Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi nào bé nên ngủ riêng?
Từ 3 tuổi bé đã có thể ngủ riêng phòng nhưng trước đó mẹ nên tập cho bé thói quen ngủ một mình bằng cách đặt giường của bé sát với giường ba mẹ. Bé sẽ từ bỏ thói quen rúc vào mẹ mỗi khi ngủ và quen dần với việc ngủ một mình. Sự chuẩn bị trước này rất quan trọng để khi 3 tuổi tách bé ra phòng riêng được dễ dàng hơn.
Phòng ngủ của con
Tạo cho con một không gian yêu thích là điều quan trọng, chiếm tỷ lệ thành công cao trong việc cho bé ngủ 1 mình. Chú ý chọn cho bé một chiếc giường thật thoải mái; chăn, gối, nệm với màu sắc tươi sáng nhưng nhẹ nhàng. Biến những bức tường đơn điệu trở nên vui mắt với sự hiện diện của những nhân vật trong truyện cổ tích hay những bạn thú ngộ nghĩnh, đáng yêu…
Thiết kế ánh sáng vừa đủ, không quá sáng và cũng không quá tối. Âm thanh yên tĩnh, có thể thêm vào những bản nhạc du dương giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Cho bé cảm giác an toàn
Bé rất sợ cảm giác bị bỏ rơi nên sẽ có những phản ứng như gào khóc, chạy lại phòng ba mẹ, ngủ mớ… Muốn chấm dứt điều này mẹ cần tạo cho bé cảm giác an toàn rằng “vẫn có mẹ ở đây”.
Hãy tạo cho bé thói quen trước khi ngủ như mẹ sẽ đọc sách, kể chuyện hay hát cho bé nghe. Mục tiêu của các thói quen là giúp bé bình tĩnh và chuẩn bị cho bé trước khi lên giường.
Đặt một chiếc gối ôm hay bạn thú nhồi bông mà con yêu thích giúp con không “cô đơn” khi ngủ. Trước khi dời khỏi phòng hãy đặt một nụ hôn lên trán bé và không quên nhắn nhủ “Chúc con yêu ngủ ngon, mẹ sẽ luôn ở cạnh con”.
Người lớn không nên lấy những hình tượng như ma quỷ, mụ phù thủy, ông kẹ… để dọa nạt trẻ khi chúng không nghe lời. Những nhân vật “đáng sợ” này sẽ đi vào giấc ngủ của bé khiến bé ngủ mớ và không thẳng giấc.
Mẹ phải kiên trì
Mẹ phải xác định thời gian đầu tách bé ngủ riêng sẽ vô cùng khó khăn cho cả 2. Không vì thấy bé khóc nhiều mà chậc lưỡi “thôi thì để con lớn thêm chút nữa”. Như vậy mẹ sẽ chỉ khất lần thời gian mà thôi.
Khi bé thức dậy lần đầu tiên, mẹ nên đưa bé trở lại giường, nói với bé rằng bây giờ là giờ ngủ và nhớ hôn tạm biệt bé trước khi rời khỏi phòng.
Nếu bé dậy lần thứ 2, mẹ nên nói với con bằng giọng điệu cứng rắn hơn. Cho bé biết rõ giờ ngủ, hôn bé và nhanh chóng rời khỏi phòng.
Nếu bé tiếp tục dậy, mẹ nên im lặng và đưa bé trở lại giường. Tiếp tục làm điều này mỗi khi con ra khỏi giường cho đến khi bé ngủ lại. Mỗi đêm, số lần khóc hay ra khỏi giường sẽ dần ít hơn cho đến khi bé sẵn sàng ngủ yên giấc ở giường của mình.
Không quên khen ngợi bé
Mỗi buổi sáng mẹ hãy dành cho bé những lời khen, cho dù con vẫn còn chưa “đồng ý” với việc ngủ một mình. Khi được nghe mẹ khen “Su của mẹ giỏi quá, đã có thể ngủ một mình được rồi” hay “con trai mẹ đã lớn thật rồi, ba mẹ tự hào vì con”…bé sẽ như được khích lệ để rồi “hoàn thành nhiệm vụ” tốt hơn nữa.
Hoài An
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.