Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/11/2016

8 bí quyết phát triển trí não trẻ sơ sinh

8 bí quyết phát triển trí não trẻ sơ sinh
Những ngày tháng đầu đời rất quan trọng đối với sự phát triển trí não. Để khuyến khích khả năng học hỏi, tư duy và ghi nhớ của con, bạn đừng quên tạo cho con một môi trường thuận lợi và đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của con

1/ Nhanh chóng hồi đáp bé

Có rất nhiều thứ mà bé phải học hỏi ở thế giới lạ lẫm này. Từ chuyện làm thế nào để bình tĩnh trước những tiếng ồn, đến chuyện làm sao để với tay đến một đồ vật bé thích. Những thứ rất bình thường với người lớn lại thường xuyên là điều quá sức với bé sơ sinh. Vì vậy, bạn sẽ thường xuyên phải nghe con khóc. Đó là tín hiệu con muốn nhờ bạn giúp đỡ. Việc nhanh chóng đáp lại bé là một cách để giúp trí não bé phát triển nhanh. Bởi khi những yếu tố khiến trẻ bất an được bố mẹ xử lý, bé sẽ không còn rơi vào trạng thái căng thẳng, hệ thần kinh được giải phóng để phát triển một cách tích cực.

Phát triển trí não
Trẻ sơ sinh rất cần tình yêu và sự quan tâm của ba mẹ để hình thành những cảm xúc, suy nghĩ tích cực

2/ Luôn phản ứng giống nhau với cùng một tình huống

Trẻ sơ sinh nắm được những quy luật khi bé nhận được cùng một cách xử sự nhất quán của bố mẹ trước một tình huống xảy ra. Chẳng hạn, khi bạn thay tã cho bé, hãy luôn nhìn vào mắt con và thông báo rằng bạn sẽ thay tã cho bé. Sự lặp đi lặp lại này sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm về những gì đang xảy ra xung quanh. Điều này cũng rất tốt cho trí não bé. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những bé có cảm giác an toàn và tin tưởng vào bố mẹ thường rất sẵn sàng để khám phá, học hỏi nhiều hơn. Ngoài ra, thông qua cách bố mẹ phản ứng lại mỗi hành động của bé, bé sẽ hình thành những cảm quan cơ bản về thế giới xung quanh.

3/ Massage cho bé

Massage nhẹ nhàng trên cơ thể bé sẽ giúp giảm căng thẳng, đồng thời giúp bé cảm thấy bình tĩnh, yên tâm. Đó là điều kiện cần thiết để trí não phát triển. Ngoài ra, việc massage cho trẻ sơ sinh cũng đã được chứng minh là thúc đẩy sự phát triển của cơ thể bé. Bé cũng sẽ ngủ ngon hơn nhờ vào việc massage. Những em bé sinh non được massage 3 lần mỗi ngày có thể trở về nhà sớm hơn rất nhiều so với những em bé không được massage.

4/ Giao tiếp với bé bằng ngữ điệu vui vẻ

Trong những ngày đầu đời, bạn có thể nói với bé bằng tông giọng cao thay vì chất giọng bình thường. Cách này giúp thu hút sự chú ý của bé tốt hơn. Hãy thử bắt chước cách bé ê a để tạo ra một cuộc nói chuyện ngộ nghĩnh giữa hai mẹ con. Tuy bé chưa hiểu ngôn ngữ của mẹ, vùng não chịu trách nhiệm phát âm và xử lý ngôn ngữ của bé rất cần sự kích thích từ mẹ. Bằng cách giao tiếp nhiều với con, mẹ sẽ giúp các nơ ron thần kinh trong não bé hình thành các kết nối mạnh mẽ.

5/ Chú ý và coi trọng bé

Hãy đáp lại những tín hiệu từ bé bằng việc nhìn bé chăm chú, theo dõi cách bé diễn đạt những mong muốn của mình, chẳng hạn như bé muốn chơi cùng mẹ hay muốn mẹ cầm một món đồ giúp bé… Bằng cách này, bé sẽ cảm nhận được những hành động của mình mang một ý nghĩa nào đó và bé cảm thấy mình có vị trí quan trọng đối với mẹ.

6/ Chơi trò chơi

Có rất nhiều trò chơi và đồ chơi cho trẻ sơ sinh. Trí não trẻ phát triển rất nhiều thông qua những trò chơi. Một số trò vô cùng đơn giản như soi gương, ú à hay trò vỗ tay sẽ giúp bé học rất nhanh về quan hệ nhân quả đấy. Mẹ cũng nên chọn những món đồ chơi thích hợp với lứa tuổi của bé để giúp con phát triển các giác quan toàn diện.

7/ Đảm bảo một môi trường an toàn cho bé

Để con thoải mái khám phá thế giới xung quanh mình, bạn nên chú ý loại bỏ những thứ không an toàn với bé ra khỏi khu vực vui chơi và sinh hoạt của con. Hãy kiểm tra xem có vật sắc nhọn nào ở gần bé, chọn chất liệu quần áo và đồ chơi an toàn cho bé, tránh xa những món đồ nhỏ có thể khiến bé mắc nghẹn khi nuốt phải, cất thuốc và các loại hóa chất tẩy rửa vào tủ và khóa kỹ…

8/ Hát cho bé nghe

Những bài hát thiếu nhi đơn giản có thể giúp bé học về nhịp, vần và cách dùng từ ngữ. Hãy hát và dùng cử chỉ đi cùng lời hát để bé tham gia và biến bài hát thành một trò chơi vui vẻ cho cả hai mẹ con.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x