Không chỉ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong quá trình mang thai mà các mẹ bầu còn phải đặc
... Xem thêmKhó thở khi mang thai
1. Bà bầu bị khó thở là do đâu?
Khó thở khi mang thai là một triệu chứng phổ biến ở thai kỳ. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị khó thở có rất nhiều. Không phải lúc nào cũng xác định được chính xác nên mẹ bầu cần lưu ý hiểu rõ các nguyên nhân, triệu chứng kèm khó thở như: tim đập nhanh, chóng mặt… để biết mức độ của biểu hiện này.
Khó thở khi mang thai có thể là do nhiều yếu tố khác nhau, từ tử cung đang phát triển đến những thay đổi trong nhu cầu của tim.
Mẹ bầu có thể cảm thấy khó thở ngay từ khi mới mang thai hoặc khó thở có thể xảy ra muộn hơn ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.
2.Thiếu máu cũng là một nguyên nhân khiến bà bầu bị mệt mỏi, khó thở
Khi mang thai, nhu cầu tạo máu của mẹ tăng cao nên bà bầu thường bị thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai chiếm tỷ lệ cao. Các biểu hiện như: cơ thể mệt mỏi, hay chóng mặt, da dẻ xanh sao, môi và lòng mắt nhợt nhạt. Do vậy, mẹ bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu sắt hoặc thuốc sắt cho bà bầu để tránh tình trạng thiếu máu thường gặp.
3.Bà bầu khó thở có thể do các nguyên nhân khác
Những thay đổi về hoocmon, cấu tạo xương của cơ thể trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu khó thở. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bị khó thở do những nguyên nhân khác như:
– Bà bầu bị hen suyễn: Mang thai là giai đoạn mẹ bầu phải đối mặt với nhiều sự biến đổi. Điều này có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn. Do đó, nếu mẹ bầu bị hen suyễn thì cần chú ý hơn khi có biểu hiện tức ngực, khó thở. Hãy cho bác sĩ biết để nhận được tư vấn và các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ.
– Bệnh cơ tim Peripartum: Đây là một dạng bệnh suy tim có thể xảy ra ở bà bầu hoặc phụ nữ ngay sau khi sinh. Các biểu hiện bao gồm: cơ thể mệt mỏi, mắt cá chân sưng, huyết áp thấp và tim đập nhanh. Những triệu chứng này dễ khiến mẹ bầu nhầm lẫn với những biểu hiện thông thường khi mang thai. Tuy nhiên bệnh này không được chủ quan. Vì bà bầu bị bệnh cơ tim có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nên, khi phát hiện mình bị những dấu hiệu khác ngoài khó thở, các mẹ nên đi khám để nếu cần được điều trị kịp thời.
– Thuyên tắc phổi: Căn bệnh này xảy ra khi cục máu đông bị tắc nghẽn trong động mạch phổi. Thuyên tắc phổi ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống hô hấp. Nó gây tình trạng khó thở, gây ho, đau ngực. Bà bầu hãy cẩn trọng khi gặp các biểu hiện này.
– Thiếu máu, thiếu sắt: Trong quá trình mang thai, nhu cầu tạo máu tăng cao nên cần lượng sắt nhiều – nguyên liệu sản xuất các tế bào hồng cầu giúp đưa oxy đến các cơ quan và nuôi dưỡng thai nhi. Nếu mẹ bầu không được bổ sung sắt đầy đủ sẽ khiến các cơ quan phải làm việc nhiều hơn để tạo ra oxy. Vì vậy tác động xấu đến tình trạng khó thở khi mang thai.
4. Khó thở khi mang thai như nào là bất thường?
Khó thở là tình trạng hay gặp ở bà bầu. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không được cải thiện hay xuất hiện một số dấu hiệu sau thì mẹ nên đi kiểm tra ngay:
– Ngón chân, ngón tay và môi chuyển màu xanh.
– Tim đập nhanh hay nhịp tim cao.
– Đau ngực khi thở, khó thở trầm trọng ngày càng tồi tệ hơn.
– Khò khè khi thở.
5.Làm thế nào để khắc phục tình trạng bà bầu khó thở?
Khó thở khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái và hạn chế nhiều hoạt động thường ngày. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Tư thế đúng
Các tư thế đúng sẽ cho phép tử cung di chuyển ra khỏi cơ hoành giúp mẹ bầu dễ thở hơn. Để làm được điều này mẹ có thể sử dụng đai đỡ bụng bầu, giúp mẹ vận động dễ dàng hơn.
Chèn gối ở phần lưng trên khi ngủ làm cho tử cung bị đẩy xuống nhờ đó phổi nhiều không gian hơn. Tư thế nằm hơi nghiêng sang bên trái rất lý tưởng cho bà bầu. Lúc này, tử cung sẽ không bị chèn ép lên động mạch chủ – động mạch chính dẫn máu chứa oxy cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể.
– Nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nếu cảm thấy khó thở. Khi mang thai, mẹ nên chú ý đến một số hoạt động thường ngày, mang vác đồ đạc, leo cầu thang nhiều sẽ khiến mẹ càng thấy khó thở.