách thở khi sinh: Thở như thổi nến

Trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở 7-9 cm, cơn co tử cung bắt đầu xuất hiện với cường độ cao hơn, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn dần. Lúc này, do sức ép lên trực tràng, mẹ bầu chỉ muốn nhanh chóng rặn để bé con chào đời. Thở như thổi nến giúp giảm áp lực tử cung, tránh rặn sớm.

Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thật sâu, sau đó thực hiện 4 nhịp thở nhanh, nông bằng cách thổi phù. Làm lặp đi lặp lại đến khi cơn co dừng lại, kết thúc với hơi thở sâu.

4/ Cách thở khi sinh: Thở để rặn

Trong giai đoạn hai của quá trình sinh nở, khi cổ tử cung mở hoàn toàn, và mẹ đã sẵn sàng để rặn đẻ. Khi xuất hiện cơn co, thở sâu 2 lần liên tiếp, sau đó hít một hơi dài và bắt đầu rặn. Khi rặn, nhấn cằm giữ tại ngực, giữ cho tầm nhìn của mắt trên rốn, tiếp tục rặn và thở sâu nếu hết hơi. Thực hiện những hơi thở chậm và sâu, mẹ bầu có thể chọn tư thế nào phù hợp nhất cho mình như nằm, đứng hoặc ngồi. Miễn là mẹ bầu cảm thấy thư giãn, hơi thở sẽ hiệu quả hơn.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x