Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 13/04/2022

Những điều chị em cần làm ngay khi bị động thai

Những điều chị em cần làm ngay khi bị động thai
Trong thai kỳ, bên cạnh việc dưỡng thai, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến vấn đề sảy thai. Đây là một tình trạng hết sức nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Đôi khi nó xảy ra chỉ do một vài bất cẩn nhỏ trong ăn uống, vận động, sinh hoạt và mẹ không hề ngờ đến.

Động thai hay còn gọi là dọa sẩy thai thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Biểu hiện điển hình của tình trạng này là âm đạo ra máu, thỉnh thoảng kèm theo đau bụng và bụng dưới trướng lên. Dọa sảy thai cần được xử lý kịp thời để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra cho mẹ bầu và thai nhi.Động thai

Động thai là gì? Phân biệt động thai và sảy thai ở bà bầu

Động thai và sảy thai tuy khác nhau nhưng nhiều người vẫn lầm lẫn hai hiện tượng này. Để biết mình rơi vào tình trạng nào, nên lưu ý để phân biệt theo các dấu hiệu sau:

1. Động thai

Xuất huyết âm đạo với số lượng ít, màu có màu đỏ hoặc đen, lẫn với dịch nhầy. Đau bụng khi mang thai, đau thắt lưng, chướng bụng dưới. Thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.

Cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc có thể mở nhưng chưa bị sổ thai ra. Tử cung to tương ứng với tuổi thai. Kèm theo, thai phụ có thể còn cảm thấy mỏi vai.

2. Sảy thai

Thai nhi đã chết trong bụng mẹ. Có hai trường hợp xảy ra:

  • Những cơn đau quặn bụng đi kèm với xuất huyết âm đạo. Sau một thời gian, toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng xổ ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt. Trường hợp này gọi là sảy thai hoàn toàn.
  • Trường hợp thứ hai gọi là sảy thai không hoàn toàn. Tức là một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung. Sau khi tình trạng sảy thai xảy ra, người phụ nữ đã giảm đau quặn bụng nhưng vẫn bị ra máu khi mang thai liên tục, thậm chí băng huyết.

Hiện tượng động thai không hề hiếm gặp. Tuy động thai chưa khiến người mẹ mất đi mầm sống trong cơ thể của mình, nhưng nó có thể là dấu hiệu báo trước của sẩy thai. Vậy nên, thai phụ đã trải qua động thai cần hết sức chú ý giữ gìn vào thời gian sau đó để không xảy ra bất cứ chuyện gì đáng tiếc, bảo vệ thai kỳ cho đến lúc mẹ tròn con vuông.

Động thai

Nguyên nhân gây động thai phổ biến trong thai kỳ

Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai:

♦ Các yếu tố làm gia tăng khả năng dọa sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên

  • Bào thai hay thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể
  • Nhau thai bất thường
  • Người mẹ lớn tuổi
  • Người mẹ bị tiểu đường
  • Người mẹ lạm dụng đồ uống có cồn và thuốc lá
  • Dùng nhiều hơn 200mg caffeine mỗi ngày.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn rau răm có dẫn tới sảy thai?

♦ Các yếu tố làm gia tăng khả năng dọa sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai

  • Tình trạng tiểu đường không được kiểm soát
  • Người mẹ bị cao huyết áp
  • Bệnh thận
  • Bệnh ban đỏ
  • Vấn đề ở tuyến giáp người mẹ như mắc bệnh cường giáp
  • Bệnh rubella
  • Nhiễm trùng và nhiễm trùng cơ hội do mắc HIV
  • Sốt rét
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Các bệnh lây qua đường tình dục
  • Tập thể dục quá sức.

Động thai

Dấu hiệu bị động thai

Đau bụng trong 3 tháng đầu mang thai thông thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy mình bị đau bụng dưới, mỏi ở vùng thắt lưng, ra dịch màu hồng nhạt hoặc ít máu ở âm đạo, bà bầu nên nhanh chóng đi thăm khám để theo dõi và điều trị động thai kịp thời.

Thực tế, đa số bà bầu không hề biết sự khác biệt giữa động thai và sảy thai. Hai hiện tượng này hoàn khác nhau. Khi bị dọa sảy thai, động thai, bà bầu sẽ bị xuất huyết âm đạo, đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn an toàn trong buồng tử cung; cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc mở ra nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu là sảy thai, tình trạng xuất huyết âm đạo nặng hơn, cơn đau bụng cũng quặn hơn. Lúc này, thai nhi đã bị đẩy ra ngoài, không còn nằm trong buồng tử cung. Dù hết đau bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục ra nhiều, nghiêm trọng sẽ dẫn đến băng huyết.

Động thai rõ ràng là hiện tượng xảy ra trong quá trình thai nhi vẫn phát triển bình thường. Vì vậy, mức độ nguy hiểm của động thai có thể được điều chỉnh, nếu mẹ bầu biết cách xử trí và cải thiện phù hợp.

>>> Bạn có thể tham khảo: Huyết trắng vón cục như bã đậu, hiện tượng bình thường hay triệu chứng nguy hiểm?

Cách xử lý khi bị động thai

Trên thực tế, vẫn chưa có một cách xử lý nào được xem là tối ưu đối với những trường hợp động thai như:

  • Khi thấy mình có dấu hiệu động thai, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh di chuyển xa.
  • Cần đi khám thai để được bác sĩ tư vấn cách xử lý thích hợp, chẳng hạn như kê thuốc chống co thắt tử cung, khâu vòng cổ tử cung.
  • Mẹ bầu lưu ý chỉ nên dùng đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý uống các loại canh, thuốc được rỉ tai là có tác dụng an thai.
  • Khi đau bụng, mẹ bầu tuyệt đối không được dùng tay để xoa bụng. Động tác xoa bụng có thể kích thích co thắt tử cung, đẩy thai nhi ra ngoài.
  • Tuyệt đối không quan hệ vợ chồng, không kiểm tra âm đạo thường xuyên, không đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh việc kích thích cổ tử cung mở ra.
  • Mẹ bầu nên tránh hoàn toàn các bước này cho đến khi các dấu hiệu động thai đã biến mất được 1 tuần.
  • Bị động thai nên ăn gì? Ăn uống, dinh dưỡng trong thời gian động thai cũng rất quan trọng. Thai phụ nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Tuyệt đối không ăn uống thức ăn có chất kích thích như hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu.

    Động thai
    Khi bị động thai bà bầu tuyệt đối không được quan hệ tình dục

Phương pháp phòng tránh hiện tượng động thai khi mang bầu

  • Bà bầu cần luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan và tâm lý thoải mái trong suốt thai kỳ. Tránh tình trạng quá căng thẳng hay stress.
  • Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng. Bạn cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất trong suốt quá trình mang thai.
  • Chú ý nghỉ ngơi hợp lý và không thức quá khuya.
  • Tránh lao động, làm việc nặng hay quan hệ vợ chồng nhiều lần trong những tháng đầu và cuối thai kỳ.
  • Nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và thể trạng.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá và uống các thức uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê…
  • Khám thai định kỳ để theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Món ăn an thai cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Động thai nên ăn gì? Bạn có thể chọn các thực phẩm sau để an thai dưới đây.

1. Cháo cá chép

♦ Chuẩn bị:

  • Cá chép 1 con (khoảng 500g)
  • Gạo nếp 100g
  • Hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ

♦ Cách làm:

  • Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút.
  • Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ. Trước khi ăn cho gia vị, hành (thái nhỏ) quấy đều.
  • Ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày. Món ăn an thai này vô cùng giàu dưỡng chất và rất tốt cho bà bầu. Vì thế bạn không nên bỏ qua nó khi mang thai nhé.

2. Cháo đậu đen gạo nếp

♦ Chuẩn bị:

  • Gạo nếp 100g
  • Đậu đen 30g

♦ Cách làm:

Gạo nếp và đậu đen vo rửa sạch cho vào nồi với 1 lít nước nấu thành cháo loãng. Ăn theo bữa. Đây là món ăn an thai rất dễ chế biến, dễ ăn và rất mát nên bà bầu hãy ăn thường xuyên nhé.Cháo cá chép

3. Cháo đậu đen dây tơ hồng

♦ Chuẩn bị:

  • Đậu đen 50g
  • Dây tơ hồng 30g
  • Gạo ngon 100g

♦ Cách làm:

  • Dùng túi vải đựng dây tơ hồng
  • Đậu đen vo sạch
  • Cho đậu đen, dây tơ hồng vào nấu chung với gạo, đổ nước đủ để thành món cháo loãng.

Món ăn an thai này cũng rất tốt cho bà bầu, không chỉ giúp điều hòa khí huyết mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.

4. Cháo gà gạo nếp

♦ Chuẩn bị:

  • Gà mái 1 con
  • Gạo nếp vừa đủ
  • ♦ Cách làm:

    • Gà làm sạch, thái miếng cho vào nồi đổ nước hầm kỹ
    • Cho gạo nếp đã vo sạch vào nấu cháo

    Ăn thường xuyên món ăn an thai này sẽ vô cùng tốt cho bà bầu. Cháo gà gạo nếp đặc biệt thích hợp với phụ nữ bị động thai.Động thai

    5. Cháo bí ngô

    ♦ Chuẩn bị:

    • Gạo ngon 50g
    • Bí ngô 30g
    • Đường mạch nha 20g

    ♦ Cách làm:

    • Bí ngô rửa sạch thái miếng.
    • Đổ bí ngô vào nồi nấu chung với 50g gạo ngon đã vo sạch cùng với đường mạch nha, đổ nước đun sôi nấu cháo loãng.

    Ngày ăn 1 bát lúc nóng. Món ăn an thai này rất bổ máu, đặc biệt tốt cho những phụ nữ có thai kỳ không khỏe hoặc từng bị động thai.

    Nhìn chung, trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, việc bị chảy máu âm đạo cũng cần được chú ý. Mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám kỹ, chẩn đoán chính xác tình trạng đang xảy ra.

    Đặc biệt, khi bạn nhận thấy những dấu hiệu nghiêm trọng như chảy máu ngày càng nhiều, chảy máu đi kèm chuột rút, chảy máu và chuột rút kèm theo sốt, chảy máu và chuột rút ở các mẹ bầu đã từng bị thai trứng trước đó.

    Những tuần đầu của thai kỳ, khi âm đạo ra máu, đi kèm triệu chứng mỏi vai, đau bụng hoặc đau bụng dưới, mẹ bầu đang đối diện với hiện tượng động thai thì bà bầu phải đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Fetus Distress
    https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/fetus-distress
    Truy cập ngày 12/4/2022

    2. Dyslipidemia in Pregnancy
    https://www.acc.org/latest-in-cardiology/articles/2014/07/18/16/08/dyslipidemia-in-pregnancy
    Truy cập ngày 12/4/2022

    3. Intrauterine Growth Restriction (IUGR)
    https://kidshealth.org/en/parents/iugr.html
    Truy cập ngày 12/4/2022

    4. Preventing stillbirth
    https://www.nhs.uk/conditions/stillbirth/prevention/
    Truy cập ngày 12/4/2022

    5. Heart abnormality birth defects
    https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/heart-abnormality-birth-defects
    Truy cập ngày 12/4/2022

    x