Bé nhà e đc 7m rồi đang ăn dặm thì mình có cần bổ sung thêm gì không mấy chị?
Sữa em cũng ít nên em cho bé bú song song sữa mẹ với sữa ct. ă
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Mình thấy rất đúng và hữu ích, ba mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu kĩ nguyên nhân và quan sát con để có thể làm những điều tốt nhất cho con khi con sốt không rõ nguyên nhân.
Sốt không do nhiễm trùng
Sốt do tiêm chủng: Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm phòng các loại thuốc chống ho gà, uốn ván, sởi, bạch hầu,…
Sốt mọc răng: Khi sắp mọc răng trẻ có thể sẽ những biểu hiện như: chảy nước miếng, sốt nhẹ, quấy khóc, khó ngủ, chán ăn,…
Sốt do cảm nắng hoặc do các chứng cảm thông thường
Sốt do mặc quần áo quá nhiều: Vì cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoàn thiện nên thân nhiệt của trẻ rất dễ thay đổi theo môi trường bên ngoài. Do đó trẻ nhỏ rất dễ sốt do cha mẹ mặc quá nhiều quần áo lên người.
Sốt do nhiễm vi trùng
Sốt do viêm tai giữa: Trẻ có thể sốt cao, đau tai, bỏ ăn, chảy mủ tai, bứt rứt, nghe không rõ. Đối với trẻ chưa biết nói, trẻ sẽ có những biểu hiện như thường xuyên đưa tay vào tai ngoáy hay kéo tai…
Sốt do sởi: Trẻ liên tục sốt cao, chảy nước mũi, ho nhiều, mắt đỏ, đến ngày thứ tư trở đi những vết đốm nhỏ bắt đầu xuất hiện ở mặt và lan ra các chi.
Sốt xuất huyết: Trẻ sốt cao trong 3 ngày liên tục và có những biểu hiện chấm xuất huyết ở da hay chảy máu mũi, chảy máu chân… Khi bệnh trở nặng trẻ sẽ có những biểu hiện như: đi phân đen, đau bụng, ói ra máu, chân tay lạnh, mệt lừ đừ, vật vã…
Sốt do cảm cúm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khi trẻ. Trẻ sốt 2-3 ngày, sổ mũi hay nghẹt mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.
Viêm phổi: Sốt cao, thở nhanh, thở bất thường, khò khè, ho, nôn, bỏ bú, chán ăn… là những biểu hiện khi trẻ bị viêm phổi. Khi chuyển bệnh nặng, trẻ có thể bị tím tái môi và móng chân.
Sốt do thương hàn: Trẻ sốt cao liên tục trong 5 ngày, đau bụng, bụng chướng, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, sống hoặc đi đến vùng có nhiều người bị thương hàn trong vòng 3 tuần có thể được chuẩn đoán là mắc thương hàn.
Sốt phát ban: Trẻ thường sốt cao từ 3-7 ngày, sau đó hết sốt và phát ban khắp người.
Viêm màng não: Sốt kèm theo thóp phồng, cổ cứng (trẻ không cử động được cổ, không cúi xuống được), nhạy cảm với ảnh nắng, nôn mửa, li bì.
Nhiễm trùng tiểu: Sốt kèm theo tiểu rắc, đau khi tiểu hoặc chỉ tiểu vài giọt, tiểu không kiểm soát, nước tiểu được.
Nhiễm trùng huyết: Sốt cao liên tục, nhiễm trùng, không ăn uống được, nôn mửa, li bì, thở nhanh, có thể phát ban…
Sốt do lao: Sốt kéo dài, thường sốt nhẹ vào chiều, đổ mồ hôi trộm, biếng ăn, đứng cân hay sụt cân, ho nhiều, ho ra máu và không đáp ứng được kháng sinh thông thường.
Cách hạ nhiệt nhanh cho trẻ khi bị sốt cao
Trước khi cơn sốt trở nên quá nghiêm trọng phải vào bệnh viện thì mẹ hoàn toàn có thể tự hạ sốt cho con tại nhà bằng những cách đơn giản sau:
Quấn khăn mỏng cho con
Khi trẻ bị sốt, bạn nên cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng, thậm chí là không mặc mà chỉ cần quấn bằng 1 chiếc khăn xô mỏng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ hạ sốt.
Cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung lượng nước mất đi của cơ thể do sốt gây ra. Đặt trẻ nằm ở nơi thông thoáng và dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt của trẻ.
Lau mát cơ thể trẻ bằng nước ấm
Khi con bị sốt bạn nên cởi hết quần áo trẻ, dùng khăn vải nhỏ nhúng nước ấm đặt vào 2 nách và háng trẻ, một chiếc khăn ấm khác dùng để lau khắp người trẻ. Liên tục làm như vậy khoảng 30-45 phút cho đến khi nhiệt độ trong cơ thể trẻ hạ xuống mức bình thường. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu và giúp con hạ sốt nhanh chóng, hiệu quả.
Tắm cho trẻ
Nếu trẻ quấy khóc và không chịu đắp khăn ấm, bạn có thể đặt trẻ vào chậu nước ấm cho trẻ cảm giác thoải mái.
Quan điểm truyền thống thường kiêng kị việc tắm táp mỗi khi bị sốt, nhất là với trẻ con. Tuy nhiên theo y học hiện đại, tắm chính là cách hạ nhiệt cơ thể rất nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ các kỹ thuật khi tắm cho trẻ bị sốt như sau: Thời gian tắm không được quá 5 phút và nhiệt độ nước tắm thấp hơn nhiệt độ hiện tại của trẻ 2 độ (Nghĩa là nếu trẻ sốt 39 độ thì nhiệt độ nước tắm cho trẻ là 37 độ C). Sau khi cho trẻ vào chậu nước ấm, bạn dùng khăn lau hết cơ thể trẻ từ đầu trở xuống.
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Khi trẻ sốt cao trên 39 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thuốc được sử dụng thông dụng là Paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô… vì đây là thuốc dễ sử dụng và có hiệu quả hạ sốt nhanh, ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên nếu sau hai lần cho uống hạ sốt mà bé vẫn bị sốt đi sốt lại, bạn nên đưa con đến ngay bệnh viện để các bác sỹ khám và theo dõi điều trị đúng cách.
Phòng ngừa sốt cao gây co giật
Bạn cũng nên bình tĩnh và gọi người trợ giúp khi trẻ sốt quá cao bị co giật. Nhanh chóng tìm một vật cứng phẳng hay cán muỗng cán gạc đặt giữa hai hàm răng để trẻ tránh cắn vào lưỡi.
Cho trẻ ăn 1 que kem
Cách này có thể lạ lẫm với mẹ Việt nhưng lại được rất nhiều mẹ Tây áp dụng.
Khi sốt trẻ miệng thường khô và cảm giác khó chịu. Một que kem không chỉ giúp con giải khát mà còn giảm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng cách này cho trẻ trên 10 tuổi và sốt không quá cao.
Sau khi đã áp dụng các biện pháp trên, bạn cần thường xuyên quan sát, để ý những biểu hiện của trẻ. Nếu tình trạng trẻ sốt cao vẫn tiếp tục, bạn nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế khám và chữa trị kịp thời.
Hi vọng bài viết này hữu ích cho các ba mẹ khi bé sốt không rõ nguyên nhân.
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Cảm ơn chia sẻ của bạn. Sốt là tình trạng rất thường gặp ở con nhỏ, bài chia sẻ của bạn chi tiết và hữu ích lắm
Cảm ơn bạn đã chia sẻ những kiến thức thật sự hữu ích và cần thiết luôn ạ.
Cám ơn mom. Chia sẻ hữu ích quá