🔥 Bài đăng hot nhất

Bệnh tay chân miệng trẻ em cách phòng, chữa cho bé

Hiện tại dịch bệnh tay chân miệng trẻ em đang bùng phát nhanh chóng. Nếu ba mẹ không sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nguy kịch đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là tử vong.


Bệnh chân tay miệng trẻ em thường xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi vào mùa hè. Bệnh có thể kéo dài một tuần hoặc lâu hơn và lây lan nhanh qua đường hô hấp.


Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

♦ Ở giai đoạn đầu của bệnh, bé sẽ có những biểu hiện tương tự như cảm lạnh và kéo dài 1-2 ngày bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Đau họng
  • Biếng ăn

♦ Ở giai đoạn toàn phát, các triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ em sẽ kéo dài từ 3-10 ngày bao gồm:

  • Loét miệng với vết loét đỏ hoặc mụn nước có đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
  • Phát ban và nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
  • Sau vài ngày những nốt ban hoặc mụn nước sẽ mờ dần và để lại vết thâm.
  • Trẻ vẫn sốt.
  • Có thể bị nôn nhiều lần trong ngày.

*Lưu ý: Những trẻ bị sốt cao và nôn nhiều, mất nước rất dễ bị biến chứng hô hấp, thần kinh hoặc tim mạch. Biến chứng thường xảy ra ở ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi phát bệnh. Khi đã qua những giai đoạn này an toàn, bé sẽ từ từ hồi phục.


Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

  • Không được làm vỡ các mụn nước trên da
  • Không được tự ý dùng muối, chanh hoặc thuốc liền da, chống viêm để thoa lên các nốt ban cho con
  • Tránh cho con ăn đồ cay, nóng khiến các vết loét thêm nghiêm trọng

Cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em

1. Tại bệnh viện

  • Các bác sĩ sẽ tùy vào mức độ nặng nhẹ của trẻ để điều trị. Ví dụ bác sĩ có thể chỉ định bôi thuốc mỡ làm dịu cơn đau và điều trị các nốt mụn gây ngứa ngáy khó chịu cho bé.
  • Bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ dùng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau đầu.
  • Trẻ đau họng nặng sẽ được cho uống siro, ngậm thuốc đau họng

2. Chăm sóc trẻ tại nhà

Ngay khi con có dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em, mẹ nên cách lý con bằng cách không dùng chung đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh để tránh lây lan bệnh. Nếu trẻ bị tay chân miệng, mẹ cho nghỉ học và chăm sóc tại nhà để tránh lây bệnh cho các bạn khác.

  • Theo dõi thân nhiệt và biểu hiện bệnh của con. Nhanh chóng đưa con đi bệnh viện nếu xuất hiện dấu hiệu sốt cao co giật
  • Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng
  • Nên cho con ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu như bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua,, phô mai, bánh flan, tàu hủ đường
  • Cho con uống nhiều nước để chống mất nước
  • Pha nước muối loãng cho con súc miệng, giúp các vết rộp trong miệng sát trùng và nhanh lành
  • Cắt ngắn móng tay, đeo bao tay cho trẻ để giảm tổn thương da do gãi ngứa
  • Tránh làm vỡ bóng nước hay trầy xước da
  • Thay quần áo sạch hàng ngày
  • Giữ ấm cho bé
  • Cần chú ý thìa dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn
  • Cho bé ở trong phòng thoáng mát, sạch sẽ


>>> Xem thêm các câu hỏi thường gặp về bệnh tay chân miệng trẻ em tại đây


Nhân dịp tháng 6 là tháng nâng cao sức khỏe gia đình, mẹ có thể đọc thông tin về chăm sóc sức khỏe toàn diện cho gia đình tại đây

Bệnh tay chân miệng trẻ em cách phòng, chữa cho bé
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
3

Mùa này đi học mấy đứa nhỏ lây nhau quá chừng huhu, thấy thương lắm

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mùa này bệnh khá nhiều, cảm ơn chia sẻ của Admin nhiều lắm. Mình sẽ lưu ý trong việc chăm trẻ

2 năm trước
Thích
Trả lời

Xem thông tin thấy dịch đang bùng phát rất nhiều. Cảm ơn bài chia sẻ hữu ích của Admin ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!