Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/08/2023

Đẻ không đau: Không phải muốn là được!

Đẻ không đau: Không phải muốn là được!
Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau mà bà bầu nào cũng yêu cầu được “thực thi” khi chuyển dạ. Tuy nhiên, trước khi có ý định “chọn mặt gửi vàng” cho phương án đẻ không đau này, mẹ bầu cũng nên nắm rõ một vài thông tin cơ bản nếu không muốn bị “shock” khi gặp phải trục trặc.

Đẻ không đau bà bầu nào cũng ước nhưng liệu có đạt được mong muốn? Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu về việc liệu đẻ thường có đau không? đẻ mổ đau không và làm sao để đẻ không đau cho chị em nhé.Đẻ không đau

Phương pháp đẻ không đau bằng cách gây tê màng cứng

Nhắc đến gây tê ngoài màng cứng, phần lớn các mẹ đều chỉ biết đây là phương pháp đẻ không đau hiệu quả. Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản như vậy. Rất nhiều thông tin hữu ích về gây tê ngoài màng cứng mẹ nên tìm hiểu trước khi lựa chọn nếu không muốn bị bất ngờ khi gặp vài “trục trặc” nho nhỏ.

1. Gây tê ngoài màng cứng là gì?

Gây tê ngoài màng cứng nói chính xác hơn là gây tê vùng. Điều này có nghĩa, bà bầu sẽ nhận được một mũi gây tê vào cột sống, thuốc từ đó phân tán đối xứng sang hai vùng lân cận xung quanh làm tê liệt một vài bộ phận chịu áp lực nhiều nhất trong khi chuyển dạ. Thông thường, thuốc có tác dụng từ núm vú hoặc rốn xuống tận các ngón chân. Vì vậy, bà bầu vẫn hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được mọi chuyện xung quanh, chỉ trừ không cảm nhận được cơn đau đẻ đang “hoành hành”.

2. Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng

  • Bà bầu có thể phải nằm nghiêng bên trái hoặc ngồi, cả hai tư thế đều yêu cầu bạn phải co người, cong lưng để bác sĩ có thể thấy rõ vùng cột sống và tiêm thuốc tê.
  • Bác sĩ sẽ sát trùng qua phần thắt lưng của bà bầu, sau đó tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau lúc đưa ống truyền thuốc vào khoang trên màng cứng quanh xương sống.
  • Sau khi gây tê, ống thuốc được đặt vào qua kim tiêm lớn với một lượng thuốc tê thử nghiệm. Lúc này, mẹ bầu nên thư giãn, hít thở sâu và nhẹ nhàng, hạn chế cử động. Cuối cùng, bác sĩ định hình ống thuốc nhờ băng keo y tế.
  • Nếu liều thuốc thử nghiệm ổn, một túi dịch sẽ được nối với ống mềm đã dán sẵn trên lưng, và đặt ở chế độ chảy liên tục. Thuốc có thể thay đổi tùy vào nhu cầu của mẹ bầu.

3. Vì sao nhiều chị em chọn đẻ không đau bằng cách gây mê màng cứng?

♦ Không muốn trải nghiệm cảm giác đau đẻ

Đau đẻ, cụ thể hơn là những cơn đau do tử cung co thắt, chính là nguyên nhân hàng đầu đưa đẩy mẹ bầu đến quyết định chọn thủ thuật gây tê ngoài màng cứng. Nhất là với những phụ nữ luôn phải chịu cảm giác đau bụng kinh mỗi khi đến ngày đèn đỏ, họ sẽ rất ngán khi nghe đồn “đau đẻ là đau bụng kinh gấp ngàn lần”.

♦ Nỗi ám ảnh chuyện sinh nở

Đối với những mẹ mang thai lần đầu, nỗi ám ảnh về chuyện sinh nở do các mẹ khác chia sẻ chính là chướng ngại vật trước quyết định sinh thường không can thiệp. Ít ra thủ thuật đẻ không đau sẽ giúp họ an tâm hơn với viễn cảnh đi đẻ đầy “chông gai” và thử thách.

Đẻ không đau
Nỗi ám ảnh đau đẻ khiến bà bầu sợ hãi phải tìm đến phương pháp gây tê màng cứng

Thay vì chịu sự “hành hạ” của các cơn co thắt và rối tung loạn xạ không biết rặn đẻ thế nào cho đúng cách, gây tê ngoài màng cứng sẽ rút ngắn giai đoạn, giúp mẹ bầu tập trung hơn vào kỹ năng hít thở để sinh con.

♦ Để quá trình sinh nở là kỷ niệm đáng yêu

Một số mẹ bầu chọn đẻ không đau bởi vì họ muốn có thêm thời gian làm những việc khác. Thay vì “quằn quại” trước tác động của cơn co thắt tử cung, mẹ bầu dành thời gian đó để thư giãn, lên dây cót tinh thần trước khi lên bàn đẻ, hoặc để chuyện trò cùng anh xã, người thân cho bớt đi cảm giác lo lắng, hồi hộp.

♦ Không muốn con yêu bị tổn hại

Không ít mẹ bầu nghĩ rằng những cử chỉ, hành động hay lời nói quá khích vì đau đớn của mình lúc sinh nở sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến em bé. Hơn nữa, đôi khi vì quá đau, mẹ bầu sẽ không làm tốt nhiệm vụ chuyển dạ, kéo dài thời gian bé chào đời, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, đẻ không đau được lựa chọn để bà bầu vượt cạn nhanh, gọn, lẹ hơn.

♦ Làm rồi thì làm lại

Với mẹ bầu sinh con lần 2 hay 3, trải nghiệm đẻ không đau lần trước làm họ yên tâm để tiếp tục gửi gắm quá trình sinh nở lần tiếp theo. Thực tế, khi được rỉ tai lời đồn “đẻ không đau vừa bị kim tiêm khổng lồ chích vào người, nhưng chưa chắc đã hiệu quả”, các mẹ mang thai lần đầu rất e dè trước quyết định chọn hay không. Ngược lại với mẹ kinh nghiệm, làm rồi sao không làm nữa?

♦ Biết chắc mình sẽ sinh mổ

Vì điều kiện sức khỏe và thể chất không cho phép, mẹ bầu đã được chỉ định sẽ sinh mổ khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ. Để tránh cảm giác đau đớn do cơn co thắt mở tử cung không cần thiết, mẹ bầu thường yêu cầu được thực hiện thủ thuật gây tê ngoài màng cứng. Đây quả là lựa chọn tuyệt vời giúp giảm đau!

♦ Không biết phải làm gì khác

Một số mẹ bầu cảm thấy như mình không còn lựa chọn nào khác. Khi phát hiện máu báo, mẹ bầu đóng gói đồ đạc, xách hành lý vào bệnh viện đi đẻ. Lúc làm thủ tục, mẹ bầu sẽ được hỏi liệu có muốn đẻ không đau hay không. Dù chưa có ý định nào trước đó, nhưng khi được gợi ý, hẳn mẹ bầu nào cũng lung lay và đồng ý ngay, luôn. Đây rõ ràng chỉ là do hoàn cảnh đưa đẩy mà thôi.

♦ Gợi ý của bạn bè

Qua những cuộc chuyện trò, chia sẻ, mẹ bầu sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm sinh nở từ bạn bè, đồng nghiệp. Chính quyết định đẻ không đau xuất phát từ đây.

♦ Lời khuyên của bác sĩ

Dựa trên tình hình sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ sẽ gợi ý những điều kiện lý tưởng nhất cho quá trình sinh nở của bạn được suôn sẻ. Thông thường, với những đối tượng yếu đuối, tính tình có chút nhát gan, hay với những mẹ bầu tuy không khỏe nhưng cũng không quá yếu để cho đi mổ, phương pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ được gợi ý.Đẻ không đau

4. Sự thật về đẻ không đau bằng phương pháp gây tê màng cứng

♦ Gây tê ngoài màng cứng khác với gây tê tủy sống

Gây tê ngoài màng cứng là thủ thuật tiêm thuốc giảm đau vào vùng giữa các đốt sống và dịch tủy sống, còn gọi là khoang màng cứng. 15 phút sau khi thực hiện, thuốc giảm đau mới có tác dụng. Với phương pháp gây tê tủy sống, thuốc giảm đau có hiệu quả sau 5 phút thực hiện, và được tiêm trực tiếp vào tủy sống. Gây tê tủy sống thường được sử dụng trong những ca sinh mổ, còn gây tê ngoài màng cứng được dùng để giảm đau trong quá trình chuyển dạ, hay còn gọi là phương pháp đẻ không đau.

♦ Không phải ai muốn cũng được

Trước khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ phải thăm khám chi tiết xem liệu bạn có phù hợp với phương pháp này không. Nếu thuộc 1 trong những trường hợp sau, có thể bạn sẽ bị từ chối, không được thực hiện phương pháp đẻ không đau này.

  • Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.
  • Chất lượng máu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác.
  • Tình trạng thừa cân gây khó xác định được vị trí khoang trên ngoài màng cứng để truyền thuốc vào.
  • Chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau, bởi bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.
  • Bà bầu bị viêm nhiễm ở vùng lưng.
  • Cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm).

♦ Bạn vẫn có thể cảm nhận mọi việc

Gây tê ngoài màng cứng chỉ có tác dụng giảm đau mà không gây mất ý thức. Bà bầu vẫn tỉnh táo, ý thức được mọi chuyện đang xảy ra xung quanh.

♦ Sinh con nhanh hay chậm tùy thời điểm gây tê

Với những mẹ đã có dấu hiệu đau bụng, gây tê ngoài màng cứng sẽ tạo điều kiện cho xương chậu “thư giãn”, âm đạo có thể giãn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu thuốc được đưa vào quá sớm, quá trình sinh con có thể kéo dài hơn, thậm chí chậm tới 20 phút.

♦ Gây tê ngoài màng cứng cũng có biến chứng

Tiêm thuốc đẻ không đau có hại không? Đa số các trường hợp gây tê ngoài màng cứng đều rất an toàn. Nếu có biến chứng xảy ra cũng ngắn hạn, ít trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Một số phản ứng phụ phổ biến của phương pháp đẻ không đau này có thể bao gồm: Tụt huyết áp, buồn nôn, khó chịu, đau lưng, đau đầu.

Những biến chứng hiếm gặp gây nguy hiểm nghiêm trọng khác bao gồm: Nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, thở chậm, ngừng thở, co giật, thậm chí có thể gây tử vong nếu thuốc được tiêm vào đột ngột.

♦ Cử động của mẹ bị ảnh hưởng

Nếu chọn lựa phương pháp đẻ không đau này, thuốc gây tê sẽ gây ảnh hưởng đến vùng lưng và chi dưới nên sau khi sinh nhiều mẹ sẽ gặp khó khăn khi đứng thẳng hoặc đi lại. Cảm giác này có thể kéo dài đến 5 giờ sau khi mẹ sinh xong.

♦ Ảnh hưởng của gây tê ngoài màng cứng

  • Việc gây tê tại chỗ “dọn đường” cho kim tê ngoài màng cứng gây cảm giác khá đau cho mẹ bầu. Khi các kim chạm vào dây thần kinh có liên quan đến chân, bạn sẽ không tránh khỏi vài cơn đau nhói khó chịu.
  • Trong lúc chuyển dạ, một số mẹ bầu cảm nhận được các cơn co thắt nhưng không hề thấy đau. Trong khi đó, lại không ít bà bầu tê liệt hoàn toàn từ núm vú đến đầu gối.
  • Sau khi sinh, y tá sẽ loại bỏ các băng dán và kéo ống thông ra. Nhiều giờ liền sau đó, bạn có thể vẫn trải nghiệm cảm giác tê ở chân. Đôi khi, các mẹ còn cảm thấy yếu ở chân hoặc thậm chí tê liệt trong khoảng thời gian khá dài. Đau lưng cũng là tác dụng phụ khá phổ biến sau thủ thuật đẻ không đau.
  • 5. Cách xử lý khi phương pháp gây tê màng cứng không hiệu quả

    • Bạn sẽ được yêu cầu chuyển vị trí để kích hoạt tác dụng của thuốc.
    • Bác sĩ sẽ tăng liều lượng thuốc tê hoặc thay đổi một loại thuốc khác phù hợp hơn.
    • Trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể là do vị trí của ống thuốc, vì vậy bác sĩ sẽ điều chỉnh lại để đảm bảo tác dụng.
    • Thuốc giảm đau IV thường được sử dụng song song với việc gây tê ngoài màng cứng để hỗ trợ hiệu quả hơn đối với trường hợp bà bầu không giảm đau là mấy.
    • Vận dụng kỹ năng hít thở bạn đã luyện tập trong thai kỳ để dễ chịu hơn khi các cơn co thắt liên tiếp dồn dập.

      Đẻ không đau
      Nếu thuốc không có tác dụng, bạn sẽ được yêu cầu chuyển vị trí để kích hoạt tác dụng của thuốc

    Kinh nghiệm đẻ không đau cho chị em

    Để đẻ không đau thì trước khi đi sinh các chị em cần chuẩn bị các điều sau:

    1. Xem xét kỹ bệnh viện có dịch vụ đẻ không đau hay không

    Không phải bệnh viện nào cũng có dịch vụ gây tê ngoài màng cứng cho sản phụ, bởi đẻ tự nhiên vẫn được khuyến khích hơn. Có thể trong 2 tam cá nguyệt đầu, bạn tự tin rằng mình sẽ đủ dũng khí để vượt cạn tự nhiên, nhưng đến phút chót lại bị nỗi sợ đau đẻ ám ảnh và muốn đổi phương án.

    Vì vậy, ngay từ đầu khi chọn bệnh viện để gửi gắm chuyện sinh nở, bạn nên tính đến vấn đề liệu ở đây có cho đẻ không đau không.

    2. Hỏi ý kiến của bác sĩ

    Chia sẻ với bác sĩ bạn hay thăm khám về ý định đẻ không đau của mình. Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất để vượt qua chuyện sinh nở dễ dàng.

    3. Hỏi ý kiến người thân

    Bà bầu nên nói chuyện với anh xã, người thân, hay bất cứ ai có nhiệm vụ ở bên cạnh bạn trong phòng chờ sinh về ý muốn gây tê ngoài màng cứng. Bạn nên nói rõ ý muốn khi nào cần đến mũi tiêm gây tê, khi tử cung mở 4cm hay cứ để bạn chịu đựng các cơn co thắt cho đến lúc nào không chịu được thì thôi.

    4. Tìm hiểu về dịch vụ gây tê màng cứng

    Tham khảo trước thông tin dịch vụ gây tê ngoài màng cứng ở bệnh viện.

    5. Lên một vài kịch bản ứng phó cho các tình huống có thể xảy ra lúc đẻ

    Luôn lên kế hoạch cho phương án dự phòng, bởi đôi khi tử cung mở quá nhanh so với dự định hoặc quá lâu quá mất thời gian. Dù ở trong tình huống nào, bà bầu cũng nên cố gắng giữ bình tĩnh, bởi rồi đâu cũng sẽ vào đó.Đẻ không đau

    Các vấn đề thường gặp về việc đẻ không đau

    ♦ Đẻ không đau bao nhiêu tiền?

    Dịch vụ đẻ không đau chính là sử dụng phương pháp gây tê màng cứng. Do vậy, ngày chi phí đẻ thông thường thì tiền cho một mũi tiêm gây tê màng cứng có giá giao động tại các bệnh viện là từ 1,5 triệu-2 triệu đồng.

    ♦ Đẻ mổ đẻ có đau không?

    Phương pháp đẻ mổ là bác sĩ dùng thuốc gây mê hoặc gây tê tại vùng bụng cho sản phụ để rạch bụng mẹ lấy em bé ra ngoài. Tại thời điểm thuốc tê hoặc thuốc mê còn tác dụng thì sản phụ sẽ không thấy đau, nhưng khi thuốc hết tác dụng thì sản phụ sẽ cảm nhận rõ sự đau đớn từ vết mổ.

    ♦ Đẻ thường có đau không?

    Sản phụ đẻ thường và không dùng thuốc gây tê sẽ cảm nhận rõ cơn đau chuyển dạ dữ dội cộng với việc đau đớn tầng sinh môn vì sự giãn nở quá mức khi em bé chào đời.

    ♦ Ăn gì để đẻ không đau?

    Thực tế, không có loại đồ ăn, thức uống nào có thể giúp sản phụ thoát khỏi sự đau đẻ. Chỉ có một số loại đồ ăn, thức uống từ thảo dược có thể làm giảm bớt sự co thắt tử cung hoặc làm dịu thần kinh để mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho sản phụ. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chứ không nên dùng tùy tiện.

    ♦ Có cách đẻ mà không đau không?

    không có cách rặn đẻ nào có thể giúp sản phụ không bị đau mà chỉ có rặn đẻ giúp tử cung mở tốt hơn, để em bé chào đời dễ hơn, từ đó giúp sản phụ đỡ phải chịu đựng cơn đau đẻ kéo dài.

    Ai cũng sợ cảm giác đau đẻ nên hầu hết chị em đều tìm đến phương pháp đẻ không đau bằng gây tê. Mặc dù đây là phương pháp phổ biến và khá an toàn song cũng tiềm ẩn các biến chứng có thể xảy ra, vì vậy bà bầu cần tìm hiểu kỹ và luôn hỏi ý kiến của bác sĩ, người thân nếu muốn gây tê màng cứng khi đẻ nhé.

    Thực hư mũi tiêm giá 2 triệu giúp đẻ không đau

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x