🔥 Bài đăng hot nhất

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả, mẹ đã biết?

Tại sao phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Như chúng ta đã biết, sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh rất yếu. Chính vì thế, trẻ cũng là đối tượng tấn công của các vi khuẩn, vi rút và các loại nấm có hại cho sức khỏe. Đặc biệt, trẻ sơ sinh chưa thể tự vệ sinh cho mình  được nên sau mỗi lần mẹ cho bé bú hoặc ăn xong, các cặn sữa, cặn thức ăn có thể đọng lại trên lưỡi và khoang miệng, lâu ngày sẽ gây nên bệnh nấm lưỡi.

 

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng cách?

Dưới đây là cách rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý được đánh giá là an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Mẹ cần lưu ý và thực hiện đúng các bước sau:

Chuẩn bị 

Để thực hiện được rơ lưỡi cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị một miếng thanh gạc thanh trùng, một lọ nước muối sinh lý, một cốc nước lọc và hai chén nhỏ. Sau khi chuẩn bị xong thì bắt đầu thực hiện rơ lưỡi cho trẻ.

Cách làm

Đầu tiên, đổ nước muối sinh lý ra chén nhỏ, sau đó luồn miếng gạc vào ngón tay trỏ rồi chấm vào chén nước muối sinh lý đã chuẩn bị. 

Tiếp theo, một tay mẹ bế bé ngửa vào lòng chắc chắn, đưa ngón tay có đeo gạc đặt vào miệng trẻ, có thể nói chuyện cho bé cười để dễ đưa ngón tay đeo gạc vào miệng bé hơn. 

 

Sau đó dùng ngón tay trỏ đã đeo gạc mềm mại rơ lưỡi cho trẻ từ hai bên má, lợi rồi bắt đầu làm sạch vùng lưỡi. 

Mẹ nên thường xuyên đưa ngón tay đeo gạc ra ngoài chấm vào chén nước lọc để các mảng bám bẩn trên gạc trôi ra ngoài sau đó chấm tiếp vào chén nước muối sinh lý rồi đưa vào miệng rơ tiếp cho trẻ.

Một số lưu ý

Nên rơ trong khoảng 1-2 phút tránh rơ lâu sẽ khiến lưỡi trẻ bị rát. Thực hiện rơ lưỡi cho trẻ từ 1-2 lần/ngày vào buổi sáng và tối để giữ vệ sinh miệng thật sạch cho bé.

Mẹ không nên rơ lưỡi khi trẻ vừa ăn no, nên rơ lưỡi khi trẻ đang đói, tốt nhất là trước khi bé bú khoảng 10 phút để tránh trẻ bị nôn trớ. Trong lúc rơ lưỡi, bé có thể khó chịu, la khóc, mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, nhanh tay, đồng thời nên trò chuyện với trẻ để giúp trẻ thoải mái hơn, quên đau.

Trẻ có thể muốn nôn ọe khi rơ lưỡi khi đó mẹ không nên quá lo lắng mà không nên rơ sâu vào gốc lưỡi vì điều này sẽ khiến trẻ dễ bị nôn, trớ. Nếu mẹ thấy việc rơ lưỡi giúp trẻ làm sạch khoang miệng, sạch các khoảng trắng, bẩn bám trên lưỡi mà không gây đau rát hay ảnh hưởng đến lưỡi trẻ thì nên tiếp tục rơ lưỡi cho bé.

Nếu thấy các mảng trắng, bám trên lưỡi khó đi mẹ tuyệt đối không nên tìm cách cạo ra vì có thể tổn thương khiến lưỡi bị chảy máu gây ra nhiễm trùng. Khi đó mẹ nên cho trẻ đến khám chuyên khoa Nhi tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị cho trẻ vì rất có thể trẻ bị nấm lưỡi, việc rơ không sẽ không khỏi.

Đặc biệt, khi thấy lưỡi trẻ có các mảng trắng nhiều, việc dùng gạc để tưa lưỡi cho trẻ không có hiệu quả, ba mẹ nên đưa con đến đi khám tại cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hiệu quả cho trẻ.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ 19001806 hoặc trực tiếp tại đây để đặt lịch khám sớm nhất từ các chuyên gia đầu ngành.

 

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả, mẹ đã biết?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
97
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!