Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1. Khả năng mang thai đôi của mẹ là bao nhiêu?
Theo thống kê, cứ 31 ca sinh nở thì có một ca sinh đôi (nhiều hơn 3%). Tuy nhiên, nếu bạn thụ thai tự nhiên và không có trợ can thiệp y tế, tỷ lệ bạn mang thai đôi thấp hơn nhiều – chỉ 1/89. Với việc mang đa thai nhiều hơn hai, tỷ lệ này là khoảng 1/565.
Các trường hợp song sinh cùng trứng thường xảy ra một cách ngẫu nhiên và tỷ lệ phụ nữ mang song thai cùng trứng (một trứng được thụ tinh tách làm hai) là 1/250.
Các phương pháp điều trị hiếm muộn làm tăng đột ngột khả năng mang đa thai. Trung bình 20 đến 25% phụ nữ sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản hoặc trải qua thụ tinh trong ống nghiệm (hoặc các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác) sẽ mang thai nhiều hơn một em bé.
2. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng mang thai đôi
Nếu bạn đã từng mang song thai, khả năng việc này lặp lại trong lần mang thai tiếp theo có thể tăng gấp đôi.
Khả năng mang thai đôi có tính di truyền. Nếu bạn có anh chị em song sinh hoặc có họ hàng với một cặp song sinh nào đó, nhiều khả năng bạn sẽ mang thai đôi. Tuy nhiên, lịch sử di truyền của gia đình chồng không ảnh hưởng đến khả năng sinh đôi của bạn.
Khả năng mang song thai hoặc đa thai một cách tự nhiên cao hơn khi bạn càng lớn tuổi. Nguyên nhân của việc này là do sự thay đổi nội tiết tố theo độ tuổi ở cơ thể người phụ nữ.
Khả năng mang thai đôi cũng cao hơn khi bạn mang thai nhiều lần.
Mang song thai thường phổ biến ở phụ nữ cao lớn hơn là người có vóc dáng nhỏ.
3. Làm thế nào xác định mình có mang thai đôi hay không?
Thông qua siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể biết được mình có mang song thai hay không. Nếu bạn thực hiện tầm soát di truyền ba tháng đầu, bạn sẽ được siêu âm trong khoảng tuần thai thứ 10 đến 12. Nếu bạn có thai sau khi điều trị hiếm muộn, bạn có thể sẽ được siêu âm sớm hơn, trong khoảng tám tuần đầu để đếm số lượng phôi đã được cấy ghép. Bác sĩ của bạn cũng sẽ đề nghị siêu âm nếu kích thước thai của bạn lớn hơn so với tuổi thai. Siêu âm sẽ cho kết quả chính xác về việc mẹ có mang đa thai hay không, nhất là sau năm đến bảy tuần thai. Tuy nhiên, bạn càng mang thai nhiều bé, khả năng một bé sẽ bị đếm sót càng cao, đây là sai sót thường gặp khi siêu âm đa thai trên hai bé.
4. Những dấu hiệu khác cho biết bạn mang thai đôi
Đây là loại hoóc-môn giúp nhận biết bạn có mang thai hay không. Hoóc-môn hCG xuất hiện trong máu và nước tiểu khoảng 10 ngày sau khi thụ thai. Các cặp sinh đôi hay đa thai có thể làm cho lượng hoóc-môn này cao hơn những trường hợp mang thai thông thường.
Dùng những sóng âm vô hại, hệ thống doppler sẽ nghe được nhịp tim của em bé, thường là vào khoảng cuối tam cá nguyệt thứ nhất. Hoặc một bác sĩ hay bà mụ đầy kinh nghiệm cũng có thể phát hiện được nhịp tim của thai đôi. Tuy vậy, cũng có trường hợp âm thanh bị nhiễu hoặc bị nhầm lẫn với nhịp tim của mẹ.
Khoảng 50% phụ nữ mang thai trả qua những triệu chứng như nôn hay buồn nôn. Một số phụ nữ mang thai cặp song sinh bị nôn nghiêm trọng hơn những bà mẹ khác. Họ bị ốm nghén nặng đến nỗi chỉ có thể ăn hoặc uống các loại thức ăn lỏng và có vị dễ ăn nhất.
Mọi mẹ bầu đều cần tăng cân. Số cân nặng đó không chỉ nằm ở em bé mà còn rất nhiều yếu tố khác như nước ối, các mô, tử cung lớn hơn và ở sự gia tăng lưu lượng máu. Một bà mẹ bình thường được khuyến nghị tăng khoảng 8 đến 12kg. Đối với các bà mẹ sinh đôi, số cân nặng tăng lên trong suốt thai kỳ có thể lên đến 15 hoặc hơn 20kg.
Xét nghiệm sinh hóa AFP được tiến hành giúp phát hiện các bất thường như ở thai nứt đốt sống, thai không não… hoặc phát hiện khối u và nguy cơ ung thư. AFP cũng là một chất được sản sinh trong noãn hoàng và gan của thai nhi. Nếu mẹ mang thai đôi, kết quả xét nghiệm thường cho thấy AFP cao hoặc kết quả “dương tính”. Đừng quá lo lắng, bác sĩ sẽ chỉ định một kiểm tra siêu âm ngay sau đó.
Chiều cao tử cung là số đo được dùng để tính tuổi thai. Các trường hợp sinh đôi thường được biểu hiện ở con số vượt hơn mức thường thấy ở các bà mẹ bình thường
Cảm nhận sự di chuyển của bé trong bụng của mình quả là một cảm giác đáng nhớ. Thông thường, cảm giác đó đến vào khoảng tuần thứ 15 – 16 của thai kỳ. Riêng các bà mẹ của các cặp song thường sinh cảm nhận được những di chuyển này từ rất sớm. Họ cũng cảm thấy những cử động của bé thường xuyên hơn những trường hợp mang thai thông thường.
Đây là nỗi phiền muộn của các mẹ mang thai đôi hoặc đa thai. Những đêm không ngủ, cảm giác kiệt sức là những gì mà họ trải qua trong những tháng đầu mang thai, bởi cơ thể phải làm việc ngày đêm để nuôi dưỡng các bào thai.
Tim của bạn phải làm việc vất vả hơn bình thường để cung cấp đủ lượng máu cho các bé. Bạn sẽ nhận ra rằng không chỉ nhịp tim của mình tăng lên mà nhịp đập cũng mạnh mẽ hơn, nhất là khi chuẩn bị sinh.
1. Ợ nóng
Ợ nóng là một trong những tác dụng phụ vật lý khó chịu nhất của thai kỳ. Triệu chứng này không ngại làm phiền bạn đêm đêm, thách thức bằng những cảm giác nóng rát ở cổ họng hoặc thấp hơn trên phần ngực.
2. Ốm nghén
Không chỉ diễn ra vào buổi sáng, ốm nghén có thể diễn ra suốt cả ngày, từ sớm qua trưa rồi đến tối. Thông thường, bà bầu sẽ buồn nôn, ói mửa đỉnh điểm trong 3 tháng đầu tiên, và thực tế đáng buồn là mẹ bầu khi mang thai đôi sẽ “gánh chịu” gấp đôi các mẹ thường.
3. Tăng cân
Tăng cân bao nhiêu khi mang thai để tốt nhất cho con luôn là những trăn trở rất đỗi bình thường của mẹ bầu. Không nghi ngờ gì khi mẹ bầu mang song thai phải lo lắng gấp đôi về chuyện trọng lượng trong thai kỳ. Bình thường mang thai là phải ăn cho 2 người, vậy mang thai song sinh là ăn cho mấy người? Hẳn nhiên, bạn phải ăn nhiều hơn các mẹ khác để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cặp song sinh.
4. Nguy cơ sinh non
Đây không phải trường hợp hiếm, bởi hầu hết các bà mẹ mang thai đôi, ba hoặc nhiều hơn đều phải đối diện với nguy cơ cao bị dọa sinh non. Nhất là với các mẹ có thể trạng yếu, khi 2 bé lớn dần lên trong tử cung, áp lực nhiều hơn, rất dễ dẫn đến tình trạng không mong muốn này.
5. Bạn thân của giường chiếu
Việc hạn chế đi lại và vận động có vẻ khá phổ biến với mẹ mang song thai. Để ngăn ngừa nguy cơ sinh non, bạn sẽ bắt buộc phải nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa, hằng ngày vị trí an toàn nhất cho bạn chỉ có thể là giường, chăn và gối.
6. Sự hành hạ của các cơn đau nhức
Những cơn co thắt, đau chân, đau lưng, đau đầu, thậm chí tác động lên cả dây chằng sẽ tăng lên nhiều hơn khi mẹ bầu mang thai một cặp song sinh.
7. Hội chứng ống cổ tay
Ngứa ran và tê ở cánh tay, cổ tay, bàn tay cũng là một trong những tác dụng phụ rất khó chịu của thai kỳ. Trong khi, nhiều nguyên nhân được đưa ra như đánh máy chẳng hạn, việc mang thai đôi cũng góp phần không ít làm tình hình này trở nên trầm trọng hơn.
8. Rạn da gấp đôi
Sự căng da diễn ra liên tục làm vết nứt, vết rạn thi nhau xuất hiện. Dù đã trang bị bơ hạt mỡ hay dầu dừa thoa lên bụng, đùi và ngực để ngăn ngừa, nhưng dường như sức chứa của cơ thể bạn cho cặp song sinh cũng trở nên quá tải. Vì vậy, những dấu vết xấu xí này là điều không thể tránh khỏi.
9. Thiếu ngủ
Trạng thái bồn chồn, mất ngủ ở bà bầu là một điều không quá xa lạ. Thay đổi của cơ thể khi mang thai ảnh hưởng không ít đến chất lượng giấc ngủ của bà bầu. Nếu mang thai bình thường, mẹ khó ngủ một, mang thai đôi, sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
10. Vòng bụng “khổng lồ”
Thật không dễ dàng để di chuyển, ngồi xuống hay đứng lên, khi sở hữu vòng bụng to lớn mang thai đôi. Chỉ mỗi việc thức dậy ra khỏi giường thôi cũng đã khó khăn rồi, huống hồ gì những việc khác phải không mẹ bầu?
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.