Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/10/2020

Phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật - giả

Phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật - giả
Cho dù là những bác sĩ có danh tiếng nhất cũng không thể dự đoán chính xác 100% thời điểm chuyển dạ của bạn. Mẹ bầu nên có biết cách nhận biết những dấu hiệu chuyển dạ cơ bản nhất, để có thể đến bệnh viện kịp lúc.
Phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật-giả
Những cơn co thắt cho mẹ bầu cảm giác như mình đang trải qua ngày “đèn đỏ”

1/ Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý

– Bụng tụt xuống thấp: Một vài tuần trước khi chào đời, thai nhi có xu hướng di chuyển xuống phía dưới khung xương chậu, để chuẩn bị cho thời điểm chuyển dạ sắp tới. Bạn có thể sẽ cảm thấy áp lực nặng nề tập trung xuống vùng xương chậu, trong khi ngực cảm thấy nhẹ nhàng và dễ thở hơn. Tuy nhiên, cảm nhận này chỉ xuất hiện ở những người lần đầu làm mẹ. Đối với những người sinh con lần thứ hai, thứ ba, cảm giác này khá mơ hồ và mẹ bầu chỉ thực sự cảm thấy chúng khi “giờ G” đã điểm.

– Sự xuất hiện ngày càng nhiều của những cơn co thắt: Đây là dấu hiệu “báo động” rõ ràng và chính xác nhất. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau quặn, thắt như tử cung đang siết chặt chuẩn bị “tống” bé ra khỏi người mẹ. Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới, tới phần bụng dưới và cuối cùng là tới hai chân của bạn.

– Bong nút nhầy tử cung: Là một khối nhỏ chất nhầy, có tác dụng bịt kín tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, nút nhầy tử cung có thể bong ra trước khi đau đẻ một vài tuần, vài ngày hay vài giờ. Một vài trường hợp khi bong ra, nút nhầy sẽ lẫn theo một chút máu. Đây là dấu hiệu cho thấy thời điểm găp bé cưng không còn quá xa nữa.

– Vỡ nước ối: Hầu hết các trường hợp vỡ ối sẽ bắt đầu bằng những cơn co thắt từ trước. Tuy nhiên, vẫn không ít trường hợp vỡ ối nhưng không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Dù nước ối tuôn ra ít hay nhiều, mẹ bầu cũng nên đến bệnh viện ngay.

Thông thường, quá trình sinh con sẽ diễn ra ngay khi nước ối vỡ. Mặc dù vậy, không giống như trong phim ảnh, khi mẹ bầu vỡ ối. không phải bé nào cũng lập tức chào đời một cách dễ dàng. Thậm chí, một số bé còn chờ tới vài tiếng đồng hồ mới chịu “chui” ra khỏi bụng mẹ. Dù nước ối tuôn ra mạnh hay chỉ nhỏ giọt, bạn cũng hãy gọi ngay cho bác sĩ.

2/ Mách mẹ cách phân biệt chuyển dạ thật, giả

Những cơn co thắt là dấu hiệu rõ ràng nhất, báo hiệu thời điểm lâm bồn của mẹ. Tuy nhiên, vài tuần hoặc vài tháng trước khi sinh, những cơn co thắt giả Braxton-Hicks, sẽ diễn ra làm nhiều mẹ lầm tưởng. MarryBaby mách mẹ vài dấu hiệu phân biệt “hàng thật và hàng giả” nhé!

– Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn. Trong khi những cơn co thắt giả diễn ra bất ngờ, không thường xuyên và khác nhau về độ dài, cường độ. Thông thường, những cơn co thắt thật sẽ đều đặn hơn, với tần suất mỗi lần khoảng từ 5-7 phút.

– Khác với những cơn co thắt giả có thể tự giảm dần hoặc biến mất khi bạn thay đổi tư thế, các cơn co thắt thật vẫn tồn tại bất kể mẹ bầu có làm gì.

– Cơn đau thật sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và bao quanh vùng bụng. Với chuyển dạ giả, mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn co thắt ở vùng bụng dưới.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x