Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1. Không thoải mái khi ngủ
Thời gian này ngực bạn trở nên nhạy cảm, vì thế có thể khiến bạn khó tìm được tư thế ngủ thoải mái, là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ khi mang thai, đặc biệt nếu bạn quen ngủ sấp.
Giai đoạn đầu của thai kỳ là thời điểm tốt nhất để bạn bắt đầu tập ngủ nghiêng bên trái. Tư thế ngủ này giúp máu, dưỡng chất lưu thông tới thai nhi và tử cung tốt hơn. Cách này cũng giúp bạn bớt cảm thấy mắc đi tiểu hơn.
2. Buồn ngủ suốt ngày
Khi mới mang thai, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày. Nguyên nhân là do lượng hormone progesterone tăng cao đột ngột. Progesterone là một loại hormone giúp điều chỉnh khả năng sinh sản của phụ nữ, khi lượng pregesterone nhiều cũng có thể khiến bạn uể oải và khiến một ngày làm việc bình thường của bạn như là chạy marathon. Bạn có thể cảm thấy hết năng lượng đến nỗi tưởng mình đang bị bệnh hay cảm cúm.
Không chỉ vậy, progesterone có thể khiến bạn khó ngủ buổi tối, vì thế bạn càng cảm thấy mệt mỏi hơn vào ban ngày. Tất cả những việc bạn có thể làm là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Cố gắng chợp mắt bất cứ khi nào có thể bạn nhé.
3. Mắc tiểu liên tục và thường xuyên
Tử cung phát triển tạo áp lực lên bọng đái khiến bạn mắc tiểu hơn so với bình thường. Nếu bạn mệt vì việc đi vệ sinh thường xuyên, nên uống ít nước lại vào cuối giờ chiều và tối.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác gây nên tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu như hay nằm mơ, buồn nôn, đói bụng thường xuyên…
4. Có nên lo lắng vì tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu?
Đừng quá lo lắng nếu bạn thức dậy thường xuyên vào ban đêm và cảm thấy kiệt sức suốt cả ngày vì không chỉ mình bạn gặp phải tình trạng này.
Hơn một nửa phụ nữ khi mang thai không cưỡng lại việc chợp mắt trong giờ làm việc ít nhất một lần trong tuần và 60% ngủ ngày ít nhất một ngày cuối tuần.
Giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ rất mệt mỏi, vì thế bạn nên lắng nghe cơ thể để có thời gian làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
1. Nguyên nhân bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa
Lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng cao khiến người mẹ tương lai cảm thấy mệt mỏi, vì thế bạn thường thức giấc nửa đêm ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
Đến giai đoạn này, lượng hormone trong cơ thể tăng chậm lại, vì thế bạn có thêm năng lượng và ngủ tốt hơn so với thời gian vừa qua. Cảm giác ốm nghén cũng có thể kết thúc ở giai đoạn này.
2. Làm sao để cải thiện tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa?
Cố gắng tập thói quen ngủ tốt cho thai kỳ trong giai đoạn này vì bạn không còn gặp chứng mất ngủ như ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối của thai kỳ.
Nên chuyển sang nằm nghiêng, nếu trước đây bạn ngủ ở tư thế khác, và tập những thói quen tốt ngay bây giờ để giúp bạn cảm thấy khỏe hơn trong những tháng sắp tới. Những thói quen tốt có thể là tuân theo một kế hoạch nghỉ ngơi trước giờ ngủ, ngủ đúng giờ và không để tivi trong phòng ngủ.
3. Đã đến lúc bắt đầu tập thể dục
Đây cũng là thời điểm tốt để bắt đầu việc tập thể dục thường xuyên vì bạn đang cảm thấy khỏe hơn và có giấc ngủ ngon. Luyện tập thể dục thể thao giúp bạn tăng cường thể chất, tinh thần, giúp ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Tuy nhiên, tập thể dục quá sát giờ ngủ có thể khiến bạn tỉnh táo, vì thế nên tập sớm và dành cho mình một ít thời gian nghỉ ngơi vào cuối ngày.
4. Làm sao để giải quyết vấn đề bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa?
Những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ có thể là tiếng ngáy, hội chứng ngưng thở khi ngủ, chuột rút, chân mất cảm giác và các giấc mơ thường xuyên.
Nếu bạn khó ngủ khi mang thai, đừng ngại chia sẻ chuyện đó với bác sĩ. Bác sĩ có thể gợi ý cho bạn những liệu pháp an toàn trong suốt thời gian thai kỳ.
Đây là lúc tình trạng mất ngủ khi mang thai trở nên nặng nề nhất. Các nghiên cứu cho thấy chất lượng giấc ngủ của những bà mẹ tương lai thời kỳ này tệ hơn so với hai thời kỳ đầu mặc dù sau khi sinh xong, nghĩ lại bạn có thể thấy thời kỳ này chỉ là chuyện nhỏ.
Nguyên nhân bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối và cách khắc phục
Không cảm thấy thoải mái
Trong tam cá nguyệt thứ 3, bụng bạn đã quá to để có thể nằm thoải mái. Giai đoạn này, bạn không thể nằm ngửa vì sẽ khó thở. Do đó, hãy nằm nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn bên phải. Bạn cần có gối chêm đỡ bụng, chân. Sẽ có những lúc bạn không thể ngủ nằm, khi đó hãy ngồi ngủ, nếu cách này làm bạn thấy dễ thở hơn.
Liên tục mắc tiểu
Trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ, bạn cảm thấy như thể là bạn ở trong nhà vệ sinh nhiều hơn ở bên ngoài và bây giờ cảm giác đó đang quay trở lại. Bây giờ em bé trong bụng đang tạo áp lực nhiều lên bọng đái của bạn.
Bạn có thể giảm số lần đi vệ sinh ban đêm bằng cách giảm uống nước vào cuối giờ chiều và buổi tối. Cố gắng đi vệ sinh cho hết nước trong bọng đái bằng cách chồm người tới trước khi tiểu để đi sạch hết nước. Đây cũng là cách giảm số lần đi vệ sinh của bạn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.