Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/03/2015

Tăng khả năng thụ thai nhờ thuốc, lợi hay hại?

Tăng khả năng thụ thai nhờ thuốc, lợi hay hại?
Clomid (clomiphene citrate) là loại thuốc kích trứng được sử dụng từ những năm 1950. Ban đầu, clomid được dùng để điều trị ung thư vú vì nó có chất kháng estrogen nhưng sau đó các nhà khoa học phát hiện ra rằng clomid cũng giúp kích thích rụng trứng. Vì vậy, clomid dần được sử dụng như một loại thuốc thúc đẩy sự rụng trứng tự nhiên ở những phụ nữ muốn có thai.
Tăng khả năng thụ thai nhờ thuốc
Sử dụng thuốc để tăng khả năng thụ thai, liệu có tốt?

1/ Những trường hợp được chỉ định điều trị Clomid

– Hội chứng buồng trứng đa nang

Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên dùng clomid để điều trị rối loạn rụng trứng do hội chứng buồng trứng đa nang.

– Chứng vô sinh

Clomid còn được dùng để gây rụng trứng ở phụ nữ vô sinh không rõ nguyên nhân. Những đối tượng này tuy có kết quả xét nghiệm bình thường nhưng lại không thể thụ thai. Clomid có thể kết hợp với Metformin (glucophage) – một loại thuốc điều chỉnh nồng độ insulin, giúp thúc đẩy quá trình rụng trứng.

– Trong quá trình điều trị khả năng sinh sản

Những phụ nữ trước khi tiến hành các biện pháp điều trị khả năng sinh sản như thụ tinh nhân tạo có thể dùng clomid để tăng cơ hội thụ thai.

2/ Tỉ lệ thụ thai thành công khi dùng clomid?

Mặc dù đây là loại thuốc được cơ quan chức năng phê duyệt nhưng không đủ bằng chứng để kết luận rằng clomid mang lại hiệu quả trong việc tăng tỷ lệ mang thai ở phụ nữ.

Một số nghiên cứu cho rằng điều trị bằng clomid ở những phụ nữ có vấn đề với quá trình rụng trứng có thể khiến khoảng 80% người trong số họ rụng trứng ngay trong kỳ điều trị đầu tiên.

Tuy nhiên, mang thai là một câu chuyện khác. Cơ hội mang thai trong chu kỳ đầu tiên chỉ là 30%. Tuy nhiên, tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ thụ thai tại thời điểm bất kỳ của những cặp vợ chồng không gặp vấn đề về sinh sản (khoảng 25%).

Vì vậy, đừng quá thất vọng nếu thấy mình chưa có thai sau đợt điều trị đầu tiên. Khoảng 50% các cặp vợ chồng dùng clomid đều có “tin vui” trong vòng 6 tháng.

Lưu ý: Phương pháp điều trị bằng clomid được áp dụng không quá 6 tháng liên tiếp.

3/ Tác dụng phụ của Clomid

– Tác dụng phụ ở cấp độ nhẹ

Nhiều loại thuốc kích trứng gây nên vài tác dụng phụ nhỏ trong quá trình sử dụng như đau, sưng bụng, đau ngực, buồn nôn và nôn, mất ngủ, mờ mắt, mệt mỏi, nhức đầu, trầm cảm, tăng cân. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể bị u nang buồng trứng.

– Sinh đôi

Những phụ nữ dùng thuốc kích trứng có khả năng sinh đôi cao hơn 10% so với bình thường. Một số người sẽ sinh ba hoặc thậm chí nhiều hơn. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng như sảy thai.

– Nhạy cảm

Điều trị vô sinh có thể là nguồn cơn của sự căng thẳng cảm xúc vì quá trình điều trị dài và những chẩn đoán liên quan. Do đó, bạn sẽ cần bạn đời hoặc bạn thân hỗ trợ mỗi khi đi khám cũng như đồng hành cùng các bước điều trị tiếp theo.

– Hội chứng quá kích buồng trứng

Sử dụng clomid kèm những loại thuốc kích trứng mạnh khác đôi khi làm phát triển hội chứng quá kích buồng trứng hay OHSS, biểu hiện chính là sưng phù và tăng cân. Một số người sẽ bị khó thở, đau vùng chậu, chóng mặt, buồn nôn và nôn. Tình trạng này xảy ra khi buồng trứng sản xuất nhiều trứng, khiến buồng trứng sưng lên nhiều lần so với kích thước bình thường và rò rỉ chất lỏng vào khoang bụng. Tuy không cần điều trị nhưng bạn cần nhập viện để theo dõi trong một số trường hợp.

– Ung thư buồng trứng

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các loại thuốc kích trứng không thật sự làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, ngay cả khi liều dùng kéo dài hơn 12 tháng.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x