🔥 Bài đăng hot nhất

4 CÁCH TĂNG LƯỢNG SỮA CHO BÉ BÚ BÌNH, GIÚP CON TĂNG CÂN

Cách tăng lượng sữa cho bé bú bình sẽ không dễ dàng nếu như ba mẹ chưa được trang bị kiến thức từ trước. Với những cặp phụ huynh có bé đầu lòng thì chuyện tăng lượng sữa giúp con tăng cân sẽ còn nhiều thắc mắc. Hãy tham khảo bài viết này nha các mẹ


Trẻ bú bình bao nhiêu là đủ?

Để có thể định lượng được trẻ bú bao nhiêu là đủ, ba mẹ có thể dựa vào từng giai đoạn phát triển, độ tuổi của con. Càng lớn lên, bé sẽ càng cần lượng sữa nhiều hơn để có đủ năng lượng cùng với chất dinh dưỡng để phát triển. Cụ thể sẽ có những giai đoạn chính như:

  • Giai đoạn mới sinh: Khi vừa mới sinh, mẹ không nên cho bé ti sữa quá nhiều vì lúc này hệ tiêu hoá của trẻ còn rất yếu ớt. Mẹ chỉ nên cho con ti từ 40 ml đến 60 ml sữa mẹ sau mỗi vài giờ đồng hồ. Vào những tuần tiếp theo, khi trẻ đã cứng cáp hơn, mẹ có thể tăng lượng sữa cho bé bú lên từ 60 đến 90 ml.
  • Giai đoạn lớn hơn: Lúc này, hệ tiêu hoá và bao tử của trẻ đã phát triển hơn, ổn định hơn và có thể chứa được nhiều sữa hơn. Mẹ có thể giảm số lần cho bé bú xuống và tăng lượng sữa mỗi lần bú lên. Chẳng hạn như tăng lượng sữa cho bé lên 120 ml mỗi lần bú, 1 ngày bú 5 đến 6 lần vào giai đoạn 1 tháng tuổi. Đến giai đoạn 6 tháng, bé có thể bú nhiều hơn, khoảng 180 đến 240 ml sữa mỗi lần bú, 1 ngày bú từ 4 đến 5 lần.
  • Giai đoạn từ 1 tuổi: Mẹ có thể duy trì thói quen bú cho bé và tăng lượng sữa cho bé bú lên mỗi lúc một ít. Đến giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể giảm lượng sữa xuống kết hợp với thức ăn dặm để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.


Nguyên nhân khiến bé ít hoặc không chịu bú bình

Để con có đủ chất dinh dưỡng tốt nhất để phát triển thì việc bú đủ lượng sữa là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng chịu hợp tác với ba mẹ. Một số bé khá lười bú hoặc bú ít hơn lượng sữa cần thiết. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính để từ đó tìm được cách tăng lượng sữa cho bé bú bình nhé!

  • Bé chưa đến lúc đói: Lúc mới sinh, các bé rất thích cảm giác được mẹ ôm vào lòng và cho ngậm ti ngay cả lúc bé không đói. Từ đó hình thành thói quen nên mẹ thường lầm tưởng rằng con rất mau đói. Đến khi cho con bú bình thì trẻ sẽ không chịu bú nếu như chưa thực đói.
  • Bé chưa tập quen được cách bú bình: Mẹ cần thêm thời gian, sự kiên nhẫn để tập cho bé thói quen bú bình.
  • Núm của bình sữa quá cứng: Ti mẹ thường rất mềm mại nên khi chuyển sang bú bình, một số bình sữa có núm quá cứng cũng khiến trẻ không chịu bú. Ngoài ra, kích thước núm vú cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ghét bú bình.
  • Bé chưa quen bú sữa công thức: Sữa công thức sẽ có mùi vị khác với sữa mẹ nên có thể khiến bé bú ít hoặc không chịu bú.
  • Đến giai đoạn mọc răng, một số trẻ cũng sẽ không tập trung ti bình do cảm giác ngứa nướu, trẻ thích cắn hay ngậm núm ti bình sữa.
  • Một số nguyên nhân khác như: ba mẹ cho bé nằm bú sai tư thế, bé không thích người lạ cho bé bú, không gian quá ồn ào hay quá sáng,…


4 cách tăng lượng sữa cho bé bú bình, ăn ngon

Theo ước tính có khoảng 25% bố mẹ đã gặp phải các vấn đề liên quan đến việc biếng ăn ở trẻ. Một số cách tăng lượng sữa cho bé bú bình phổ biến và hiệu quả nhất mà bố mẹ có thể thử để giúp trẻ chấp nhận việc bú bình bao gồm:

1. Cai bú mẹ vào ban đêm

Để tăng lượng sữa cho bé bú vào ban ngày thì mẹ nên hạn chế hoặc cai sữa mẹ vào ban đêm. Cho bé ăn ít vào ban đêm khiến bé đói hơi vào mỗi sáng, bé sẽ chịu hợp tác bú bình nhiều hơn để bù lại. Mẹ nên thử 1 – 2 ngày trước khi bắt đầu cắt cử bú mẹ buổi tối thường xuyên.

2. Tăng lượng sữa cho bé bú lên 30 ml

Sau khi cai bú mẹ buổi tối, mẹ có thể thêm 30 ml sữa để cho bé bú vào buổi sáng hôm sau. Lượng sữa tăng lên, trẻ sẽ cần nhiều thời gian hơn để bú hết. Ví dụ như thường ngày bé bú hết một bình 120 ml sữa trong khoảng 20 phút. Thì khi tăng thêm 30 ml nữa, bé sẽ cần thêm thời gian, có thể là khoảng 30 phút.

Lúc này, mẹ không nên nóng lòng mà thúc ép con bú nhanh hơn, hãy cho bé thời gian để có thể bú từ từ. Thúc ép con bú quá nhanh nhiều khi sẽ dễ khiến bé bị sặc, khó tiêu. Sau mỗi tuần, mẹ có thể tiếp tục tăng dần thêm 10 ml nữa.

3. Ổn định lượng sữa và thời gian ăn của trẻ

Cứ sau mỗi lần tăng lượng sữa cho bé, mẹ hãy quan sát đến khi bé bú còn chừa tầm khoảng 10 ml. Lúc đó, mẹ sẽ xác định được mức tối đa mà bé có thể bú. Từ đây, mẹ hãy bắt đầu duy trì mức sữa này ổn định và hình thành thói quen bú đủ cữ cho bé. Đây là cách tăng lượng sữa cho bé bú bình quan trọng, mẹ nên duy trì để tránh việc bé bú ít lại và không bú ở mức tối đa được nữa. Bú đủ lượng, đủ cử rất quan trọng, nó cung cấp cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển.

4. Mẹ có thể rút ngắn thời gian cho bé ăn

Một mẹo để tăng lượng sữa cho bé bú là mẹ có thể cất bình sữa đi mỗi khi con bú quá lâu. Thời gian đầu tập bú bình với lượng sữa nhiều hơn, dĩ nhiên bé cần nhiều thời gian để làm quen. Thế nhưng sau một thời gian, nếu thời gian vẫn kéo dài quá lâu thì mẹ có thể áp dụng mẹo này. Sau một vài lần, bé sẽ tự nhận thấy rằng việc bú lâu khiến mình sẽ không được bú đủ và đói. Từ đó, bé sẽ hình thành thói quen bú nhanh hơn vào mỗi khi được cho bú.


Các mẹo hay về cách tập bé bú bình

Một số trẻ thường sẽ có xu hướng không hợp tác khi mẹ áp dụng các cách tăng lượng sữa cho bé bú bình. Một trong những nguyên nhân thường thấy là do trẻ chưa biết cách bú bình hoặc không thích bú bình. Ba mẹ lưu lại những mẹo tập bé bú bình dưới đây để áp dụng với bé nhà mình nhé!

1. Tạo cho bé cảm giác đói thật sự

Khi trẻ thật sự đói bụng, bé sẽ muốn được ăn và bú bình là lựa chọn duy nhất mà bé có. Lúc ấy, bé sẽ hợp tác hơn và bắt đầu tập bú bình. Mẹ có thể bỏ bữa bú ban đêm cho trẻ và cho bé bú bù vào sáng hôm sau.

2. Tạo cảm giác thư giãn cho con khi gắt ngủ

Ba mẹ thường có tâm lý lo sợ con bị đói, vì thế mỗi khi bé gắt ngủ hay ọ ẹ, uốn người vào ban đêm, phụ huynh thường cho con bú vào lúc đó. Điều này làm cho bé no bụng và sẽ bỏ bú hoặc bú ít hơn vào buổi sáng. Thay vào đó, ba mẹ có thể thử dỗ bé đang gắt ngủ bằng những cách khác như: vỗ về nhẹ nhàng, hát ru để con ngủ trở lên.

3. Ba mẹ có thể thử tăng size núm của bình sữa

Để tăng lượng sữa cho bé bú, ba mẹ có thể thử tăng size núm của bình sữa. Núm bình sữa to giúp bé mút được nhiều sữa hơn. Trong một số trường hợp, các bé sẽ có 1 núm bình sữa đúng size yêu thích và bé sẽ hợp tác bú nhanh, bú đủ khi mẹ sử dụng núm ti này.

4. Cùng bé thực hiện một vài động tác vận động nhẹ nhàng

Vận động cũng là một cách hay để bé tiêu hao năng lượng và mau đói hơn. Bên cạnh đó, vận động thể chất cũng rất tốt cho trẻ. Vận động kích thích hệ cơ xương của trẻ phát triển, hỗ trợ nhu động ruột tốt cho hệ tiêu hoá. Khi cơ thể sử dụng năng lượng để hoạt động, trẻ sẽ đói và thèm bú nhiều hơn. Những động tác cơ bản như tập trườn, tập bò, tập ngồi, tập đứng hay vung tay vung chân rất phù hợp cho trẻ nhỏ. Đây là một trong những cách tăng lượng sữa cho bé bú bình hợp lý mà mẹ có thể sử dụng.

5. Tạo môi trường lý tưởng mỗi khi bé bú bình

Môi trường lý tưởng giúp tạo cho bé cảm giác thư thái, thoải mái khi bú bình. Một số trẻ nhỏ chỉ có thể bú bình trong môi trường yên tĩnh, không có tiếng ồn. Một số trẻ lại thích ti sữa trong môi trường có một xíu tiếng người lớn nói chuyện. Hoặc cũng có bé lại thích bú bình trong phòng tối. Ba mẹ hãy quan sát và tạo một môi trường lý tưởng, phù hợp với sở thích của bé để bé có thể tập trung bú bình. Điều này giúp ba mẹ có thể dễ dàng hơn khi muốn tăng lượng sữa cho bé.

6. Tập cho bé ngậm núm ti giả trước khi bắt đầu bú bình

Trước khi bắt đầu bú bình, ba mẹ có thể cho bé tập làm quen với núm ti giả trước. Việc ngậm núm ti giả giúp bé hình thành thói quen mút khi đó không phải là ti mẹ. Khi bắt đầu bú bình, bé sẽ dễ dàng thích nghi hơn và bú tốt hơn.

7. Thay đổi núm ti mềm mại hơn cho bé

Nguyên nhân chủ yếu khiến bé không hợp tác khi bú bình có thể là do núm ti bình sữa quá cứng. Núm ti quá cứng có thể gây ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ, khiến cho nướu của trẻ bị tổn thương. Nếu như bé nhà bạn không chịu bú bình, rất có thể là do núm ti. Hãy thử thay đổi núm ti bình sữa khác mềm mại, dễ chịu hơn để giúp bé bú bình dễ dàng và nhiều hơn.

8. Lưu ý lựa chọn bình sữa phù hợp

Kích thước của bình sữa của ảnh hưởng đến việc trẻ không hợp tác bú bình. Bình sữa nên được thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bé. Bình quá to không phù hợp với bé nhỏ, quá to khiến bé gặp khó khăn khi cầm bình. Bình quá nhỏ thì lại không đủ dung tích sữa cho bé lớn. Lựa chọn bình sữa có kích thước và dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng giai đoạn rất cần thiết. Ba mẹ cần lưu ý cách giúp tăng lượng sữa cho bé này nhé.

9. Ba mẹ hãy luyện tập cho trẻ học cách bú bình bằng sữa mẹ

Thời gian đầu khi muốn tập cho bé bú bình, mẹ nên vắt sữa mẹ và tập cho bé làm quen với bình sữa. Những tháng đầu đời trẻ đã quen với vị của sữa mẹ nên khi muốn tăng lượng sữa cho bé bú bình bằng sữa công thức, mẹ nên bắt đầu với sữa mẹ trước. Khi trẻ đã quen với việc bú sữa mẹ bằng bình sữa thì việc tập cho bé bú sữa công thức bằng bình sữa sẽ dễ dàng hơn nhiều. Mẹ nên cân bằng tần suất bú sữa mẹ với sữa công thức. Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển toàn diện về thể chất và não bộ của bé nên mẹ không nên cai sữa mẹ cho bé quá sớm.

10. Hãy tỏ ra nghiêm túc với bé mỗi khi đến bữa bú sữa

Ba mẹ thường có thói quen nuông chiều con. Mỗi khi bé khó chịu hay quấy khóc, không chịu hợp tác bú bình thì mẹ thường cho bé ti mẹ lại như cũ. Điều này sẽ khiến quá trình tập làm quen với bình sữa của bé bị gián đoạn và chậm hơn.


Cách tăng lượng sữa cho bé bú bình thích hợp nhất là ba mẹ nên cố gắng tỏ ra nghiêm túc với trẻ mỗi khi bé không chịu ti bình. Mẹ có thể trò chuyện cùng con, giải thích cho bé vì sao mình lại như vậy. Mẹ có thể nói rằng: “Con có thể chơi sau khi hết thời gian bú sữa. Bú bình xong mẹ sẽ cùng chơi với con.”

Thế nhưng, nghiêm túc không đồng nghĩa với việc mẹ la mắng, thúc ép hay tạo áp lực cho con. Việc bị mẹ la mắng khiến trẻ cảm thấy sợ sệt, hình thành tâm lý chán ghét, chống đối mỗi khi mẹ cho bú. Hãy thật kiên nhẫn để tập cho bé thói quen bú bình mẹ nhé!

Biết được những cách tăng lượng sữa cho bé bú bình, mẹ sẽ có thể đỡ cực hơn khi tập cho con. Việc tăng lượng sữa cho bé bú đúng cách, đúng từng giai đoạn phát triển của trẻ giúp bé tăng cân, phát triển khỏe mạnh và đầy đủ dưỡng chất. Qua những thông tin đã được tổng hợp trong bài viết, hy vọng ba mẹ sẽ biết cách giúp bé ăn sữa nhiều hơn.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
2
2

Hay quá mẹ nè

10 tháng trước
Thích
Trả lời

tăng dần lượng sữa cho con ti thì cũng nên giãn cữ ăn nè

10 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!