Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Xin chào bác sĩ. Con em năm nay 21 tháng và em có 2 vấn đề mong muốn được bác sĩ tư vấn ạ:
1. Bé bị nút ráy tai che gần hết ống tai phía bên trong, em có cho con dùng thuốc dạng xịt Raystan để xịt cho con. Sau khi xịt khoảng 6 ngày em thấy ráy tai có bong ra ở bên trong nhưng không thể lấy ra được do bé không hợp tác. Em có nên đi đến phòng khám tai mũi họng để lấy ráy tai cho con hay vẫn tiếp tục xịt thuốc ạ? Từ nhỏ đến giờ em chưa lấy ráy tai cho bé lần nào ạ?
2. Bé bị cảm, ho, sổ mũi (con vẫn vui vẻ, chơi, học bình thường) và ba của bé có mua thiết bị về phun khí dung cho bé 2 lần/ngày. Như vậy có tốt cho con không hay là lạm dụng ạ? Nếu phun khí dung thường xuyên như vậy có ảnh hưởng gì đến hệ hô hấp của con không ạ. Em cảm nhận được bé thở nặng hơn và ho sâu hơn sau khi phun khí dung.
Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
1. Không cần lấy ráy tai cho bé đâu bạn
2. Chỉ phun khí dung khi có chỉ định của bác sĩ thôi
Chào bạn,
Thực ra việc lấy ráy tai thường quy là không cần thiết bởi vì ráy tai giúp cản vi khuẩn bụi bẩn xâm nhập từ ngoài vào, khi nhai nuốt các sợi lông tơ sẽ đẩy ráy tai ra ngoài, đó là cơ chế tự làm sạch. Dùng bông ráy tai có thể đẩy ráy tai vô sâu hơn. Do đó, chỉ nên chùi ráy tai bên ngoài. Nếu trẻ có ráy tai bên trong gây ngứa hay ráy tai tiết ra quá mức làm bít ống tai thì nên đến chuyên khoa tai mũi họng để lấy ra. Bởi vì trẻ hay quấy khóc không nằm yên cho cha mẹ lấy, ống tai của trẻ em nhỏ và ngắn, mềm hơn người lớn nên nếu tự lấy ráy tai ở nhà có thể dẫn đến nguy cơ chấn thương chảy máu ống tai ngoài, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa.
Chuyện phun khí dung cần có sự chỉ định của bác sĩ, bởi vì thuốc dùng phun khí dung giúp bác sĩ chẩn đoán liệu trẻ có bị hen suyễn hay không. Nếu lạm dụng thuốc phun (về loại thuốc và liều lượng), nếu trẻ thực sự có bị hen suyễn khi cần dùng thuốc sẽ khó đánh giá được vì có thể không còn đáp ứng với thuốc nữa. Ngoài ra, thuốc phun khí dung cũng có tác dụng phụ, nếu dùng quá liều có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng MarryBaby nhé!
Chúc bé và gia đình nhiều sức khoẻ,
Bs. Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An
Mình nghĩ bạn nên xe bằng tâm bông cho bé sau mỗi lần tắm, nếu được có thể hỏi ý kiến bác sỹ để tránh làm tổn thương tai của bé
Mình nghĩ chỉ phun khí dung khi cần thôi chứ nhỉ. nếu bé khó chịu vì rái tai thì đi phòng khám thử mom
Là con bạn thuộc loại cứt ráy khô hay ướt vậy bạn
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi trên cộng đồng MarryBaby, Admin đã gửi thắc mắc của bạn đến bác sĩ. Bác sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn nhớ theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ bác sĩ tư vấn, bạn cứ thoải mái trao đổi và tâm sự cùng mẹ bỉm khác nhé!
Chúc bạn nhiều sức khoẻ!