🔥 Bài đăng hot nhất

8 loại lá thảo dược trị rôm sảy cho bé hiệu quả

Bắt đầu nóng lên rồi là da các bé lại nổi rôm sảy các mẹ ạ. Bé nhà mình cũng bị, thấy nổi lên vài hột là biết nóng rồi nên mình mặc đồ thoáng mát cho con, không trùm hay mang tất gì hết, cứ để tự nhiên, bé trong tháng thì mình có đeo bao chân cho bé, ra tháng thì mình bỏ hết vì bé mình sinh vào mùa hè. Để ngăn ngừa rôm sảy, mẹ nên thay quần áo thường xuyên cho con. Chọn quần áo bằng cotton. Hạn chế mặc quần áo dài tay vào mùa hè. Vì nó sẽ khiến con bị bí mồ hôi.

Mình tìm hiểu được từ mấy loại lá quen thuộc dễ tìm \mình chia sẻ lên đây cho các mẹ tham khảo, nhưng cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng bé, có bé hợp với loại lá này có bé thì không nha các mẹ. Mình tắm mà thấy bé không hợp là ngưng ngay nha.

Thực chất rôm sảy là hiện tượng bình thường mà gần như đứa trẻ nào cũng phải trải qua, cha mẹ không quá lo lắng vấn đề này. Khi bé bị rôm sảy hãy tham khảo các loại lá sau tắm cho bé là rất tốt, nhưng phải đọc các các lưu ý sau đây:

Lưu ý khi dùng lá tắm cho bé:

- Bố mẹ cần phải xác định được da bé thuộc loại da gì, có nên tắm lá hay không để có thể lựa chọn được loại lá tắm phù hợp.

- Dù dùng bất kì loại lá nào để tắm cho bé cha mẹ cũng phải đảm bảo phải ngâm rửa nước muối hoặc thuốc tím thật sạch trước khi xay, giã hoặc đun nấu. Bởi các loại lá này chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn gây hại, thậm chí là thuốc trừ sâu trên mặt lá. Hơn nữa, một số loại lá còn có lông tơ, có thể gây kích ứng da của con.

- Cần tắm cho bé bằng sữa tắm chuyên dụng trước vì các loại lá này không thể hòa tan chất nhờn trên da, chúng chỉ có thể làm mát hoặc cung cấp kháng sinh tự nhiên.

- Sau khi tắm xong, cha mẹ nên tráng lại bằng nước ấm cho con để rửa trôi lượng tinh dầu của lá có thể còn đọng lại trên da bé, gây nhiễm khuẩn..

- Không thêm quá nhiều muối hay chanh vào nước tắm của con, điều này có thể làm bé bị xót, dễ làm kích ứng da của con hơn. Cũng không được đun nước lá quá đặc vì lượng tinh bột của lá có thể đọng lại trên da con, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng.

- Không tắm nước lá cho con khi da con có dấu hiệu bị trầy xước, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng. Bởi khi da đã trong tình trạng này thì da đã mất lớp màng bảo vệ, việc tắm lá dù đã qua đun nấu vẫn có thể tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên và có thể gây những biến chứng không ngờ.

1.Gừng tươi

Chuẩn bị: Nửa củ gừng tươi, nồi nước

Thực hiện: Đem giã nhỏ gừng, đun sôi với nước. Sau đó tắm cho bé, rất công dụng.

2.Nhọ nồi

Nước tắm từ cỏ nhọ nồi sẽ giúp làn da bé trở nên khô ráo , thoáng mát và mềm mịn . Nó giúp loại bỏ rôm sảy , vết côn trùng cắn trên da bé cực kỳ hữu hiệu .

Đun sôi 2 lít nước sau đó thả cỏ nhọ nồi vào . Khi nồi sôi lớn thì hạ lửa nhỏ dần và đun tiếp 5 phút nữa rồi tất bếp. Lọc bỏ bã lấy nước để tắm cho bé .

  • Không nên pha nước nhọ nồi quá đặc để làm nước tắm cho bé . Bởi nó dễ khiến làn da nhạy cảm của bé bị dị ứng . Trái lại cũng không nên pha quá loãng làm giảm lượng dưỡng chất cần thiết trong nước tắm . Không nên tắm cho bé quá lâu để tránh cảm lạnh , tốt nhất chỉ từ 3-5 phút .
  • Sử dụng lá nhọ nồi tắm cho bé 1 tuần khoảng 2-3 lần . Không nên quá lạm dụng tắm lá cho bé vì có thể dẫn đến mất cân bằng pH trên làn da của trẻ nhỏ .
  • Trong quá trình sử dụng lá nhọ nồi tắm cho bé nếu thấy có bất kỳ triệu chứng gì về dị ứng như nổi mẩn đỏ , ngứa , rát , … thì cần ngưng ngay . Trường hợp nặng hơn cần đưa bé tới các phòng khám da liễu để các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời .

3.Tinh dầu tràm

  • Với bé sơ sinh, mẹ cần chuẩn bị khoảng 15 lít nước ấm khoảng 37 độ C, nhỏ 3 -5 giọt tinh dầu tràm, sau đó dùng tay hòa tan đều.

Sử dụng tinh dầu đúng cách: Không pha tinh dầu tắm bé quá đặc vì ở nồng độ cao chúng có thể gây kích ứng, bỏng da hoặc ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Cha mẹ không tự ý thoa tinh dầu tràm nguyên chất lên da của trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Kiểm tra dị ứng trước khi áp dụng tắm tinh dầu tràm: Pha loãng 1 giọt tinh dầu tràm với 2 lít nước, sau đó thoa lên tay của bé. Nếu trong vòng 2 giờ, da bé không có dấu hiệu bất thường như đỏ, nổi mẩn, khô ráp,... mẹ mới tiến hành tắm toàn thân cho bé.

Ngưng tắm tinh dầu tràm khi thấy bé có dấu hiệu dị ứng: Cần ngừng sử dụng tinh dầu tràm tắm bé khi con có dấu hiệu nổi mẩn ngứa, dị ứng, khô rát da.

Chú ý về nguồn gốc tinh dầu tràm: Nên lựa chọn tinh dầu tràm tự nhiên lành tính, đã được cấp giấy chứng nhận bởi tổ chức uy tín, tránh sử dụng tinh dầu hóa học vì chúng dễ gây kích ứng da, thậm chí độc với hệ hô hấp và thần kinh của bé.

4.Lá trầu không

Lá trầu không còn có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Cụ thể là:

  • Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu
  • Trị ho hiệu quả, an toàn
  • Giúp cơ thể bé giảm đau, giảm viêm, sung tấy
  • Khử trùng, chữa hăm hiệu quả khi tắm cho trẻ
  • Chữa nấc cụt cho trẻ.

Để thực hiện mẹ cần:

  • Chuẩn bị một lượng vừa phải lá trầu không còn tươi, rửa sạch bằng nước. Sau đó vò nát hoặc thái nhỏ
  • Đun sôi nước, có thể cho thêm vài hạt muối vào đó. Nước sôi thì cho lượng lá trầu vừa chuẩn bị vào nồi và tiếp tục đun sôi trong vòng 10 -15 phút.
  • Sau khi đã tắm cho bé bằng nước lá trầu không, mẹ có thể tắm tráng lại cho bé bằng nước ấm, sạch đã chuẩn bị trước rồi mặc áo quần, đảm bảo đủ ấm cho cơ thể của bé.

5.Ngải cứu

Lá ngải cứu tươi rửa sạch, cho ngải cứu vào nồi và một chút nước đun thật nhừ. Sau đó để nước nguội đến tầm 38 độ C là có thể tắm cho bé.

Vào mùa đông, thời tiết hay làm các bé cảm lạnh, mẹ chỉ việc tắm lá ngải cứu cho con thì không những trị được mẩn ngứa, ghẻ lở, chống hăm, chữa ho cảm mà còn giúp da bé trắng hồng mơn mởn nữa.

6.Lá khế

Dùng lá khế chua nha các mẹ. Cách nấu nước lá khế tắm cho bé

  • Chọn lá khế: chọn một nắm lá khế xanh tươi, tuốt sạch gân chính, chỉ giữ lại lá khế. Sau đó ngâm với nước muối rồi rửa lại với nước cho thật sạch và để ráo.
  • Nấu nước lá khế: mẹ chuẩn bị 1 nồi nước vừa phải rồi bỏ lá khế vào đun sôi. Khi nước sôi được tầm 5 phút thì tắt bếp và để nước nguội bớt. Sau đó mẹ mẹ dùng một lớp vài màn lọc, đổ nước vừa nấu lên đó để giữ lại cặn lá. Đợi đến khi nhiệt độ của nước ở mức 35 – 37 độ C thì mẹ bắt đầu tắm cho bé.

7.Lá chè xanh

  • Ngâm lá chè xanh tươi với nước muối sạch để loại bỏ bụi bẩn, các chất độc hại (nếu có), rồi rửa sạch lại bằng nước
  • Để ráo, vò nát rồi cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa phải và đun sôi. Sau khi nước sôi 10 phút thì để nguội bớt.
  • Pha với nước lạnh nhưng làm sao cho nhiệt độ đủ ấm cho cơ thể của con ( từ 35 – 38 độ C)
  • Bắt đầu tắm cho bé nhẹ nhàng, không cào gãi mạnh khiến da bé bị tổn thương. Tắm bé khoảng 5 phút với nước lá chè
  • Tắm lại cho bé bằng nước sạch để loại bỏ các cặn lá dính trên người. Dùng khăn mềm lau khô người con và mặc áo quần phù hợp để con không bị cảm lạnh.

8.Lá tía tô

Chuẩn bị khoảng 100g lá tía tô tím còn tươi. Nhặt sạch lấy lá không, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút với muối để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất và thuốc trừ sâu. Sau đó đem vớt lá tía tô ra, cho vào máy xay, cho thêm vào 100ml nước rồi xay cùng, dùng rây lọc hoặc là khăn xô lọc lấy nước trong.

Lấy nước lọc được cho vào chậu, pha với nước ấm, đảm bảo nước không quá lạnh cũng không được quá nóng, vừa đủ ấm cho bé tắm. Cho bé vào trong chậu tắm tầm 3-5 phút, dùng khăn mềm thấm nước nhẹ nhàng lau toàn cơ thể, nhất là vùng da có rôm sảy. Sau khi đã tắm xong thì cần tắm lại một lần nữa với nước ấm cho sạch, dùng khăn khô thấm khô người bé rồi cho trẻ mặc quần áo.

  • Chấm nước lá tía tô lên vùng da bị rôm sảy

Mẹ lấy lá tía tô đem rửa sạch với nước muỗi loãng. Sau đó, mẹ cho vào cối giã nát để lấy nước cốt. Dùng nước cốt chấm lên các vùng da khu vực bị rôm sảy của bé. Mẹ thực hiện mỗi ngày vài lần. Sau khi đã chấm nước cốt tía tô lên da thì mẹ để nguyên như vậy tầm 10-15 phút cho bề mặt da khô, rồi cho bé tắm lại với nước ấm. Theo đó thì mẹ nên áp dụng 2-3 lần mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy kết quả.

  • Cho bé ăn lá tía tô trị rôm sảy

Đối với những bé lớn hơn đã có thể ăn được cháo hay bột. Mẹ có thể lấy lá tía tô đã rửa sạch, đem giã nát đem nấu canh, nấu cháo hoặc bột cho bé ăn. Cách này không những giúp trị rôm sảy hiệu quả mà còn giúp trị và phòng ngừa cảm cúm rất tốt.

Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng lá tía tô giã nát đó đem nấu sôi với 1 ít nước. Sau đó chắt lấy nước, hòa thêm chút đường cho con uống mỗi ngày. Có tác dụng chữa rôm sảy hiệu quả.


Các mẹ còn biết lá tắm nào hay cách trị rôm sảy nào hay thì chia sẻ cho mọi người biết với nhé.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
7
5

nhà mình dùng lá trầu không, cám ơn bạn chia sẻ rất nhiều thông tin hữu ích nha

2 năm trước
Thích
Trả lời

Những loại lá này dễ kiếm nè, tắm với gừng thì giờ mình mới biết. Cảm ơn bạn chia sẻ ha.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Đợt chị chồng mình sinh thì thấy mẹ chồng mình hái lá sài đất, lá khế chua, mươp đắng xay tắm cho bé

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mình không biết là có nhiều loại có thể tắm cho bé như vậy, mình thường tắm nước chè với khổ qua nhà trồng, chứ đồ mua ngoài chợ giờ họ hay phun thuốc dưỡng cây với thuốc trừ sâu này nọ nên mình không dám mua tắm cho bé.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mình thì lấy lá dâu tầm ăn. Thấy bé cũng hợp với loại này

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!