Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 26/05/2023

Sự phát triển của thai nhi theo từng tháng diễn ra như thế nào?

Sự phát triển của thai nhi theo từng tháng diễn ra như thế nào?
Thai nhi sẽ có những thay đổi nhất định trong từng tháng mang thai. Mẹ theo dõi một hành trình phát triển của bé yêu trong bụng sẽ biết nên làm gì ở từng tháng thai kỳ để đảm bảo con yêu khỏe mạnh.

Từ khi bắt đầu thụ thai cho đến khi em bé chào đời là một quá trình đặc biệt. Hãy cùng MarryBaby theo dõi sự phát triển của thai nhi theo từng tháng diễn ra thế nào trong bài viết dưới đây nhé!

Hành trình phát triển của thai nhi trong 9 tháng

Sự phát triển của thai nhi theo từng tháng là một quá trình phức tạp. Chúng ta có 03 giai đoạn phát triển của thai nhi: mầm, phôi và thai nhi. Nhưng hầu hết mọi người sẽ không dùng thuật ngữ này để diễn tả sự hình thành của thai nhi.

  • Giai đoạn mầm: Đây là giai đoạn phát triển ngắn nhất của thai nhi, bắt đầu từ khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau.
  • Giai đoạn phôi thai: Sau giai đoạn mầm khoảng 2 tuần thì tới giai đoạn phôi thai. Giai đoạn phôi thai kéo dài khoảng 6 tuần.
  • Giai đoạn bào thai: Sau giai đoạn phôi thai là giai đoạn bào thai. Giai đoạn này sẽ kéo dài cho đến khi em bé chào đời.

>> Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần như thế nào mẹ biết chưa?

Sự phát triển của thai nhi theo từng tháng như thế nào?

1. Tháng thứ 1 thai kỳ

Sau khi trứng đã được thụ tinh và làm tổ vào niêm mạc tử cung; túi thai sẽ phát triển bên trong tử cung. Nhau thai cũng hình thành trong tháng đầu tiên để sau này cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé từ người mẹ.

Trong tháng đầu thai kỳ này, vitamin B đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của hai mẹ con. Vì thế, bạn cần phải bổ sung vitamin B6 và axit folic (Vitamin B9) vào thực đơn ăn uống trong 3 tháng đầu thai kỳ nhé.

2. Tháng thứ 2 thai kỳ

Trong tháng thứ 2 này, khuôn mặt của thai nhi sẽ tiếp tục phát triển. Các chồi để phát triển thành các chi cũng bắt đầu hình thành. Các cơ quan như não, giác quan và đường tiêu hóa đã bắt đầu hình thành.

Sụn trong phôi bắt đầu cũng được thay thế bằng xương. Vào cuối tháng thứ hai, thai nhi có thể dài khoảng 2.54cm. Sau khi bạn đi qua khoảng 6 tuần thai kỳ, bạn có thể nghe được nhịp tim của thai nhi khi đi siêu âm thai.

sự hình thành của thai nhi
Để sự phát triển của thai nhi theo từng tháng khỏe mạnh cần bổ sung Omega-3 qua các loại cá

Trong giai đoạn này, bạn cũng cần tập trung vào việc bổ sung vitamin trước khi sinh; nhất là omega-3 và dầu cá để giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là những loại vitamin bạn cần bổ sung:

  • Vitamin D3
  • Omega-3
  • DHA

3. Sự phát triển của thai nhi theo từng tháng: Tháng thứ 3

Bước vào giai đoạn này, thai nhi cũng đang phát triển bàn tay, bàn chân, ngón tay và ngón chân từ các chi. Móng tay, móng chân cũng bắt đầu hình thành trong thai này. Tai ngoài và răng cũng đã bắt đầu phát triển.

Mặc dù các cơ quan sinh sản của thai nhi đã bắt đầu hình thành nhưng vẫn chưa thể xác định giới tính thai nhi qua siêu âm. Và phải đến cuối tháng thứ 3, thai nhi mới hình thành đầy đủ tất cả các cơ quan và tứ chi.

Trong tháng thứ 3 thai kỳ này, thai nhi sẽ cân nặng khoảng 31g và chiều dài khoảng 5.04cm. Sau khi bạn và thai nhi trải qua tháng thứ 3 thai kỳ; thì khả năng sảy thai sớm sẽ giảm đáng kể. Mẹ có thể cảm thấy yên tâm hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

4. Tháng thứ 4 thai kỳ

hành trình phát triển của thai nhi
Siêu âm là phương pháp giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi theo từng tháng

Tháng 4 thai kỳ, tóc, mí mắt, lông mi và móng tay của thai nhi đã phát triển nhiều hơn. Nhịp tim của bé yêu bây giờ có thể nghe thấy rõ ràng qua siêu âm Doppler. Răng cũng đã phủ dày hơn. Trong thời gian này, thai nhi bắt đầu vươn vai, ngáp và thực hiện các cử động khác.

Khi đi khám thai, bạn đã có thể nhìn thấy các cơ quan sinh sản của thai nhi trên siêu âm rồi. Hơn nữa, thông qua siêu âm bạn cũng sẽ nhìn thấy thai nhi vươn vai, mút ngón tay cái, ngáp và làm những khuôn mặt siêu đáng yêu.

Trong tháng này, hệ thống thần kinh của nhi cũng bắt đầu phát triển. Các cơ quan sinh sản của bé yêu cũng phát triển đầy đủ. Vì thế, bác sĩ đã có thể cho bạn biết chính xác giới tính thai nhi qua siêu âm. Vào cuối tháng thứ 4, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 15.24cm và cân nặng khoảng 28.35g.

5. Tháng thứ 5 thai kỳ

Tháng thứ 5 thai kỳ này, bạn có thể bắt đầu cảm thấy em bé cử động nhiều hơn. Trên đầu thai nhi sẽ mọc tóc nhiều hơn và toàn thân có thể sẽ mọc thêm một lớp lông tơ mỏng.

Ngoài ra, một chất nhầy được gọi là vernix caseosa sẽ bao phủ toàn bộ làn da thai nhi để bảo vệ khỏi tiếp xúc với nước ối. Lớp này sẽ bong ra trước khi thai nhi chào đời.

Vào cuối tháng thứ 5, thai nhi có chiều dài khoảng 25.4cm và có thể nặng từ 200-500g.

6. Sự phát triển của thai nhi theo từng tháng: Tháng 6

Sự phát triển của thai nhi theo từng tháng là hình thành các giác quan khi được ba mẹ trò chuyện mỗi ngày

Giai đoạn này, làn da của thai nhi vẫn trong mờ nhưng hơi đỏ và nhăn nheo. Dấu vân tay và ngón chân thai nhi cũng đang phát triển tốt. Mí mắt của bé yêu đã bắt đầu mở ra.

Khi được 6 tháng thai kỳ, thai nhi sẽ phản ứng với các kích thích bên ngoài như âm thanh bằng cách tăng nhịp tim hoặc cử động. Đây cũng là lúc bạn có thể cảm thấy con bị nấc theo những chuyển động. Vào cuối tháng này, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 30.48cm và có thể nặng gần 900g.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu sự phát triển của thai nhi theo từng 3 tháng giữa khỏe mạnh

7. Tháng thứ 7 thai kỳ

Trong tháng này, thai nhi sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển các cơ quan trong cơ thể. Một lớp chất béo cũng bắt đầu được lưu trữ trong cơ thể thai nhi. Ở giai đoạn này, thính giác của bé yêu đã phát triển đầy đủ. Con sẽ phản ứng với âm thanh, cơn đau, ánh sáng và vận động liên tục.

Lượng nước ối làm đệm cho thai nhi bắt đầu giảm khi con lớn lên. Vào cuối tháng này, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 35.56cm và có thể nặng từ 900-1800g. Nếu con của bạn sinh non sau tuần 27 thì sẽ có cơ hội sống sót cao hơn.

8. Tháng thứ 8 thai kỳ

Thai nhi 8 tháng vẫn tiếp tục phát triển và cần bổ sung thêm chất béo dự trữ. Lúc này, thai nhi cũng có thể nhìn thấy và con cũng sẽ bắt đầu đá nhiều hơn.

Hầu hết các cơ quan trong cơ thể của con cũng đã phát triển đầy đủ. Nhưng phổi vẫn cần thời gian để hoàn thiện hơn chức năng. Đến tháng thứ 8, thai nhi sẽ có chiều dài gần 45.72cm và có thể nặng gần 2.2kg.

9. Sự phát triển của thai nhi theo từng tháng: Tháng 9 thai kỳ

Phổi của thai nhi trong tháng thứ 9 thai kỳ đã phát triển đầy đủ và chuẩn bị cho sự ra đời. Các phản xạ của cơ thể cũng phối hợp tốt hơn giúp bé phản ứng với âm thanh, chớp mắt, nắm tay và quay đầu.

Thai nhi 9 tháng tuổi cũng có thể di chuyển ít hơn trong vài tuần trước. Đây cũng là thời điểm con sẽ di chuyển vào tư thế đầu chúc xuống gần ống sinh chuẩn bị chào đời. Thai nhi 9 tháng sẽ có chiều dài khoảng 45-50cm và có thể nặng ít nhất 3kg.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu sự phát triển của thai nhi theo từng 3 tháng cuối khỏe mạnh

Như vậy, bạn đã hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi theo từng tháng thai kỳ. Đây là một quá trình mà đối với mẹ sẽ có nhiều kỷ niệm khó quên. Mẹ hãy trân quý những phút giây này nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Baby Development Month By Month
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/week-by-week/baby-development-month-by-month/
Truy cập ngày 19/04/2023

2. Fetal Development
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/7247-fetal-development-stages-of-growth
Truy cập ngày 19/04/2023

3. Pregnancy Week by Week
https://www.marchofdimes.org/pregnancy-week-week
Truy cập ngày 19/04/2023

4. How Your Fetus Grows During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/how-your-fetus-grows-during-pregnancy
Truy cập ngày 19/04/2023

5. Fetal development
https://medlineplus.gov/ency/article/002398.htm
Truy cập ngày 19/04/2023

x