Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 28/03/2023

Hình ảnh nhũ hoa và bầu ngực khi mới mang thai: Mẹ có nhận ra những thay đổi của cơ thể chưa?

TÀI TRỢ BỞI:

Hình ảnh nhũ hoa và bầu ngực khi mới mang thai: Mẹ có nhận ra những thay đổi của cơ thể chưa?
Một trong những dấu hiệu mang thai sớm bạn dễ nhận biết nhất chính là sự thay đổi của nhũ hoa và bầu vú. Sự thay đổi này là bước đầu cho quá trình chuẩn bị sinh nở và nuôi con bằng sữa mẹ.

Hình ảnh bầu ngực và nhũ hoa khi mới mang thai có những sự thay đổi so với thời còn con gái là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn biến ra sao và mẹ bầu sẽ cảm nhận như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của MarryBaby để biết ngực thay đổi như thế nào khi mang thai bạn nhé!

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai như thế nào? Bầu ngực thay đổi ra sao?

Một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhất biết nhất là căng tức ngực và vòng ngực thay đổi kích cỡ.

1. Căng tức ngực

Căng tức và đau ngực là dấu hiệu nguyệt san mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu mang thai. Vì thế, có nhiều người sẽ không để ý đến dấu hiệu này và cho rằng chuẩn bị tới kỳ hành kinh thôi.

Ngực thay đổi như thế nào khi mang thai? Bạn có thể cảm giác ngực bạn lúc này hơi nhạy cảm khi chạm vào, hoặc có cảm giác đau nhói đầu nhũ hoa khi mặc áo ngực. Sự nhạy cảm này sẽ bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 4 đến 6 và kéo dài đến hết 3 tháng đầu mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Có thai nhưng không đau ngực: Khi nào bình thường? Khi nào bất thường?

Sự thay đổi của nhũ hoa khi mới mang thai dễ nhận biết nhất là sưng đau ngực
Sự thay đổi của nhũ hoa khi mới mang thai dễ nhận biết nhất là sưng đau

Bên cạnh nhận biết hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai; nếu bạn bị đau ngực khi mang thai cũng cần biết cách giảm đau trong giai đoạn này.

– Bạn nên làm:

  • Nếu chưa biết mình mang thai và nhận thấy thay đổi nhũ hoa khi mới mang thai thì có thể thử thai.
  • Mua một chiếc áo ngực phù hợp kích cỡ và giúp nâng đỡ ngực.
  • Bổ sung vitamin từ rau củ quả để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Cần bằng chế độ dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ chất trong suốt thai kỳ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý để có một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.

– Không nên:

  • Bạn không nên thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi.
  • Không ăn quá mặn sẽ không tốt cho sức khỏe và dễ dẫn đến các biến chứng thai kỳ như cao huyết áp khi mang thai.
  • Không dùng thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích sẽ gây hại cho con.
  • Không hút thuốc vì không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

2. Tăng kích thước vòng ngực

Vào thời điểm cuối 3 tháng đầu thai kỳ hoặc bắt đầu 3 tháng giữa thai kỳ, bạn có thể nhận thấy ngực tăng kích thước; đặc biệt nếu đây là con đầu lòng của bạn. Đây cũng lại là do các mô bên trong ngực phát triển để chuẩn bị cho việc nuôi con.

Ngực của bạn sẽ có cảm giác ngứa vì da căng; thậm chí có thể lộ các vết căng da trên ngực. Đến cuối thai kỳ, bạn sẽ cần phải sử dụng áo ngực dành riêng cho việc nuôi con để hỗ trợ cho ngực phát triển lớn hơn của bạn.

Hình ảnh kích cỡ ngực thay đổi trong quá trình mang thai
Hình ảnh kích cỡ ngực thay đổi trong quá trình mang thai

3. Nổi tĩnh mạch và gân xanh

Bạn sẽ thấy bầu ngực có nổi tĩnh mạch và gân xanh. Điều này xảy ra là do khi mang thai lượng máu của bạn tăng từ 20 đến 40%. Các tĩnh mạch dưới da sẽ giúp vận chuyển máu khối lượng máu này, chất dinh dưỡng và oxy giúp thai nhi đang phát triển.

Vì thế, lượng máu tăng lên giúp cho tĩnh mạnh dưới da nổi rõ hơn khiến hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai thay đổi. Tình trạng này sẽ hết sau sinh bạn sinh con và trở về hình ảnh nhũ hoa bình thường. Tuy nhiên, có một số phụ nữ sẽ có gân xanh trên ngực khi cho con bú nhưng cũng sẽ hết sau khi cai sữa cho con.

Hình ảnh bầu ngực khi mới mang thai nổi tĩnh mạch và gân xanh
Hình ảnh bầu ngực khi mới mang thai nổi tĩnh mạch và gân xanh

4. Vùng da quầng vú sẫm màu hơn

Khi mang thai, hormone estrogen và progesterone tăng cao nên có thể khiến cơ thể phụ nữ thay đổi từ trong ra ngoài. Sự thay đổi nội tiết tố có thể kích thích quá trình hình thành hắc tố trong cơ thể. Bạn sẽ thấy rõ điều này khi nhận biết hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai có vùng da quầng vú sẫm màu hơn.

Tuy nhiên, với một số phụ nữ có cơ địa vùng da quầng vú sẫm màu tự nhiên do di truyền thì sẽ thấy nhũ hoa bình thường không đổi màu.

Bên cạnh đó, núm vú sẫm màu cũng có thể do bạn sử dụng một số loại thuốc tăng nội tiết tố.

Mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm giúp chăm sóc da tốt hơn trong giai đoạn mang thai. MarryBaby gửi thông tin dưới đây cho mẹ nhé:

5. Nổi nốt li ti quanh đầu ngực

Nếu để ý hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai, bạn sẽ thấy các nốt sần li ti quanh đầu ngực giống nổi da gà. Chúng chính là những tuyến bã dầu (Montgomery), xuất hiện xung quanh quầng vú sẫm màu và núm vú. Những nốt sần li ti này sẽ nở lớn hơn khi bạn đang mang thai. Chức năng chính của chúng là bôi trơn và giữ vi trùng tránh xa vú.

Sự xuất hiện của các nốt sần này là cơ thể của bạn bị thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng xuất hiện với con gái ở tuổi dậy thì, phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố, ung thư vú, đang tăng hoặc giảm cân…

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai: Sậm màu và nổi mụn li ti xung quanh

>> Bạn có thể xem thêm: Chửa ngực là gì? Chửa ngực sinh con gì, trai hay gái?

Hình ảnh nhũ hoa ở tam cá nguyệt thứ hai

Bạn đã tìm hiểu hình ảnh nhũ hoa và bầu ngực khi mới mang thai. Còn sang tam cá nguyệt thứ 2 thì thế nào? Vào lúc này, mẹ sẽ thấy núm vú tiết ra sữa non.

Sữa non là sữa đầu tiên mà cơ thể của bạn sản xuất ra. Nó sẽ cung cấp cho em bé mới chào đời chất dinh dưỡng và hệ miễn dịch từ người mẹ. Từ khoảng tháng thứ 3, một vài phụ nữ có thể nhận thấy ngực tiết ra chất lỏng màu vàng. Hoặc bạn có thể nhận thấy đầu vú có một lớp màng hoặc chất đóng cục… Chúng chính là sữa non đấy.

Tuy vậy, một số phụ nữ nhận thấy có thể tiết dịch sữa non sớm hơn hoặc hoàn toàn không tiết ra sữa non.

Khi tiết sữa non, bạn có thể sử dụng đệm ngực để thấm những giọt sữa non này nhé. Và vào 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, bạn nên sử dụng loại áo ngực dành riêng cho thai phụ để hỗ trợ nhũ hoa phát triển liên tục giúp cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

Một vấn đề đau đầu khác mẹ có thể gặp trong giai đoạn này đó là rạn da khi mang thai. Mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm chăm sóc sau đây:

>> Bạn có thể xem thêm: Chuyên mục giải đáp: Mẹ bầu ra sữa non có phải sắp sinh không?

Hình ảnh bầu ngực tam cá nguyệt thứ ba

Không chỉ quan tâm hình ảnh nhũ hoa và bầu ngực khi mới mang thai và 3 tháng giữa, mẹ còn cần biết bầu ngực thế nào ở 3 tháng cuối.

Vào những tháng gần cuối thai kỳ, ngực của thai phụ sẽ tiếp tục phát triển do quá trình chuẩn bị sản xuất sữa mẹ. Vì thế, trong giai đoạn này mẹ nên chuyển sang sử dụng áo ngực dành cho sản phụ cho con bú. Sự thay đổi này sẽ giúp bầu ngực của bạn được nâng đỡ và thoải mái hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: 3 dấu hiệu bị rạn da khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Sự thay đổi của nhũ hoa và bầu ngực khi mang thaiSự thay đổi của nhũ hoa và bầu ngực khi mang thai

Cách chăm sóc nhũ hoa và bầu ngực trong suốt thai kỳ

Sau khi bạn đã nhận biết sự thay đổi hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai, bạn nên tìm hiểu thêm các cách chăm sóc ngực trong suốt thai kỳ. Dưới đây là các bí quyết bạn nên nhớ:

  • Massage ngực giúp ngăn ngừa tắc sữa, giảm đau và rạn da ngực: Lấy một ít kem dưỡng ẩm hoặc dầu ô liu massage xung quanh núm vú theo chuyển động tròn bằng đầu ngón tay. Trường hợp khi tụt núm vú, bạn nhẹ nhàng kéo núm vú ra ngoài và tiếp tục trong khoảng năm phút.
  • Duy trì tập thể dục: Các hoạt động kéo căng nhẹ nhàng có thể làm săn chắc phần thân trên. Duỗi cánh tay có thể giúp tăng sức mạnh cơ ngực và có thể làm giảm đau vú.
  • Chọn áo ngực phù hợp: Một chiếc áo ngực làm bằng cotton có thể giúp nâng đỡ ngực tốt khi mang thai. Ngoài ra, áo ngực thể thao cũng là sự lựa chọn tốt. Chúng sẽ giữ cho các cơ bên dưới ngực săn chắc, khỏe mạnh và ngăn ngừa chảy xệ.
  • Vệ sinh ngực cẩn thận: Khi ngực tiết dịch sữa non bạn nên dùng một miếng vải cotton để thấm. Hàng ngày hãy vệ sinh ngực bằng vải cotton và nước ấm.
  • Kiểm tra vú thường xuyên: Bạn hãy kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi bất thường ở vú không. Nếu có thì hãy đi khám bệnh ngay nhé.

Như vậy bạn đã biết hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai thay đổi thế nào. Nếu bạn kiểm tra thấy các dấu hiệu bất thường ở ngực trong suốt thai kỳ thì hãy khám bệnh ngay nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên vệ sinh và chăm sóc ngực đúng cách để để hỗ trợ việc chuẩn bị sản xuất sữa nuôi con nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Breast Changes During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/changes-in-your-body/breast-changes-during-pregnancy/

Truy cập ngày 16/11/2022

2. Why Do Some Pregnant Women Get Varicose Veins?

https://kidshealth.org/en/parents/veins.html

Truy cập ngày 16/11/2022

3. Extensive hyperpigmentation during pregnancy: a case report

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3183040/

Truy cập ngày 16/11/2022

4. Stretch marks in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stretch-marks/

Truy cập ngày 16/11/2022

5. 5 Effective Tips For Proper Breast Care During Pregnancy

https://www.momjunction.com/articles/effective-tips-proper-breast-care-pregnancy_0084585/

Truy cập ngày 16/11/2022

x