Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/12/2022

Trứng rụng sống được bao lâu? Kiến thức hữu ích cho chị em mong con!

Trứng rụng sống được bao lâu? Kiến thức hữu ích cho chị em mong con!
Trứng rụng sống được bao lâu là thông tin có tính quyết định đến cơ hội làm mẹ của bạn. Tuy nhiên, rất nhiều người không hề biết điều này. Liệu bạn đã hiểu hết về "cô nàng trứng" đỏng đảnh này?

Trứng rụng sống được bao lâu hay trứng rụng sống được mấy ngày để thụ thai là thông tin mà nhiều bạn nữ muốn tìm hiểu, vì đây là thời điểm tăng cơ hội có thai cho chị em. Hãy tìm hiểu bài viết ngay sau đây.

trứng sau khi rụng sống được bao lâu
Trứng rụng sống được bao lâu?

Quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng

Đội quân gồm 250 triệu tinh binh anh dũng sau khi được phóng thích sẽ tìm mọi cách hoàn thành sứ mệnh vinh quang của mình: Thụ tinh thành công với trứng. Tuy nhiên, sứ mệnh này không dễ chút nào.

Chỉ quãng đường từ âm đạo đến ống dẫn trứng có thể mất tới 10 giờ di chuyển của các tinh binh, và chỉ có 400 tinh binh thành công vượt qua quãng đường này. Sau cùng, duy nhất 1 tinh binh may mắn nhất có thể tiếp cận được nàng trứng.

Tuy nhiên, đến lúc này, mọi sự cố gắng đều vô ích nếu tinh trùng đến được ống dẫn trứng nhưng trứng lại không xuất hiện hoặc vừa kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của mình.

Chính vì vậy, ngoài thời gian rụng trứng, việc biết được trứng rụng sống được bao lâu cũng rất quan trọng, vì sẽ quyết định khả năng thụ thai thành công của vợ chồng bạn.

Trứng sống được bao lâu?
Bạn có thụ thai thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung

Trứng rụng sống được bao lâu? Thời gian sống của trứng

Trứng rụng sống được mấy ngày mẹ biết chưa? Ngay từ khi sinh ra, bạn đã sở hữu một lượng trứng hữu hạn khoảng 1 – 2 triệu quả trứng trong suốt cuộc đời. Gần đến lịch rụng trứng, cơ thể sẽ sản xuất hormone estrogen làm dày lớp lót tử cung cũng như tạo môi trường “thân thiện” với các tinh trùng.

Thời kỳ rụng trứng là khi nào? Nồng độ estrogen tăng cao cũng giúp gia tăng hormone LH, kích thích trứng chín và rụng trong vòng 24 – 36 giờ sau đó. Chu trình này lặp lại mỗi tháng và được gọi là quá trình rụng trứng. Thông thường, trứng cần khoảng 90 ngày để “trưởng thành” trước khi rời tổ.

Trứng sau khi rụng sống được bao lâu? Sau khi được giải phóng, trứng cần được thụ tinh ngay trong vòng 24 giờ tiếp theo. Nếu không, trứng sẽ thoái hóa hoặc bị hút vào màng bụng.

Buồng trứng sẽ ngưng tiết ra hormone, đồng thời lớp niêm mạc dày của tử cung sẽ bong tróc gây ra chảy máu. Trứng không thụ tinh sẽ theo máu ra ngoài. Đó là lúc bạn thấy xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.

Trong hầu hết các trường hợp, khi chu kỳ xuất hiện đồng nghĩa với việc bạn đã không thụ thai. Chỉ một số ít người có thai nhưng vẫn thấy kinh nguyệt. Với những trường hợp bị rối loạn hormone, dù rụng trứng không xảy ra nhưng có thể bạn vẫn sẽ thấy chu kỳ kinh.

>>Xem thêm: Biểu đồ thân nhiệt rụng trứng: Cách thiết lập và thẽo dõi ngày rụng trứng

Tăng chất lượng trứng trong 90 ngày
Trứng cần khoảng 90 ngày để chuẩn bị cho giai đoạn “rời tổ”

Cách tính chu kỳ rụng trứng để thụ thai

Trứng sống được bao lâu sau khi rụng? Vì thời gian sống của trứng rất ngắn, chỉ khoảng 12 – 24 giờ sau khi được phóng thích nên nhiều người cho rằng, thời điểm quan hệ để thụ thai tốt nhất là ngày trứng rụng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ hội thụ thai của bạn sẽ cao hơn nếu quan hệ trước thời điểm rụng trứng 3-5 ngày, đây là những ngày dễ thụ thai. Vì tinh trùng có khả năng sống lâu hơn trứng, khoảng 3-5 ngày. Lúc trứng rụng, nếu có tinh trùng chờ sẵn, cơ hội thụ thai sẽ cao hơn.

Vậy là băn khoăn trứng rụng sống được bao lâu đã có câu trả lời. MarryBaby sẽ chia sẻ đến bạn cách tính chu kỳ rụng rứng. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người thường kéo dài khoảng 28 – 30 ngày, thậm chí có thể kéo dài đến 32 – 35 ngày. Với những người có chu kỳ 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ.

Tuy nhiên, thời gian này không cố định. Sự rụng trứng có thể diễn ra chậm hơn, dao động từ ngày thứ 14 – 17 của chu kỳ.

Ngay cả với cùng một người, thời gian trứng rụng cũng có thể thay đổi theo từng tháng. Điều này giải thích vì sao phương pháp tránh thai bằng cách tính chu kỳ kinh nguyệt thường có rủi ro cao.

Dấu hiệu nhận biết sự rụng trứng

Vậy là bạn đã biết trứng rụng tồn tại bao lâu, bạn có biết dấu hiệu trứng rụng chưa? Phụ nữ có thể nhận thấy được những dấu hiệu của sự rụng trứng thông qua những biểu hiện của cơ thể như:

  • Thay đổi dịch tử cung: Dịch cổ tử cung có thể xuất hiện rõ ràng, ẩm ướt, co giãn, hoặc kéo sợi và có màu giống như lòng trắng trứng.
  • Thay đổi thân nhiệt: Một số chị em phụ nữ sẽ cảm nhận được thân nhiệt của cơ thể tăng nhẹ. Một số khác sẽ thay đổi nhiệt độ sau khi quá trình rụng trứng đi qua 2 – 3 ngày.
  • Nhu cầu ‘chuyện ấy’ tăng lên: Lý do là vì trong khoảng thời gian này lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng lên làm chi phối tâm trạng, cảm xúc. Cảm xúc có thể được kéo dài trong khoảng 1 tuần.
  • Ngực hơi căng cứng: Cảm giác ngực hơi to và căng lên, đôi lúc lại thấy hơi đau nhức. Nguyên nhân là do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng lên trong quá trình trứng rụng để chuẩn bị cho việc mang thai.

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng như di truyền, tuổi tác, tình trạng sức khỏe và thói quen sinh hoạt.

  • Tuổi tác: Chất lượng trứng của phụ nữ tỷ lệ ngược với tuổi tác của họ. Tuổi càng cao, chất lượng trứng càng giảm.
  • Bệnh phụ khoa: Tắc nghẽn ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo… đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nàng trứng.
  • Thói quen không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, ngăn không cho trứng rụng bình thường. Thói quen thức khuya và ăn uống không đủ chất cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hormone và chất lượng trứng.
  • Nạo, phá thai: Mỗi lần nạo phá thai sẽ làm khả năng thụ thai giảm từ 5 – 10%. Hơn nữa, một số trường hợp còn có thể gây viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng.
  • Yếu tố di truyền: Một số bệnh di truyền làm ảnh hưởng nhiễm sắc thể trong trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Để tăng cường chất lượng trứng, duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, bạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đồng thời “chia tay” những thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Như vậy bạn đã hiểu trứng rụng sống được bao lâu hay trứng sống bao lâu sau khi rụng rồi phải không? Do thời gian sống ngắn nên tốt nhất bạn nên canh và quan hệ trước 2-3 ngày nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Female Reproductive System

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9118-female-reproductive-system

Truy cập ngày 28/12/2022

2. Conception

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11585-conception

Truy cập ngày 28/12/2022

3. Your contraception guide

https://www.nhs.uk/conditions/contraception/

Truy cập ngày 28/12/2022

4. Ovulation Symptoms

Ovulation Symptoms

Truy cập ngày 28/12/2022

5. What is Ovulation?

What is Ovulation?

Truy cập ngày 28/12/2022

 

 

x